Nguyễn Hữu Xuân
Ảnh hưởng của các phương pháp làm đất đến quần thể cỏ dại trên ruộng và số lượng hạt cỏ trong đất ở ruộng lúa sạ
Đề tài được thực hiện tại Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL từ tháng 8/1998 đến tháng 7/1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Thành phần cỏ dại biến động theo mùa và các phương pháp làm đất khác nhau. Vụ Thu-Đông 98, nhóm cỏ Lác chiếm ưu thế; vụ Đông -Xuân 98-99, nhóm cỏ hòa bản chiếm ưu thế . Phương pháp làm đất không liên tục và xới khô làm tăng sự lây nhiễm của cỏ dại dẫn đến làm giảm năng suất ở vụ sau. Trái lại phương pháp làm đất liên tục và trục đánh bùn làm giảm sự lây lan của cỏ dại và tăng năng suất lúa.
Số lượng hạt cỏ biến động rất lớn theo mùa và phương pháp làm đất. Số lượng hạt cỏ giảm dần theo độ sâu của tầng đất, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0 - 5 cm (62,5 hạt/m2), kế đến là tầng 5 - 10 cm (29,2 hạt/m2) và tầng 10 - 15 cm (16,7hạt/m2). Các phương pháp không làm đất làm cho số lượng hạt cỏ tích lũy cao ở tầng đất mặt 0 - 5 cm . Phương pháp xới ướt + trục đánh bùn + san phẳng ruộng làm cho số lượng hạt cỏ tích lũy thấp ở tầng đất mặt 0 - 5 cm. Các phương pháp cày ải hoặc xới khô đã làm cho số lượng hạt cỏ tăng cao ở vụ sau ở tầng đất 5 - 10 cm. Hạt cỏ Đuôi phụng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại cỏ khác.
Khả năng sống sót của hạt cỏ phụ thuộc từng loại cỏ, độ sâu chôn hạt cỏ và chế độ nước trong đất. Hạt cỏ nước mặn có tỷ lệ nảy mầm cao nhất và có khả năng sống lâu trong thới gian 6 tháng chôn trong lòng đát. Hạt cỏ rau mác bao có tỷ lệ nảy mầm kém nhất khi chôn trong đất.
Lê Tuấn Quốc
Xác định nhu cầu phân đạm đối với giống bắp lai (Zea mays) trồng vụ Hè-Thu trên đất đỏ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thí nghiệm hai yếu tố bố trí kiểu lô phụ 15 nghiệm thức , ba lần lặp lại với 3 giống bắp: DK888, LVN10 và Cargill 919 trên 5 mức phân đạm: ON, 41N, 80N, 100N và 120N, các chỉ tiêu được theo dõi: sinh trưởng và sinh thực của cây bắp,Hàm lượng N-NH4+, N-N03 trong đất và N,P,K trong thân lá
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Ở mức đạm 120N, cây bắp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong đó cao nhất là giống LVN10.
Có 3 giai đoạn cây bắp hấp thu N,P,K cao: giai đoạn 4 lá (10 NSG) đến 8 lá (28 NSG), trổ cờ và chín sữa; giai đọan 4 lá (10 NSG), 8 lá (28 NSG) cây hấp thu lân cao và giai đoạn 4 lá (10 NSG), 8 lá (28 NSG) và chín sữa cây hấp thu kali cao.
Để có năng suất 8-9 tấn hạt/ha, cây bắp hấp thu lượng phân không tương đương 216 kg N+87 kg P205… + 190 kg K20.
Từ kết quả trên, quy trình phân bón cho cây bắp lai sẽ được xây dựng, tuy nhiên để xác định tỷ lệ N,P,K hợp lý hơn đề nghị các nghiên cứu sau tiếp tục thí nghiệm các mức lân và kali trên cây bắp lai.
Nguyễn Thành Trung
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các dòng vi khuẩn Rhizobia và biểu hiện cộng sinh của chúng đối với cây đậu nành trên các nền đất khác nhau
Năm dòng vi khuẩn Rhizobia được cung cấp từ phòng thí nghiệm vi sinh vật (Viện Lúa ĐBSCL) có ký hiệu SB75, SB83, SB102, SB174, và SB177 đã được sử dụng trong các thí nghiệm:
Thí nghiệm trong phòng: Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các dòng vi khuẩn được tiến hành tại phòng thí nghiệm vi sinh vật của Viện Lúa ĐBSCL trong thời gian từ tháng 11 năm1998 đến cuối tháng 3 năm 1999. Dùng 5 dòng vi khuẩn trên cấy truyền vào dung dịch môi trường YEM để nhân mật số, sau đó phối hợp dịch vi khuẩn này với chất mang để tạo thành chất chủng và đem tồn trữ ở 2 điều kiện nhiệt độ:
1. Ở điều kiện nhiệt độ cố định 28oC trong tủ ấm.
2. Ở điều kiện nhiệt độ biến động của nhiệt độ phòng nơi tồn trữ.
Tiến hành xác định mật số vi khuẩn trong chất chủng ở hai điều kiện nhiệt độ ở từng thời điểm 0 tuần, 2 tuần,4 tuần, 6 tuần, 8 tuần, 10 tuần và 12 tuần sau khi tồn trữ.
Kết quả cho thấy ở điều kiện nhiệt độ 28 oC mật số vi khuẩn của các dòng tương tự nhau ở các thời điểm đếm. Riêng ở tuần lễ 12 mật số thấp hơn có ý nghĩa so với các thời điểm trước đó. Còn ở điều kiện nhiệt độ biến động trong phòng thì mật số vi khuẩn của các dòng giảm dần theo thời gian tồn trữ, trong đó có 3 dòng SB83, SB174 và SB177 thể hiện sức sống mạnh hơn khác biệt có ý nghĩa so với hai dòng còn lại.
Thí nghiệm ngoài đồng: Thí nghiệm đánh giá biểu hiện cộng sinh của 5 dòng vi khuẩn trên đối với cây đậu nành giống Cồn Khương ghép trên nền đất trồng màu tại Cao Lãnh - Đồng Tháp và tại Ô Môn - Cần Thơ vào vụ Đông-Xuân 1998 -1999. Phương pháp tiến hành là chủng các dòng vi khuẩn trên vào hạt đậu nành trước khi gieo rồi so sánh với bốn mức bón đạm 40N, 60N, 80N, 120N và đối chứng không chủng vi khuẩn, không bón đạm. Sử dụng các chỉ tiêu nông học và năng suất thu được để so sánh vào các thời điểm 45NSKG, 60NSKG và lúc thu hoạch.
Kết quả cho thấy ở các chỉ tiêu số lượng nốt sần, trọng lượng nốt sần trên cây thì nghiệm thức có chủng vi khuẩn cao hơn khác biệt có ý nghĩa so với bón đạm và đối chứng. Ở các chỉ tiêu trọng lượng khô thân lá, đạm tổng số trên cây thì nghiệm thức chủng các dòng SB83, SB174 và SB177 cho chỉ số tương đương với mức bón 80N và 120N. Đối với chỉ tiêu số cây trên nghiệm thức và trọng lượng 100 hạt không có khác biệt nhau giữa các nghiệm thức. Riêng về chỉ tiêu năng suất thực tế tại Ô Môn - Cần Thơ dòng vi khuẩn SB83 cho năng suất không khác biệt so với mức bón 80N và 120N, còn tại Cao Lãnh - Đồng Tháp dòng SB83 và dòng SB177 có năng suất thu được không khác biệt so với mức bón 80N và 120N.
Tô Thị Bích Loan
Điều tra cơ cấu giống lúa, xác định bộ giống thích nghi cho vùng đất phèn huyện Tam Nông, Tháp mười và Cao Lãnh, Đồng Tháp năm 1999
Đề tài được tiến hành trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu tại 3 huyện Tam Nông, Tháp Mười và Cao Lãnh. Có 791 hộ nông dân đã được phỏng vấn với nội dung, (1) các điều kiện và phương pháp canh tác của nông dân (2) nguồn giống mà người nông dân đang trồng và đã được sử dụng qua mấy vụ,(3) đánh giá của nông dân về tính thích nghi của giống, tính kháng sâu bệnh, chất lượng gạo (4) phương pháp để giống cho vụ sau, (5) lý do thay đổi giống của nông dân (6) trở ngại của nông dân trong công tác giống cho gia đình. Kết hợp với việc điều tra, tiến hành các thí nghiệm so sánh giống trong vụ Đông Xuân có 8 giống và Hè Thu có 15 giống để xác định các giống thích nghi trong vùng. Số liệu điều tra được phân tích theo phần mềm IRRISTAT
Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn nông dân trồng giống lúa ngắn ngày. Nguồn giống sử dụng chủ yếu bằng cách trao đổi giữa nông dân với nhau (87,3%), mua ở các cơ quan sản xuất giống trong tỉnh là 10,2% chỉ có 2,5% được mua ở Viện Trường. Tập quán suốt xong để riêng làm giống (36,8%), hoặc chọn một khu trên ruộng sản xuất đại trà sau đó khử lẫn (bình quân số lần khử lẫn: 1,5 lần) để làm giống (30,7%), mua giống khác (27,3%). Giống trong sản xuất được thay đổi khi bị lẫn nhưng lại thiếu thông tin về giống mới.
