Thống kê


Đang xem 63
Toàn hệ thống: 704
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

1. Chức năng

Phòng Đào tạo Sau đại học (sau đây gọi tắt là PSĐH) có các chức năng sau:

- Tư vấn và tham mưu về chiến lược phát triển đào tạo sau đại học (SĐH) của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

- Tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo sau đại học của Trường theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) và các Quy định của Trường về lĩnh vực này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng hội nhập khu vực và thế giới.

2. Nhiệm vụ

2.1. Tư vấn về chiến lược phát triển đào tạo sau đại học của nhà trường

- Nghiên cứu nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao khu vự phía Nam, Việt Nam, nghiên cứu các mô hình và chương trình đào tạo sau đại học tiên tiến trên thế giới và tại Việt Nam nhằm lựa chọn các mô hình phù hợp, có tính hiện đại và hội nhập; Đổi mới chương trình đào tạo sau đại học đồng bộ với các chương trình đào tạo khác của nhà trường để đảm bảo tính đồng bộ, tính liên thông; Phát triển đào tạo sau đại học theo phương thức hợp tác quốc tế.

2.2. Tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo sau đại học

- Soạn thảo và trình Hiệu trưởng ra quyết định ban hành các quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM trên cơ sở các quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng các quy trình, tiến độ thực hiện và hướng dẫn các Khoa/Bộ môn, cán bộ hướng dẫn, nghiên cứu sinh và học viên cao học thực hiện.

- Tổ chức và quản lý công tác tuyển sinh sau đại học: tổ chức ôn tập đầu vào và tuyển sinh Cao học và xét tuyển Nghiên cứu sinh hằng năm; quản lý học viên bồi dưỡng SĐH; Trình Hiệu trưởng ký duyệt danh sách trúng tuyển cao học và nghiên cứu sinh (NCS); Làm thủ tục để Hiệu trưởng ra quyết định công nhận tập thể Cán bộ hướng dẫn (CBHD) và đề tài luận án Tiến sĩ của NCS; Làm các thủ tục báo cáo tình hình tuyển sinh và kết quả thi tuyển, xét tuyển với Bộ GD&ĐT.

- Xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo theo chỉ tiêu tuyển sinh của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và Ban chỉ đạo Tây Nguyên.

- Quản lý và cập nhật lý lịch khoa học cán bộ giảng dạy, hướng dẫn và tham gia hội đồng Sau đại học. Quản lý hồ sơ học viên cao học, nghiên cứu sinh các khóa.

- Phối hợp với các Khoa/Bộ môn xác định quy mô đào tạo, đối tượng tuyển sinh, các học phần bổ sung kiến thức, môn thi tuyển và xây dựng khung chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt.

- Thực hiện các công việc quản lý học tập các lớp cao học và bồi dưỡng SĐH: Tổ chức đăng ký nhập học, phổ biến qui chế đầu khóa; Phối hợp với Khoa/Bộ môn lập kế hoạch giảng dạy, lập thời khóa biểu (TKB); Quản lý chương trình đào tạo sau đại học của các chuyên ngành và đề cương chi tiết môn học; Tổ chức giảng dạy, kiểm tra theo dõi tiến độ và chất lượng đào tạo các lớp; Sắp lịch thi học kỳ; Quản lý điểm thi; Quản lý hồ sơ học tập của HV; Kết hợp với tiểu ban chuyên môn tại Khoa/bộ môn xét và ra quyết định công nhận đề tài; kiểm ta các điều kiện đề HV được bảo vệ Luận văn thạc sĩ (LVThS); Mời phản biện, thành lập Hội đồng bảo vệ LVThS; Lập hồ sơ Hội đồng bảo vệ LVThS; Cấp giấy xác nhận điểm; Trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định các trường hợp bảo lưu kết quả học tập, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển khóa học đào tạo, ngừng học, cho thôi học, gia hạn thời gian học tập, tiếp tục học.

- Thực hiện các công việc quản lý học tập của NCS: Lập hồ sơ đầu vào, tổng hợp đăng ký các môn học theo chương trình đào tạo tiến sĩ và các môn học bổ sung; Tổ chức hội đồng xét tuyển và trình Hiệu trưởng ra quyết định hội đồng bảo vệ chuyên đề tiến sĩ (CĐTS); Theo dõi kiểm tra tiến độ học tập - nghiên cứu của NCS; Trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng và thực hiện các thủ tục tổ chức họp Hội đồng đánh giá LATS cấp Cơ sở và cấp Trường; Trình Hiệu trưởng xem xét quyết định việc chuyển cơ sở đào tạo, điều chỉnh, thay đổi tên đề tài LATS, bổ sung hoặc thay đổi CBHD, gia hạn học tập, bảo vệ LATS sau khi hết thời hạn đào tạo, trả NCS về cơ quan hoặc địa phương. Lập hồ sơ cấp bằng Tiến sĩ; Tổ chức cấp phát và quản lý văn bằng Tiến sĩ.

- Rà soát và kiểm tra hồ sơ cấp văn bằng, cấp bảng điểm cao học toàn khóa, chứng nhận hoàn thành khóa học; chỉnh sửa về hình thức luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ sau khi bảo vệ chính thức. Lưu trữ và quản lý thông tin các đề tài luận văn, luận án (Abstract). Trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận tốt nghiệp; Lập hồ sơ cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ; Tổ chức cấp phát và quản lý văn bằng;

- Theo dõi sử dụng kinh phí sau đại học và học phí, đề xuất chi tiêu. Theo dõi, kiểm tra, xác nhận khối lượng giảng dạy, cùng phòng kế hoạch tài chính tính thù lao giảng dạy cho Giảng viên và Cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ.

- Công khai và công bố kịp thời các thông tin về đào tạo sau đại học của Nhà trường.

2.3. Xây dựng kế hoạch

- Nghiên cứu và phát triển công tác đào tạo sau đại học đáp ứng tính mới, tính hiện đại.

- Mở ngành đào tạo sau đại học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu thế hội nhập thế giới.

 

- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ hàng năm.

Trang liên kết

 

 

 

 

HTML Hit Counters

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám chín sáu chín bốn

Xem trả lời của bạn !

logolink