Thống kê


Đang xem 332
Toàn hệ thống: 5988
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

 Giới thiệu chung:

          Phòng Đào tạo Sau đại học (PSĐH) thành lập năm 1985 theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (Trường ĐHNL); với nhiệm vụ là quản lý đào tạo và định hướng phát triển công tác đào tạo sau đại học.

Nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ từ năm 1985 theo quyết định số 1759/QLKH ngày 31/12/1985 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trường ĐHNL bắt đầu tuyển sinh từ năm 1985, gồm 8 ngành: Nông hóa học, Thổ nhưỡng, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi động vật nông nghiệp, Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi, Cơ khí hóa nông nghiệp và Lâm sinh. Đến nay trường đang tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ cho 11 chuyên ngành. Tính đến tháng 12/2015 Trường đã đào tạo được  70 tiến sĩ.

Bộ Giáo dục và đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo Cao học cho Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM theo quyết định số 2822/QÐ-SÐH ký ngày 04/11/1991. Trường bắt đầu tuyển sinh và đào tạo từ năm 1993. Ðến tháng 12/2015 đã đào tạo được 1890 thạc sĩ các chuyên ngành. Hiện nay có 1667 học viên đang theo học ở 15 chuyên ngành: Công nghệ Sinh học, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật Môi tường,Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến Lâm sản; Chăn nuôi, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Kinh tế Nông nghiệp, Lâm học, Nuôi trồng Thủy sản, Thú y, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Quản lý Đất đai. Những năm qua, chương trình và nội dung đào tạo cao học của trường được cải tiến dần cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và xu hướng phát triển chung của các trường đa ngành trong khu vực.

Hằng năm có khoảng 200 học viên được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng Thạc sĩ, học viên chủ yếu từ các trường học, viện trạm nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước chiếm 80%, số còn lại là thành phần các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tư nhân, hoặc học viên tự do muốn nâng cao kiến thức chuyên môn. Số lượng học viên (HV) mỗi chuyên ngành khá biến động, từ 5- 20 HV/chuyên ngành, trung bình 10 HV.

Nhu cầu của người học là kiến thức, văn bằng và sự phù hợp cho hoạt động nghề nghiệp hiện nay.

Ðầu vào cao học các chuyên ngành gồm các đối tượng:

Các ứng viên đã có văn bằng kỹ sư, cử nhân theo đúng chuyên ngành và đã có 2 năm công tác trong chuyên ngành ấy.

Các ứng viên là các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học hệ chính qui hoặc tương đương (xếp loại khá, giỏi) được ghi danh tuyển sinh ngay không cần thâm niên công tác.

Các ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học không phù hợp với mã ngành đăng ký thi tuyển vào Cao học thì tuỳ ngành học và trường hợp cụ thể, phải học và thi bổ túc một số môn học của chuyên ngành Cao học thi vào (Cụ thể xin đọc trang website về Qui chế tuyển sinh Sau đại học).

Ðầu vào nghiên cứu sinh các chuyên ngành gồm các đối tượng:

Các ứng viên có văn bằng kỹ sư, cử nhân theo đúng chuyên ngành và đã có công trình nghiên cứu, đã đăng tải 2 bài báo công bố về công trình khoa học của mình trên các tạp chí khoa học cấp nhà nước, hoặc cấp ngành.

Các ứng viên đã có văn bằng thạc sĩ theo đúng chuyên ngành và đã có công trình nghiên cứu, đã đăng tải 1 bài báo công bố về công trình khoa học của mình trên các tạp chí khoa học cấp nhà nước, hoặc cấp ngành.

Số lần xem trang: 2516
Điều chỉnh lần cuối: 15-12-2015

Trang liên kết

 

 

 

 

HTML Hit Counters

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một một bảy bảy hai

Xem trả lời của bạn !

logolink