Kết quả thí nghiệm so sánh giống cho thấy giống OM 1490 thích hợp trong vụ Đông Xuân, giống OM 2031 thích hợp cho cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, giống VND 95-20; KDM 26; AS 996; HT 94; OMCS 99 thích hợp nhất trong vụ Hè Thu.
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
"Điều tra cơ cấu giống lúa, xác định bộ giống thích nghi cho vùng đất phù sa tỉnh Đồng Tháp"
Kết quả điều tra 1317 hộ nông dân thuộc huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Cao Lãnh, Lấp Vò và Châu Thành qua hai vụ Đông Xuân 1998 và Hè Thu 1999 cho thấy:
Nguồn giống sử dụng trên vùng đất phù sa tỉnh Đồng Tháp rất phong phú (81 giống). Tuy nhiên hơn 60% diện tích được sử dụng bởi 11 giống: IR 50404, VND 95-20, Tài nguyên đột biến, IR 62065, IR 62126, OM 1960, IR 56279, OM 1723-62, OMFI 1, HT 94, OMCS 95-5; trong đó riêng giống IR 50404 chiếm 50% (31,7 diện tích toàn vùng).
Giống IR 50404 đã được sử dụng qua 20 vụ, các giống chiếm diện tích chủ lực được sử dụng từ 4 đến 10 vụ, đa số các giống được sử dụng 1-2 vụ.
Các huyện thuộc tiểu vùng phù sa thượng nguồn cơ cấu canh tác chủ yếu là hai vụ lúa, trong khi các huyện thuộc tiểu vùng phù sa hạ nguồn cơ cấu 3 vụ lúa chiếm ưu thế hơn nên năng suất vùng thượng nguồn thường cao hơn vùng hạ nguồn và số lần sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc bệnh cũng ít hơn.
Phương pháp để một phần diện tích ruộng sản xuất, sau đó khử lẫn để dùng làm giống hoặc đến lúc thu hoạch xong mới dành riêng một lượng để làm giống được đa số nông dân sử dụng, do đó dẫn đến lúa bị lẫn tạp và sâu bệnh nhiều. Đây là nguyên nhân chính để nông dân thay đổi giống.
Nông dân rất quan tâm đến nguồn giống sản xuất, tuy nhiên về nguồn giống mới nhận được chủ yếu là qua trao đổi trong dân. Khoảng 80% giống sử dụng được mua và trao đổi giữa nông dân với nhau.
Địa bàn có trại giống và câu lạc bộ nhân giống hoạt động mạnh và ảnh hưởng rõ rệt đến cơ cấu giống, tỷ lệ sử dụng cũ (IR 50404) rất thấp so với nơi khác.
Tính thích nghi và năng xuất cao được nông dân ưu tiên trong chọn giống. Giống IR 50404 dù hiện nay bị lẫn tạp nhiều và phẩm chất kém hơn các giống mới sau này nhưng vẫn được nông dân ưa chuộng vì tính thích nghi rộng, ngắn ngày và năng xuất ổn định. Đánh giá của nông dân cũng cho thấy giống OM 1723-62 kháng rầy nâu, bệnh vàng lá và cháy lá tốt hơn so với các giống chủ lực khác.
Kết quả thí nghiệm so sánh giống cũng cho thấy giống OM 1723-62 năng xuất ổn định ở hai vụ Đông Xuân, Hè Thu và cả trên hai vùng phù sa thượng nguồn và hạ nguồn, kế đó là giống VND 95-20, OM 2031.
Nhìn chung các giống lúa đã sản xuất qua 3-4 vụ bị lẫn tạp nhiều, các giống mới đưa vào sản xuất năng suất chưa ổn định, nông dân chạy theo giống mới nhưng chưa thật sự hiểu biết hết tầm quan trọng của giống, do đó chủng loại giống phong phú và thay đổi theo từng vụ, từng năm nhưng rất mau thoái hóa và chưa phát huy hết tiềm năng của giống
Trần Văn Hiệp
Nghiên cứu một số đặc tính sinh học cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis (L) Nees), hiệu quả diệt cỏ của nấm ký sinh, thuốc trừ cỏ và hỗn hợp nấm với thuốc
Kết quả nghiên cứu cho thấy :
+ Tám dòng cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis (L))có những đặc tính nông học sau:
- Chiều cao phát triển nhanh và có khả năng lấn át sự sinh trưởng cây lúa. Hai dòng cỏ đuôi phụng ở huyện Ô Môn và Thốt Nốt có chiều cao vượt trội các dòng khác.
- Số lượng lá xanh của cả 8 dòng cỏ đạt khá cao. Trong đó dòng cỏ ở huyện Tân Hồng đạt cao nhất (7,82 lá/tép- lúc 49 ngày sau sạ).
- Khả năng đẻ nhánh của các dòng cỏ rất mạnh và cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa nhưng không có quan hệ với số chồi và lá.
- Chỉ số diệp lục tố của các dòng cỏ chủ yếu nằm trong khoảng chỉ số diệp lục tố của cây lúa đủ đạm. Tuy nhiên riêng dòng cỏ ở huyện Tam Nông, Thanh Bình và Tân Hồng có màu nhạt hơn màu lá lúa.
- Thời gian sinh trưởng của các dòng cỏ diễn ra ngắn (65 - 74 ngày)
- Số lượng bông/cây của hầu hết các dòng cỏ đạt cao. Riêng dòng cỏ đuôi phụng ở Tân Hồng có số bông thấp vì dòng này cây phát triển chủ yếu về thân lá
- Chiều dài bông khác nhau tùy theo các dòng cỏ. Dài nhất là dòng cỏ ở Ô Môn và Thốt Nốt. Trong khi đó dòng cỏ ở Tân Hồng có chiều dài bông ngắn nhất mặc dù có chiều cao tương đương với dòng cỏ Ô Môn.
- Số hạt /bông biến động từ 2545-3671 hạt, nhưng không có mối quan tương quan giữa chiều dài bông và số hạt trên bông. Hạt nhỏ chín không cùng một lúc giúp cho khả năng tồn tại trong môi trường cao.
- Trọng lượng khô của dòng cỏ đuôi phụng ở Tân Hồng là cao nhất (93,75 g/chậu), vì dòng cỏ này chủ yếu phát triển thân lá ,dạng cây bò.
+Phản ứng của các dòng cỏ giống lúa đối với thuốc trừ cỏ sinh học
- thời gian ủ càng dài thì tỷ lệ chết cao, cây lúa bị đốm lá nhưng phục hồi lại sau 10 ngày
- dòng cỏ đuôi phụng ở Ô Môn bị ức chế về chiều cao và có tỷ lệ chết cao nhất.
- Triệu chứng bệnh trên cỏ đuôi phụng được phun bào tử nấm Setosphaeria sp.of. rostrata xuất hiện sớm nhất vào ngày thứ 2 và muộn nhất vào ngày thứ 3 sau khi chủng.
+Hiệu quả diệt cỏ của nấm và nấm kết hợp với hóa chất:
- Hỗn hợp nấm+ pyrazosulfuron-ethyl; nấm =bispyribac-sodium : ức chế chiều cao, khả năng đẻ nhánh và chết cao hơn so với sử dụng riêng lẻ.
- Bisspyribac-sodium và bispyribac-sodium +nấm : có hiệu quả với cỏ đến 7 ngày sau chủng. Nhiều cây chết khô, riêng pyrazosulfuron-ethyl hiệu quả không cao đối với cỏ đuôi phụng.
- Nấm Setosphaeria sp.of. rostrata hiệu quả cao đối với cỏ đuôi phụng và thời gian ủ càng dài thì nấm càng phát huy hiệu lực nhưng đến 21 ngày sau chủng hiệu quả giảm nhiều.
- Khi xử lý nấm, lúa bị ảnh hưởng đến sinh trưởng như đốm lá nhưng phục hồi lại sau 14 ngàu sau chủng.
+kết quả thí nghiệm ngoài đồng:
- Nghiệm thức xử lý bispyribac-sodium+nấm hiệu quả tốt trên cả 3 nhóm cỏ, riêng nấm chỉ có tác dụng đối với cỏ đuôi phụng
- Mật độ cỏ càng cao thì ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa càng lớn. Nghiệm thức không làm cỏ cho năng suất thấp (1,42 tấn/ha) và nghiệm thức nhổ cỏ bằng tay năng suất cao nhất (5,95 tấn/ha).
- Nghiệm thức xử lý nấm đơn thuần đạt 3,54 tấn/ha. Các nghiệm thức kết hợp nấm và hóa chất cho năng suất lúa biến thiên từ 4,82 đến 5,15 tấn/ha.
Nguyễn Tri Phương
Xác định lượng Nitơ cho lúa cao sản từ cây điên điển (Sesbania sp) bằng phương pháp đồng vị pha loãng 15N (15N isotope dilution method)
Thí nghiệm ngoài đồng nhằm đánh giá hiệu quả cung cấp N từ cây điên điển mấu (Sesbania rostrata) và cây điên điển địa phương (Sesbania sesban) cùng trồng với phân Nitơ trên lúa cao sản ngắn ngày (MTL250) trồng trên đất phù sa ven sôngTiền bằng phương pháp đồng vị pha loãng 15N (15N isotope dilution method)
Lúa cao sản trồng trên đất có vùi cây điên điển đã cải thiện như sau:
Tổng sinh khối của cây lúa cao sản ngắn ngày có vùi cây điên điển mấu là 12,13 tấn /ha ( gia tăng 33% so với đối chứng) và cây điên điển địa phương là 12,2 tấn/ha (gia tăng 34% so đối chứng).
Năng suất hạt lúa thu được từ việc vùi cây điên điển mấu là 5,6 tấn/ha (gia tăng 17% so đối chứng) và cây điên điển địa phương là 6,1 tấn/ha (gia tăng 26% so với đối chứng).
Lượng Nitơ tích lũy trong cây lúa ở nghiệm thức có vùi cây điên điển mấu là 102,6 kg N/ha gia tăng 43% so với đối chứng) và có vùi cây điên điển địa phương là 97,50 kgN/ha (gia tăng 38% so với đối chứng).
Lượng N từ xác bã cây điên điển cung cấp cho lúa cao sản từ nguồn cây điên điển mấu là 19 kg N/ha và nguồn cây điên điển địa phương là 15 kg N/ha.
Hiệu quả sử dụng đạm của việc sử dụng cây điên điển mấu là 20% và cây điên điển địa phương là 16,7%. hiệu quả này chỉ thể hiện khi vùi thân lá của điên điển mấu và điên điển địa phương.
Nguyễn Thành Tài
Nghiên cứu sinh học sinh môi 5 giống lúa cỏ và phản ứng của chúng đối với 3 loại hóa chất diệt cỏ: thiobencarb, oxadiazon và oxadiargyl
Mục đích của đề tài nhằm khảo sát đặc tính nông học , xác định tính miên trạng hạt sau khi thu hoạch, cũng như độ sống sót của hạt và lúa trồng khi chôn vùi ở hai chế độ: đất ngập nước liên tục ở độ sâu 5 cm và đất ẩm, đồng thời đánh giá phản ứng của 5 giống lúa cỏ đối với 3 loại hóa chất diệt cỏ: thiobencarb, oxadiazon và oxadiargyl. Một số kết quả được ghi nhận như sau:
Những đặc điểm nổi bật của lúa cỏ so với lúa trồng là: cây cao hơn, chiều dài lá đồng dài hơn, hạt tròn hơn, hạt rụng sớm, tỷ lệ rụng hạt cao, hạt lúa có râu và có mầu từ vàng rơm, vàng sậm đến đen, gạo lúc có màu đỏ và trọng lượng 100 hạt nhỏ hơn.
Hạt các giống lúa cỏ đều có miên trạng tương tự như giống lúa trồng IR64 (khoảng 65 ngày sau khi thu hoạch).
Khả năng sống sót của các hạt lúa cỏ và lúa trồng khi chôn vùi trong đất dưới chế độ đất ngập nước liên tục ở độ sâu 5 cm cao hơn so với chế độ đất ẩm và giảm dần theo thời gian. đến tháng tư , tỷ lệ hạt sống sót của lúa trồng và lúa cỏ hầu như không đáng kể và tương đương nhau.
Ở nồng độ 100 ppm, thiobencarb, oxadiazon và oxadiargyl đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm nhưng ảnh hưởng đến sự tăng dài của rễ, sự ra lá, sự phát triển chiều cao cây của lúa cỏ và lúa trồng. Cây bị ngộ độc và chết hoàn toàn 10 ngày sau khi xử lý hóa chất diệt cỏ.
Trong điều kiện lúa trồng ngâm 24 giờ, ủ 24 giờ và lúa cỏ ngâm 24 giờ nhưng không ủ, xử lý oxadiazon với liều lượng 250 gr/ha vào lúc 3 ngày sau khi gieo, oxadiargyl 72gr./ha vào lúc 7 ngày sau khi gieo trên ruộng lúa sạ ướt cho thấy: chúng tương đối an toàn đối với cây lúa, làm giảm mật số, trọng lượng khô của cỏ hòa bản, lác, lá rộng và lúa cỏ đồng thời số bông /m2, số hạt chắc/bông, chiều dài bông và năng suất thực tế củ lúa trồng cao hơn so với không phun hóa chất diệt cỏ.
Dư Ngọc Thành
Đánh giá tính chống chịu phèn của các giống lúa trong điều kiện đất phèn tại trại giống Đồng cát tỉnh Đồng Tháp
Mục đích của nghiên cứu là chọn ra những giống lúa có khả năng chống chịu đất phèn để bổ sung những giống lúa ngắn ngày chịu phèn năng suất cao
Các kết luận trên cơ sở 3 thí nghiệm được ghi nhận như sau:
- Thí nghiệm 1: Xác định tính chống chịu phèn của các giống lúa trong điều kiện tự nhiên: Quan sát sơ bộ ban đầu tính chống chịu phèn của 345 giống lúa (gồm lúa mùa 295 giống , lúa cao sản ngắn ngày 50giống) trong điều kiện đất phèn khá nặng (trồng lúa năng suất thấp) tại trại giống Đồng Cát. Thí nghiệm chọn được 80 giống chống chịu từ khá đến tốt, trong đó có 50 giống lúa mùa và 30 giống lúa cao sản.
- Thí nghiệm 2: xác định tính chống chịu phèn thiếu lân và độc nhôm trong nhà kính: thanh lọc 78 giống chống chịu tốt (từ 80 giống thí nghiệm 1) trong nhà kính trong đó có 48 giống lúa mùa địa phương và 30 giống lúa cao sản ngắn ngày, giống đối chứng nhiễm là lúa Hôi, đối chứng kháng là Nàng Quớc. Với mục đích xem các giống có chống chịu phèn tốt ở thanh lọc ngoài đồng có phù hợp với kết quả thanh lọc ở môi trường dung dịch dinh dưỡng thiếu lân và độc nhôm trong phòng không do quan sát ở thí nghiệm 1 triệu chứng ngộ độc của cây lúa nên thí nghiệm được tiến hành với 4 môi trường như sau :
+Môi trường thanh lọc thiếu lân
+Môi trường thanh lọc độc nhôm (45ppm AL+3)
+Môi trường thanh lọc thiếu lân và độc nhôm (45 ppm AL+3)
+Môi trường dinh dưỡng đối chứng
Mỗi môi trường được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với nghiệm thức là giống. Trong môi trường thanh lọc thiếu lân chọn 77 giống chống chịu từ trung bình đến tốt, trong môi trường thanh lọc độc nhôm chọn được 76 giống chống chịu từ trung bình đến khá tốt nếu dùng giống lúa Kem hoặc giống ba thiệt làm đối chứng thay cho giống lúa Hôi, môi trường đ8ộc nhôm và thiếu lân chọn được 73 giống chống chịu từ trung bình đến khá.
Trong cả 3 môi trường thanh lọc có 70 giống tỏ ra chống chịu từ trung bình đến khá tốt (lúa mùa 40 giống, lúa cao sản ngắn ngày 30 giống), trong đó có 19 giống chống chịu nổi bật nhất.
- Thí nghiệm 3: đánh giá tiền năng năng suất của một số giống lúa ngắn ngày chống chịu phèn tại trại giống Đồng Cát: Từ các thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 chọn được 27 giống chống chịu phèn tốt để đưa vào thực hiện thí nghiệm 3, giống đối chứng là OM 997-6. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại. Kết quả năng suất vụ Đông Xuân có 5 giống có khác biệt so với đối chứng ở mức 5% còn lại không khác biệt có ý nghĩa và hè thu các giống đều không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, mặc dầu các giống này có biểu hiện vè tính chống chịu phèn , năng suất và các thành phần năng suất tốt. Tuy nhiên qua thí nghiệm cũng có thể chọn được 12 giống để bổ sung cho cơ cấu giống tại vùng trại giống Động Cát vì có các đặc tính nông học tốt và năng suất khá cao được nông dân chấp nhận, mặc dầu trong đó chỉ có 5 giống có khác biệt so với đối chứng ở vụ Đông Xuân.
Vương Phấn
Điều tra đánh giá một số yếu tố hạn chế năng suất điều ở các vùng trồng điều chính trong tỉnh Daklak
Survey on evaluation of limiting factors to cashew yield in main cashew growing regions of Daklak province
Đề tài được tiến hành từ tháng 12/1999 đến tháng 6/2001. Kết quả thu được như sau:
Năng suất điều ở các vùng trồng điều chính của tỉnh Daklak còn thấp, 4 - 6 tạ hạt thô/ha. Ngoài yếu tố chính có tính chất quyết định đó là giống không được chọn lọc, tại mỗi vùng đều có những yếu tố hạn chế khác. Trong vùng ĐakR’lăp thường có những trận mưa trùng vào giai đoạn ra hoa đậu quả nên ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn, vì vậy mặc dù độ phì đất tại đây cao nhưng năng suất điều không ổn định tùy thuộc vào điều kiện khí hậu mỗi năm. Ở vùng EaKar, do mùa mưa chấm dứt muộn hơn nên mùa ra hoa, đậu quả và thu hoạch cũng muộn hơn các vùng khác từ 1 đến 1,5 tháng, tuy thuận lợi cho việc rải vụ chế biến hạt điều nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng bất lợi nếu có những năm mùa mưa đến sớm, lượng mưa nhiều. Độ phì đất tại vùng EaSoup thấp cùng với việc không sử dụng phân bón cho cây điều đã làm cho năng suất điều ngày càng giảm trầm trọng. Riêng vùng Cư M’gar có điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi nhất so với các vùng khác nhưng năng suất vẫn không vượt trội do cây điều không được quan tâm đầu tư, chăm sóc đúng mức.
Vì vậy để có thể cải thiện năng suất điều tại các vùng trồng điều trong tỉnh cần thiết phải áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về cây điều, đặc biệt là cải tiến giống, trồng những giống ghép bằng các tinh dòng chọn lọc năng suất cao, chú ý sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại điều, nhất là đối tượng bọ xít muỗi gây thui hoa và rụng quả. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến công tác tạo hình tỉa cành thông thoáng đúng kỹ thuật.
Chế Thị Đa
Chọn lọc dòng vô tính cà phê vối (Coffea canephora Pierre) có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh gỉ sắt trong điều kiện DAKLAK
Robusta clonal selection for high yield, large bean size and leaf rust resistance in daklak province.
Đề tài được tiến hành từ 1996 đến 2000. Trong những năm trước đây hầu hết các vườn cây cà phê vối ở Daklak đều được trồng bằng hạt nên hậu quả tất yếu là vườn cây không đồng đều, bên cạnh những cá thể có năng suất khá cao, cỡ hạt lớn luôn tồn tại những cá thể mang những đặc điểm không mong muốn như năng suất thấp, quả nhỏ, bị bệnh gỉ sắt … Như vậy cần phải có những dòng chọn lọc để ghép thay thế các giống xấu.
Cà phê vối của Việt Nam hiện nay cỡ hạt còn khá nhỏ, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cải thiện phẩm cấp hạt cà phê nhân xuất khẩu.
Bệnh gỉ sắt cũng là một mối nguy hại khi trồng cà phê vối tập trung trên qui mô lớn, bệnh ngày càng nhiều, cây bệnh nặng gây rụng lá và làm giảm năng suất.
Sự đa dạng trong quần thể trồng trọt của một loại cây giao phấn chéo bắt buộc như cà phê vối cũng giúp cho các nhà chọn giống chọn được những dòng vô tính tốt.
Muốn giữ được các đặc điểm quí của cây mẹ như: có năng suất cao, sản phẩm hạt lớn và kháng được bệnh gỉ sắt thì chọn lọc theo con đường vô tính là cần thiết, mang lại hiệu quả nhanh.
Trên cơ sở khảo sát trong các vườn bình tuyển và đánh giá sơ bộ trong các vườn tập đoàn giống tại Viện. Một số dòng vô tính tốt đã được chọn và được đưa vào bố trí trong các thí nghiệm so sánh dòng vô tính để tiếp tục theo dõi, đánh giá. Dựa vào các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, cỡ hạt và bệnh gỉ sắt. Đặc biệt chú trọng đến phẩm cấp hạt cà phê nhân để nâng cao chất lượng cà phê thương phẩm.
Từ 1996 đến 1998, ba thí nghiệm đã được bố trí tại Daklak, các thí nghiệm đều được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 1 yếu tố, với 4 lần nhắc lại.
Kết quả thu được: Qua theo dõi khảo sát các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm cấp hạt và bệnh gỉ sắt và dựa vào các tiêu chuẩn đã đề ra trong chương trình chọn lọc giống cà phê vối tại Việt Nam. Các tiêu chuẩn đó là: Năng suất cao ổn định và không thấp hơn đối chứng; cỡ hạt lớn: trọng lượng 100 hạt (nhân) lớn hơn 16,5 g; hạt trên sàng 16 (6,3 mm) lớn hơn 65%; tỉ lệ quả tươi/hạt cà phê nhỏ hơn hoặc bằng 4,5; chỉ số bệnh gỉ sắt nhỏ hơn 2%.
Từ thí nghiệm 1, chúng tôi đã chọn được 5 dòng vô tính ưu tú có năng suất trung bình > 3 tấn nhân/ha, cỡ hạt lớn, trọng lượng 100 nhân > 18 g, không bị bệnh gỉ sắt hoặc bị bệnh rất nhẹ, từ thí nghiệm 2 chọn được 7 dòng vô tính ưu tú có năng suất trung bình 2,7 tấn nhân/ha, trọng lượng 100 nhân 18,8 g, hạt trên sàng 16 > 75%, bị bệnh gỉ sắt nhẹ (CSB: 0,6%), trong đó có dòng 1D 6/18ù cũng được chọn trong thí nghiệm 1 và từ thí nghiệm 3 đã đánh giá lại các dòng đã chọn sơ bộ ở thí nghiệm 1 và 2.
Kết quả này đã khẳng định được 11 dòng ưu tú trong số 12 dòng được khảo sát ở thí nghiệm 3. Đây là cơ sở cho các bước tiếp theo để khu vực hóa, đồng thời giới thiệu cho sản xuất các dòng nổi bật này để có thể ghép cải tạo những cây xấu nâng cao năng suất, chất lượng cà phê nhân trong những vườn cây hiện có ở Daklak.
Lê Phạm Hòa
Nghiên cứu một số biện pháp kích thích ra hoa và tăng đậu quả cho một số giống nhãn (Dimocarpus longan Lour.) trồng tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Studies on the floral induction methods and fruit setting improvement for some longan cultivars (Dimocarpus longan Lour.) in Phu Giao district, Binh Duong province
Các thí nghiệm được tiến hành tại trại giống của công ty Trang Nông thuộc xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu một số giải pháp kích thích ra hoa trên các giống nhãn. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức: 1) Đối chứng, 2) Khoanh vỏ, 3) Tưới KClO3 30 g cho mỗi mét đường kính tán, 4) Khoanh vỏ + tưới KClO3 30 g, 5) Phun trên lá RHB+ RHX trên hai giống nhãn tiêu da bò và tiêu lá bầu. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm đơn yếu tố, khối đầy đủ ngẫu nhiên cho mỗi giống với 5 lần lặp lại.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Giữa các nghiệm thức có áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa thì không có sự khác biệt, nhưng có sự khác biệt thống kê p = 0,01 giữa các nghiệm thức xử lý so với nghiệm thức đối chứng về các chỉ tiêu như: thời gian ra hoa, số phát hoa hình thành và tỷ lệ đậu quả trên hai giống nhãn.
- Nghiệm thức xử lý bằng RHB+ RHX cho kết quả tốt nhất: số phát hoa nhiều và đồng loạt là 92,2 phát hoa/cây (tiêu da bò), 98,2 phát hoa/cây (tiêu lá bầu), tỷ lệ đậu quả từ 70,2% đến 86,7%, làm gia tăng chiều dài phát hoa so với các nghiệm thức khoanh vỏ, khoanh vỏ + tưới KClO3 30 g, tưới KClO3 30 g về các chỉ tiêu trên.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nồng độ KClO3 đến việc cảm ứng ra hoa trên nhãn tiêu da bò và tiêu lá bầu. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: 1) Đối chứng, 2) 30 g, 3) 40 g, 4) 50 g. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm đơn yếu tố, khối đầy đủ ngẫu nhiên cho mỗi giống với 5 lần lặp lại.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Aûnh hưởng của KClO3 đến việc cảm ứng ra hoa trên hai giống nhãn là không có sự khác biệt ở mức p = 0,05 nghĩa là khi sử dụng KClO3 trên hai giống thí nghiệm thì việc cảm ứng ra hoa là như nhau.
- Nghiệm thức KClO3 (40g và 50g) số phát hoa xuất hiện trên hai giống nhãn nhiều hơn (tiêu da bò 85,6 phát hoa/cây, tiêu lá bầu 103,3 phát hoa/cây), có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức KClO3 30g và nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức đối chứng không ra hoa.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của Gibberellic acid (GA3) và Naphthalene acetic acid (NAA) đến tăng tỷ lệ đậu quả trên hai giống nhãn tiêu da bò và tiêu lá bầu. Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức: 1) Đối chứng, NAA 15ppm, NAA 50ppm, GA3 15ppm, GA3 50ppm, GA3 15ppm+NAA 15ppm, GA3 50ppm+ NAA15ppm. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm đơn yếu tố, khối đầy đủ ngẫu nhiên cho mỗi giống với 7 lần lặp lại.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Các nghiệm thức có xử lý NAA và GA3 làm gia tăng số trái non được hình thành/phát hoa ở giai đoạn nụ và khi hoa nở khoảng 50%. Số trái non được hình thành ở các nghiệm thức có xử lý bình quân từ 45,9 đến 57,2 quả/phát hoa, cao gấp 2 lần và khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng chỉ đạt từ 26,7 đến 30,3 quả/phát hoa.
- GA3 (15, 50 ppm) và việc kết hợp GA 15ppm + NAA15ppm cho tỷ lệ nở hoa cao nhất trên 80% và gia tăng tỷ lệ đậu quả đến 70% trên cả hai giống nhãn.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá (HPC-B97, Thiên Nông, Progibb, FFC) đến sự tăng đậu quả và cải thiện phẩm chất trên giống nhãn tiêu da bò. Thí nghiệm gồm 1) HPC-B97, 2) Thiên Nông, 3) Progibb, 4) FFC, 5) Đối chứng, được bố trí theo kiểu thí nghiệm đơn yếu tố, khối đầy đủ ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Các nghiệm thức có xử lý có số quả tăng gấp đôi so với đối chứng. Trọng lượng quả từ 11,0 g đến 12,9 g so với đối chứng chỉ đạt 8,0 g. Năng suất (kg/cây) trong điều kiện thí nghiệm đã tăng gấp 3 lần so với đối chứng không xử lý. Độ Brix cũng gia tăng hơn so với đối chứng một cách có ý nghĩa. Không có sự khác biệt về tỷ lệ phần ăn được giữa các nghiệm thức có xử lý và đối chứng.
Lâm Thanh Hiền
Nghiên cứu hệ nấm mốc và độc tố ochratoxin A trên cà phê nhân ở 4 tỉnh trọng điểm phía Nam
Study on fungi and ochratoxin A contamination in green coffee been in the 4 southern provinces
Kết quả khảo sát 56 mẫu cà phê nhân Robusta ở 4 tỉnh Daklak (23), Gia lai (14), Lâm Đồng (12) và Đồng Nai (7mẫu) cho thấy có 29 loài nấm mốc xâm chiếm hạt. Trong đó Aspergillus là giống xâm chiếm hạt chủ yếu với 19/29 loài, chiếm ưu thế là A. awamori, A. turbingensis, A. ficuum, A. ochraceus, A. flavus, A. tamarii, A. alliaceus, A. fumigatus. Kế đến là giống Penicillium với 4 loài: P. canescens, P. nigricans, P. purpurogenum , và P. rubrum. Ngoài ra, có một số loài như Cylindrocarpon didynum, C. lichenicolor, Eurotium chevalieri, Mucor hiemalis, M. microsporus và Rhizopus oryzae cũng đã được phân lập trên hạt cà phê nhân.
Hạt cà phê có ẩm độ biến thiên từ 9,85 – 25,63%, trong đó chỉ có 50% số mẫu nằm trong giới hạn hạn ẩm độ cho phép. Do đó đa số mẫu phân lập (47/56) có tỷ lệ hạt bị nhiễm mốc nặng từ 80-1005, đặc biệt mẫu cà phê ở Gia Lai bị nhiễm mốc hoàn toàn.
Hai loài nấm mốc có tần suất nhiễm cao nhất trên cà phê nhân ở cả 4 tỉnh là A. awamori và A. turbingensis. Kế đến là A. ochraceus, A. flavus và A. tamarii.
Phân tích hàm lượng ochratoxin A trong hạt cà phê theo phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) của Kamimuna (1999) và AOAC (1995) đã phát hiện 50/52 mẫu bị nhiễm độc tố ochratoxin A với hàm lượng trung bình rất thấp: 0,38 ppb và biến thiên từ 0,04-7,74 ppb.
Tương quan giữa hàm lượng ochratoxin A trong hạt với độ ẩm và tỷ lệ hạt bị nhiễm mốc là mối quan hệ rất phức tạp và có thể phụ thuộc vào những yếu tố môi trường khác, vùng địa lý và thời gian bảo quản.
Phạm Thị Minh Tâm
Nghiên cứu ảnhh hưởng của việc bón phân có đạm đến năng suất, sự biến động hàm lượng nitrate trong cây cải bẹ xanh (Brassica juncea L.) và trong đất.
Effect of nitrogen fertilizers on the yield of Brassica juncea L. and the variation of nitrate content in the plant and in the soil.
Trên cơ sở các thí nghiêm được bố trí theo kiểu lô phụ và kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, kết quả thu được như sau:
- Áp dụng bón đạm dạng phân urea ở các mức 30, 60, 90, 120, 150 và 180 kgN/ha thì lượng phân bón 90 kgN; 30 kg P2O5; 30 kgK2O và 15 tấn phân chuồng trên 1 ha cho năng suất cao (15,60 tấn.ha) và sự tích lũy nitrate trong cây sau thu hoạch ở mức cho phép (266,25 mg /kg chất tươi).
- Ở mức bón 90 kgN/ha, 2 dạng phân NPK (16-16-8) và NH4N03 thích hợp với cải bẹ xanh. Đồng thời sau thu hoạch sự tích lũy nitrate trong đất (0,709 mg/100g đất) và đạm tổng số trong đất (0,077 g/100 g đất) cao hơn trước trồng. Dạng phân SA không phù hợp với cải bẹ xanh, cho năng suất thấp (4,58 tấn/ha).
- Ở các thời vụ, sự tích lũy nitrate trong cây, trong đất và đạm tổng số trong đất biến động trất lớn qua các giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên sự biến động này có xu hướng giảm dần trong giai đoạn thu hoạch.
- 10 ngày trước thu hoạch là thời gian bón thúc đạm lần cuối thích hợp cho cải bẹ xanh, đảm bảo năng suất và hàm lượng nitrate trong sản phẩm.
- Với lượng bón 90 kg N/ha, tưới urea ở nồng độ thấp (0.5%) cho cây cải bẹ xanh, sự tích lũy nitrate trong cây sau thu hoạch đạt 31,6 mg/kg chất tươi thấp hơn và trong đất đạt 0,582 mg/100 g đất cao hơn so với tưới urea ở nồng độ 1 %.
Đào Thị Lam Hương
Nghiên cứu một số kỹ thuật nhân giống cây ca cao (Theobroma cacao L.) bằng phương pháp giâm cành
Study of some techniques of cocoa vegetative propagation by rooted cuttings
Đề tài được tiến hành Viện khoa Học Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, từ tháng 3/2000 đến 12/2000. Mười thí nghiệm chính được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với 4 lần lặp. Kết quả thu được:
Sau 5 tuần kể từ khi cắm cành giâm trong bể, tiến hành ra ngôi và khảo sát các chỉ tiêu theo dõi. Kết quả cho thấy xử lý bằng dung dịch IBA nồng độ 6000 ppm có tỷ lệ cành giâm ra rễ cao nhất (70%) và số rễ/cành giâm nhiều nhất. Sử dụng phối hợp 2 loại IBA + NAA nồng độ từ 4000 – 6000 ppm không hiệu quả bằng việc dùng dung dịch IBA nồng độ 6000 ppm. Cành giâm ca cao ở giai đoạn bánh tẻ có từ 1-2 đốt đã xử lý ¾ phiến lá và được vát nghiêng phần gốc cành giâm với một góc là 450` đạt tỷ lệ khá cao (77,5-80%). Xét về ảnh hưởng của giống nhận thấy: có một sự biến thiên khá rộng về khả năng ra rễ của 10 đầu dòng ca cao đã cho lọc tại Viện . Có 6 đầu dòng ca cao đạt tỷ lệ ra rễ từ 60-90%. Tuy nhiên vẫn còn lại 4 dòng rất khó ra rễ ngay cả khi sử dụng chất kích thích ra rễ. Trên 2 loại chồi đem giâm thì chồi vượt có tỷ lệ ra rễ cao hơn cành ngang. Phương pháp huấn luyện cây cành giâm sau giai đoạn ra ngôi là kỹ thuật quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ sống của cây cành giâm. Tại DakLak, giâm cành ca cao trong mùa mưa vào các tháng 5 và 7 tốt hơn so với tháng 9 trong năm.
Cồ Khắc Sơn
“Nghiên cứu ảnh hưởng của dolomit đến sự cải thiện một số chỉ tiêu độ phì và khả năng cung cấp dinh dưỡng trên đất nâu đỏ (Rhodic Ferralsols) vùng Đông Nam Bộ”.
Nghiên cứu được thực hiện trên đất nâu đỏ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tại xã Hưng Thịnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 4 năm 2002. Nội dung gồm 2 phần:
- Nghiên cứu trong phòng gồm các thí nghiệm trong chậu được bố trí tại nhà lưới thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (12 Nguyễn Chí Thanh, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh). Kết quả cho thấy, dolomit đã có hiệu lực trong việc cải thiện độ phì thực tế của đất nâu đỏ, góp phần nâng cao khả năng cung cấp một số yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng. Cụ thể, nâng cao trị số pH, CEC, làm tăng hàm lượng cation canxi, manhê trao đổi và làm giảm hàm lượng nhôm di động, góp phần cải thiện về chất của phức hệ hấp phụ đất. Làm tăng khả năng hấp thu canxi, manhê, lân và đạm của cây.
- Nghiên cứu ngoài đồng ruộng, nhằm xác định tác động của dolomit đến năng suất bắp trên đất nâu đỏ. Kết quả cho thấy, dolomit đã có tác dụng làm tăng năng suất bắp, cụ thể làm tăng năng suất bắp từ 7,9 – 19,0%. Trong giới hạn lượng bổ sung dolomit từ 500 – 1.500 kg/ha/vụ, năng suất bắp tỷ lệ thuận với liều lượng dolomit và mức lãi tăng do sử dụng dolomit là 419.000 – 845.000 đồng/ha/vụ.
Đinh Xuân Trường
“Nghiên cứu khả năng đáp ứng chất kích thích mủ ethephon của một số dòng vô tính cao su tại lai khê”
Đề tài nghiên cứu khả năng đáp ứng chất kích thích mủ của 1 số dòng vô tính (DVT) cao su mới tạo tuyển ở Việt Nam có nhiều triển vọng và đã được khuyến cáo trong Bảng I và II của cơ cấu bộ giống cao su giai đoạn 2002 – 2005 của Tổng công ty cao su Việt Nam.
Nghiên cứu này góp phần xác định chế độ kích thích mủ hợp lý cho các DVT mới tạo tuyển nhằm phát huy tốt tiềm năng sản lượng của giống, đáp ứng yêu cầu tăng hiệu quả kinh tế vườn cao su.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 thí nghiệm tại Trạm thực nghiệm cao su Lai Khê, Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam.
Thí nghiệm 1 (lô CTLK90), cao su khai thác năm thứ sáu, bao gồm 2 nghiệm thức: kích thích ethephon 2,5% , 4 lần /năm và đối chứng không kích thích, trên 6 dòng vô tính: RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4, RRIV 5, GT 1 và PB 235. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu có lô phụ (split - plot design).
Thí nghiệm 2 (lô XTLK1/95), cao su khai thác năm thứ nhất, bao gồm 4 nghiệm thức: kích thích ethephon 2,5% 2 lần/năm, 4 lần/năm, 6 lần/năm và đối chứng không kích thích, trên 3 dòng vô tính: RRIV 4, RRIV 5 và PB 235. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD).
Các cây thí nghiệm được cạo nửa vòng xoắn (1/2S) theo nhịp độ 3 ngày cạo một lần (d/3).
Sau một năm thực hiện, kết quả như sau:
+ Xếp hạng theo khả năng đáp ứng với kích thích mủ từ tốt đến kém là: RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4,PB 235,GT1, RRIV5
+ RRIV 2 có khả năng đáp ứng tốt nhất với kích thích mủ, sản lượng gam cao su khô/cây/lần cạo (g/c/c) trung bình năm đạt 152,4% so đối chứng không kích thích, sản lượng trong tháng có xử lý kích thích có thể đạt trên 200% so đối chứng không kích thích.
+ RRIV 5 có khả năng đáp ứng kích thích kém nhất, trung bình sản lượng (g/c/c) chỉ đạt 100,1% đến 113,4% so đối chứng không kích thích.
+ RRIV 4 tỏ ra thích hợp với kích thích 4 lần/năm, RRIV 5 và PB 235 tỏ ra thích hợp với kích thích 2 lần/năm.
+ Sau 1 năm xử lý kích thích mủ không thấy ảnh hưởng xấu đến tình trạng sinh lý của cây cao su cũng như bệnh khô miệng cạo.
Đòan Lệ Thủy
“Khảo sát đánh giá một số mẫu giống trong tập đoàn giống mía tại Viện Nghiên Cứu Mía Đường”
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/1997 đến tháng12/2001, 7 mẫu giống gồm Colombia 1, Colombia 2, Colombia 3, ROC9, ROC17, QDT, VM14 được khảo sát đánh giá trong chu kỳ tơ và 2 gốc (từ tháng 5/1997 – tháng 01/2000) và 8 mẫu giống gồm ROC20, ROC18, QĐ15, VĐ86-368, Phil85-83, MC, VMC,ø Uthong 2 được khảo sát đánh giá ở vụ tơ và gốc I (từ tháng 10/1999 – tháng 12/2001). Thí nghiệm được bố trí với các giống liền nhau trên khu đất tương đối đồng nhất, 1 – 2 hàng dài 5 m/giống, khoảng cách hàng 1,2 m, có 4 – 5 hom 3 mắt mầm/mét dài.
Kết quả đề tài đã mô tả được một số đặc điểm cơ bản về thực vật học, sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu của các mẫu giống mía kể trên. Các mẫu giống Colombia 3, ROC9, QDT, ROC20, QĐ15, VĐ86-368, Phil85-83 và Uthong 2 có thể đưa vào khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái. Các giống có thể đưa vào chương trình tạo chọn giống mới gồm Colombia 1, Colombia 3, ROC9, QDT, ROC20, QĐ15, VĐ86-368, Phil85-83 và Uthong 2. Các đặc tính tốt của các mẫu giống này là mọc mầm tốt ở Colombia 1, QDT, VM14, ROC20; đẻ nhánh khỏe ở Phil85-83; đường kính thân lớn và hàm lượng đường cao ở Uthong 2; vươn cao mạnh ở VĐ86-368; lưu gốc tốt ở ROC9; chống chịu sâu hại khá ở ROC9, QĐ15, VĐ86-368; mật độ cây hữu hiệu cao ở Colombia 3, QĐ15, VĐ86-368; năng suất cao và ổn định ở Colombia 3; năng suất và chất lượng cao ở ROC9, QDT, QĐ15, VĐ86-368.
Nguyễn Thị Thanh Thảo
“Khảo sát ảnh hưởng của cadmium lên sự sinh trưởng, năng suất và sự tích lũy cadmium trong đất, trong cây đậu phộng trên nền đất xám bạc màu”.
Mục tiêu của đề tài là khảo sát ảnh hưởng của đất bị nhiễm độc cadmium do nguồn cung cấp phân bón lên sự sinh trưởng, năng suất và sự tích lũy cadmium trong đất nông nghiệp và cây trồng trên nền đất xám bạc màu (Haplic Acrisols) ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ Môi trường, Trung tâm Phân tích thí nghiệm và Khu Thực nghiệm, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 01/06/2002 đến 30/07/2003. Thí nghiệm cadmium được bố trí theo kiểu RCBD (một yếu tố, 5 mức độ Cd với 3 lần lặp lại). Thí nghiệm chất hữu cơ được bố trí theo kiểu RCBD hai yếu tố (3 loại phân hữu cơ và 8 mức phân bón với 3 lần lặp lại).
Kết quả khảo sát thí nghiệm cho thấy:
Sự khác biệt về mặt thống kê của tỷ lệ nẩy mầm, tỷ lệ chết và chiều cao cây ở cả hai thí nghiệm không có nghĩa (p > 0,05). Sự khác biệt về năng suất ở thí nghiệm cung cấp phân hữu cơ là rất có ý nghĩa, nhưng thí nghiệm cung cấp kim loại thì không tìm thấy sự khác biệt này. Như vậy có nghĩa là hàm lượng Cd trong đất và phân bón cung cấp ở mức thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm, tỷ lệ chết chiều cao cây cũng như năng suất sinh vật học và năng suất hạt đậu phộng, sự khác biệt năng suất ở thí nghiệm bón phân hữu cơ là do sự tác động của loại phân và mức phân hữu cơ được bón vào đất.
Hàm lượng Cd ở cả hai thí nghiệm cung cấp chất hữu cơ và thí nghiệm kim loại đều có chiều hướng gia tăng trong đất, thân cây và hạt đậu phộng khi gia tăng mức phân hữu cơ cung cấp và tỷ lệ xử lý muối CdCl2.
Hàm lượng Cd mất đi trong đất sau một vụ trồng có chiều hướng giảm khi tăng lượng phân hữu cơ cung cấp. Trong đó, phân heo có lượng Cd tồn lưu trong đất cao hơn có nghĩa so với phân rác và phân bò.
Sự khác biệt hàm lượng Cd tồn lưu trong đất giữa các nghiệm thức của cả hai thí nghiệm có ý nghĩa (p < 0,05). Cao nhất là ở các nghiệm thức 4,5FP, 3FP, Cd4, Cd3 thấp nhất là ở nghiệm thức không bón phân hữu cơ (0FP) và xử lý muối Cd (Cd0).
Hàm lượng Cd hấp thụ trong cây gia tăng rõ rệt khi tăng lượng bón phân hữu cơ và muối kim loại, nhưng trong hạt thì sự gia tăng này khác biệt không có ý nghĩa. Các nghiệm thức bón phân heo có hàm lượng Cd tích lũy trong đất sau thu hoạch và trong cây đậu phộng cao hơn so với phân bò và phân rác thải đô thị, nhưng hàm lượng Cd tích lũy trong hạt lại cao nhất là ở các nghiệm thức bón phân bò. Hàm lượng Cd trong đất trồng đậu phộng sau khi thu hoạch giảm đi nhiều nhất ở các nghiệm thức bón phân rác (42,0 %), kế tiếp là phân bò (36,1 %), phân heo mất đi trong đất ít nhất (27,4 %) so với trước khi trồng, trừ các nghiệm thức đối chứng chỉ bón vô cơ.
Không có sự tương quan cao giữa phân hữu cơ và muối CdCl2 cung cấp vào đất với pH, EC của đất. pH không ảnh hưởng đến sự tích lũy Cd trong đất, cây và hạt đậu phộng ở thí nghiệm bón phân hữu cơ. Có sự tương quan yếu giữa pH đất và hàm lượng Cd hấp thụ trong cây và trong hạt (r = - 0,341 và - 0,346, theo thứ tự) ở thí nghiệm kim loại. Tương quan giữa pH đất và hàm lượng Cd hấp thu là tương quan nghịch, pH đất cao đồng thời với sự giảm hàm lượng Cd trong cây và hạt.
Kết quả phân tích hàm lượng Cd theo tầng đất thấy rằng có sự rửa trôi Cd từ tầng 0 – 15 cm xuống các tầng đất sâu hơn sau khi thu hoạch vụ 1 nhiều nhất là các nghiệm thức bón phân bò và cấp xử lý Cd cao nhất (0,42 mg Cd/kg đất). Sự khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
Nguyễn Văn Phong
“Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp cắt tỉa, kích thích ra hoa, tăng đậu quả cho một số giống xoài Thái Lan trồng tại trại Đồng Tiến I, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh”
Nghiên cứu nhằm mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm, khả năng thích nghi và biện pháp thâm canh một số giống xoài Thái di thực vào Việt Nam
Đề tài gồm 4 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Theo dõi sự tăng trưởng và đặc điểm của một số giống xoài Thái
Năm giống xoài Thái có tên là Nam Dok Mai, Khieo Sawoei, Man Duon Cao, Pal Kun Xi, Chok Anan và một giống xoài Việt Nam là Cát Hòa Lộc làm đối chứng.
Thí nghiệm 2: Biện pháp tỉa cành cho một số giống xoài.
Thí nghiệm 2 yếu tố, 6 giống xoài (Nam Dok Mai, Khieo Sawoei, Man Duon Cao, Pal Kun Xi, Chok Anan và Cát Hòa Lộc), 4 kiểu tỉa (Tỉa thoáng, tỉa chừa 1 cơi đọt tận cùng, 2 cơi đọt tận cùng và tỉa chừa 3 cơi đọt tận cùng). Kết quả ở tất cả các giống, kiểu tỉa thoáng cho năng suất cao nhất, do cây xoài thường ra hoa ở đọt tận cùng.
Thí nghiệm 3: Xử lý ra hoa cho một số giống xoài theo một số thời điểm trong năm
Thí nghiệm 2 yếu tố, yếu tố A: 6 giống xoài (Nam Dok Mai, Khieo Sawoei, Man Duon Cao, Pal Kun Xi, Chok Anan và Cát Hòa Lộc), yếu tố B: 2 mức KNO3 là 3 % và 0 %. Xử lý vào các thời điểm là tháng 8, tháng 11 và tháng 12. Ở tất cả các giống xử lý vào tháng 11 cho kết quả tốt hơn tháng 8 và tháng 12.
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của một số chế phẩm tăng đậu quả đến khả năng đậu quả của các giống xoài.
Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 2 yếu tố, 3 lần lặp lại. Yếu tố A: 3 giống xoài (Nam Dok Mai, Khieo Sawoei và Cát Hòa Lộc), yếu tố B: 4 loại chế phẩm tăng đậu quả là HPC – B97, Mango 97, Progibb, Thiên nông và nghiệm thức đối chứng. Kết quả cho thấy phun chế phẩm tăng đậu quả cho năng suất cao hơn so với đối chứng.
Nhìn chung, các giống xoài Thái Lan thích hợp với điều khí hậu của Tp. Hồ Chí Minh, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao hơn xoài Cát Hòa Lộc. Các giống xoài ăn xanh như Khieo Sawoei được người tiêu dùng mua với giá cao chứng tỏ khách hàng chấp nhận 2 giống xoài mới này. Vì vậy các giống này được khuyến cáo mở rộng diện tích, kiểu tỉa thoáng và phun chế phẩm tăng đậu quả cũng được khuyến cáo thực hiện.
Nguyễn Văn Thái
“Ảnh hưởng của chế độ cạo nhịp độ thấp kết hợp sử dụng kích thích đến sản lượng và các thông số sinh lý mủ cao su dòng vô tính PB 235”
Thí nghiệm đặt tại lô 136, nông trường cao su Tân Lợi thuộc Công ty cao su Đồng Phú, Tỉnh bình Phước. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm có 4 nghiệm thức , 3 lần nhắc lại, 12 ô cơ sở, với mỗi ô cơ sở là 1 phần cạo (1,2 ha). Cây cao su được cạo ½ vòng xoắn với 2 nhịp độ cạo như sau cạo 1 ngày nghỉ 2 ngày (d/3) và cạo 1 ngày nghỉ 3 ngày (d/4). Chế độ cạo mủ này kết hợp sử dụng thuốc kích thích mủ với nhịp độ bôi 4, 6 lần / năm.
NT I : 1/2S d/3 không kích thích (đối chứng);
NT II : 1/2S d/4 không kích thích
NT III : 1/2S d/4 ET 2.5% Pa 0.7(1) 4/y
NT IV : 1/2S d/4 ET 2.5% Pa 0.7(1) 6/y
Thời gian bố trí và tiến hành theo dõi thí nghiệm từ tháng 4 / 1998 đến tháng 1 / 2001, trên vườn cây tơ khai thác năm thứ 1 của lớp vỏ cạo nguyên sinh. Tình hình sinh trưởng, mật độ cây cạo trên lô đồng đều (trên 400 cây / ha), cùng một chế độ chăm sóc bón phân.
Kết quả đạt được trong thí nghiệm cho thấy sản lượng của các nghiệm thức cạo nhịp độ thấp d/4 có sử dụng thuốc kích thích 4 đến 6 lần / năm, đạt được cao từ 13 – 27% so với đối chứng cạo d/3. Sử dụng thuốc kích thích ethephon nồng độ 2,5% với nhịp độ bôi 4 – 6 lần / năm trên dòng vô tính PB 235 có tác dụng làm gia tăng sản lượng, không ảnh hưởng đến sinh trưởng vườn cây cũng như một vài chỉ tiêu khác như : mức tăng vanh, bệnh khô miệng cạo…
Khai thác với nhịp độ thấp d/4 đã tiết kiệm được lớp vỏ cạo nguyên sinh từ 2,5 – 3 cm / năm. Ngoài ra, khi áp dụng cạo với nhịp độ thấp d/4 còn tiết kiệm giảm được lao động / vườn cây, từ đó giảm chi phí giá thành sản xuất nguyên liệu đầu vào từ 8 – 10%, góp phần làm gia tăng lãi ròng / phần cây từ 20 – 42% so với d/3.
PB 235 là dòng vô tính cho sản lượng cao sớm, việc giảm nhịp độ cạo d/4 kết hợp bôi thuốc kích thích mủ đã có tác động tốt theo chiều hướng tích cực đối với một vài chỉ tiêu thông số sinh lý mủ : hàm lượng đường, thiols, lân vô cơ…
Nguyễn Thị Bé Bảy
” Nghiên cứu xây dựng qui trình cứu phôi xoài (Vandyke x cát Hòa lộc) (Mangifera indica L.)"
Đề tài được tiến hành tại phòng nuôi cấy mô của Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, thời gian thực hiện từ tháng 2 năm 2002 tháng tháng 12/2003. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, có tất cả 10 thí nghiệm, số nghiệm thức, và số lần lặp lại thay đổi theo từng thí nghiệm.
Kết quả cho thấy :
1. Môi trường tốt nhất cho nuôi cấy phôi xoài 45 và 60 ngày sau thụ phấn là B5 (đa lượng) + MS (vi lượng + hữu cơ).
2. Tỷ lệ phôi sống cao nhất trong môi trường B5 (đa lượng) + MS (vi lượng + hữu cơ) + 2 mg BA/lít có bổ sung 60 g sucrose /lít, nếu được bổ sung thêm 200 mg CH / lít + 400 mg Glu /lít cho tỷ lệ phôi sống cao 76,11 % và 75,00 %, phôi 45 và 60 NSTP.
3. Phôi 45 và 60 NSTP cho tỷ lệ phôi sống cao và có gia tăng kích thước chiều dài, chiều rộng và trọng lượng khi môi trường B5 (đa lượng) + MS (vi lượng + hữu cơ) + 60 g sucrose /lít có bổ sung 1 mg NAA /lít + 2 mg BA /lít.
4. Tỷ lệ phôi tăng trọng và kích thước phôi tăng nhiều nhất khi để phôi hoàn toàn tối từ 0 - 60 ngày sau cấy.
5. Phôi sẽ nẩy mầm tốt và có rễ và chồi xuất hiện sớm trong môi trường B5 (đa lượng) + MS (vi lượng + hữu cơ) có bổ sung thêm 40 g sucrose /lít, với điều kiện nuôi cấy là 12/12 giờ tối sáng.
6. Môi trường nuôi cấy B5 (đa lượng) + MS (vi lượng + hữu cơ) + 40 g sucrose /lít có bổ sung 2 mg BA/ lít + 0,5 mg GA3 / lít cho tỷ lệ phôi nẩy mầm cao, có rễ và chồi xuất hiện sớm nhất.
7. Chiều dài chồi và dài rễ tăng trưởng nhiều nhất trong môi trường B5 (đa lượng) + MS (vi lượng + hữu cơ) có bổ sung 40 g sucrose/lít + 10 g glucose/lít.
8. Tỷ lệ cây cứu phôi sống sau 60 ngày ra bầu ươm là 11,6 % trong môi cát + tro trấu + xơ dừa xay nhuyễn với tỷ lệ 1:1:1, cây sinh trưởng tốt, có chiều cao 16,8 cm, đường kính thân 0,3 cm và có 3 - 4 lá xanh tốt.
Phạm Bá Tòng
“Nghiên cứu hiện trạng và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cho cây dứa Cayenne (Ananas comosus [L.] Merr. cultivar Smooth Cayenne) tại nông trường Thọ Vực, Xuân Lộc, Đồng Nai”.
Đề tài gồm 2 nội dung:
Nội dung 1: Điều tra hiện trạng trồng dứa tại nông trường Thọ Vực. Kết quả dứa chỉ mới được trồng 17 tháng với diện tích bình quân 1-1,5ha/hộ, nông dân chưa có kinh nghiệm trồng, mật độ 56.000 cây/ha, chồi giống không đều, được bón phân không cân đối và bị thiếu nước trong mùa khô dẫn đến sinh trưởng, phát triển yếu. Ruộng dứa xuất hiện bệnh đỏ đầu lá, rệp, kiến và xuất hiện rất nhiều cỏ dại trong mùa mưa. Khi xử lý acetylen vào tháng 5 tỉ lệ cây ra hoa đạt từ 41-88,8% và tháng 7 từ 10,5-94%. Kết quả đạt được năng suất bình quân 26 tấn/ha ngoại trừ điểm thử nghiệm đạt trên 90tấn/ha.
Nội dung 2: Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây dứa Cayenne
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu điều chỉnh phân bón gồm 2 nghiệm thức: 1) Bón phân theo định mức của nông trường; 2) Điều chỉnh phân bón, được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên, chọn mẫu và phân tích theo kiểu t-test với 30 cây/nghiệm thức.
Kết quả cho thấy chiều dài lá D (99,7cm tăng 3,3cm), trọng lượng lá D (83,3g/lá tăng 11,9g), số lá mới xuất hiện (cao hơn 1 lá/tháng) và số lá trên cây (39,1 lá/ cây tăng 3,3 lá) ở nghiệm thức điều chỉnh phân bón lớn hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Đồng thời bón phân theo phương pháp Glennie làm tăng 13,4tấn/ha cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng, nhưng không ảnh hưởng đến sâu bệnh hại trên ruộng dứa. Từ kết quả trên công thức phân được đề nghị bón cho dứa Cayenne tại Thọ Vực 7-7,5gN; 2,16gP2O5; 8-9gK2O/cây.
Thí nghiệm 2: Khảo sát việc trồng dứa có tưới nhỏ giọt với 2 nghiệm thức: 1) Tưới phun bằng tay. 2) Tưới nhỏ giọt, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên, chọn mẫu và phân tích theo kiểu t-test với 30 cây/nghiệm thức. Kết quả cho thấy: Tưới nhỏ giọt với thời lượng 18,5giờ/tháng cho dứa vào mùa khô ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển trên đất ở Thọ Vực. Vào thời điểm xử lý ra hoa, dứa ở nghiệm thức được tưới nhỏ giọt có chiều dài lá D (93,3cm, tăng 20cm), trọng lượng lá D (71,6g, tăng 24,8g), số lá tích luỹ (35,9lá/cây, tăng 6,4lá) đồng thời làm giảm tỉ lệ sâu bệnh hại trên ruộng dứa so với đối chứng. Tưới nhỏ giọt làm tăng 33,6tấn/ha, nhưng làm giảm độ Brix trong quả so với đối chứng.
Thí nghiệm 3: Khảo sát việc trồng dứa có phủ bạt được tiến hành với 2 nghiệm thức: 1) Đối chứng 2) Có phủ bạt, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên. Các chỉ tiêu được phân tích theo kiểu t-test với 30 cây/nghiệm thức.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Phủ bạt ảnh hưởng tốt đến sự sinh trửơng, năng suất và chất lượng dứa Cayenne. Ở giai đoạn 15 tháng tuổi (khi xử lý ra hoa) số lượng lá trên cây (39,2 lá/cây tăng 2,7 lá), trọng lượng lá D (83,3g tăng 12,4g), chiều dài lá D (100,3 cm tăng 9,8 cm) nghiệm thức có phủ bạt cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Phủ bạt hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại, khả năng thóat hơi nước trong đất và làm tăng năng suất 26,3tấn/ha so với đối chứng. Tuy nhiên không khác biệt ý nghĩa về số lá xuất hiện/ tháng, tỉ lệ cây ra hoa ở 60 ngày sau khi xử lý và chất lượng quả giữa hai nghiệm thức.
Phan Đình Thảo
“Nghiên cứu ứng dụng phương pháp mô hình hóa dự đoán năng suất mủ cao su trên hai dòng vô tính GT 1 và PB 235”
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ 2002 đến 2003, trên số liệu thực tế sản xuất điều tra tại hai công ty cao su Đồng Phú và Dầu Tiếng. Diện tích cao su được chọn để thu thập số liệu xây dựng các mô hình toán học bao gồm: ở Đồng Phú trên dòng vô tính GT 1 là 346,26 ha (15 lô) và trên dòng vô tính PB 235 là 375,61 ha (17 lô), ở Dầu Tiếng trên dòng vô tính GT 1 là 524,10 ha (23 lô) và trên dòng vô tính PB 235 là 1942,99 ha (84 lô). Phân tích tương quan tuyến tính, tuyến tính hóa và phi tuyến (i) giữa tuổi cạo và năng suất mủ (kg/cây/năm); (ii) giữa tuổi cạo và mật độ cây cạo (SCC/ha); và (iii) giữa tuổi cạo, mật độ cây cạo (SCC/ha) với năng suất mủ vườn cây (kg/ha/năm). Từ đó tìm ra dạng mô hình phù hợp nhất dựa trên hệ số tương quan (cao nhất) và mức ý nghĩa về mặt thống kê. Tiến hành phân tích hồi quy, thiết lập các mô hình toán học theo dạng đã được xác định.
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất mủ cá thể (kg/cây/năm) có xu hướng gia tăng theo tuổi cạo và mối quan hệ giữa tuổi cạo (x) và năng suất cá thể (kg/cây/năm) (y) được diễn tả theo mô hình toán học lny = b0 + b1lnx là phù hợp nhất. Các mô hình toán học đã được thiết lập trên dòng vô tính GT 1 và PB 235 tại Đồng Phú và Dầu Tiếng đều có hệ số tương quan cao (từ 0,9626 - 0,9939) và các hệ số hồi qui của các mô hình đều tồn tại ở mức có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Mối quan hệ giữa mật độ cây cạo (SCC/ha) (y) và tuổi cạo (x) có thể được diễn tả theo mô hình toán học y = b0 + b1x + b2x2 + b3x3. Kết quả thiết lập các mô hình trên dòng vô tính GT 1 và PB 235 tại Đồng Phú và Dầu Tiếng đều có hệ số tương quan cao (từ 0,9915 – 0,9984) và các hệ số hồi quy của các mô hình đều tồn tại ở mức có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Các mô hình cho thấy rằng mật độ cây cạo gia tăng nhanh trong những năm đầu tiên (từ tuổi 1 đến tuổi 4) và đạt mức cao nhất vào tuổi 5 - 6, sau đó ổn định và giảm nhẹ từ tuổi 7 -10.
Trên những vườn cây được chăm sóc và khai thác theo quy trình kỹ thuật của TCTCS VN thì mối quan hệ giữa tuổi cạo (x1) và mật độ cây cạo (x2) đến năng suất mủ vườn cây (kg/ha/năm) (y) có thể được diễn tả theo mô hình: lny = b0 + b1lnx1 + b2lnx2. Các mô hình toán học đã được thiết lập trên hai dòng vô tính GT 1 và PB 235 tại Đồng Phú và Dầu Tiếng đều có hệ số tương quan cao (0,9866 - 0,9977) và các hệ số hồi quy của mô hình đều tồn tại có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Các mô hình toán học này sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho việc dự đoán năng suất ngoài thực tế sản xuất trên hai dòng vô tính GT 1 và PB 235 giai đoạn tuổi cạo 1 đến tuổi cạo 10 tại hai CTCS Đồng Phú và Dầu Tiếng.
Trương Vĩnh Hải
“ Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đối với năng suất và phẩm chất một số loại rau trên vùng đất xám Thành phố Hồ Chí Minh”
Đề tài gồm hai nội dung:
- Nội dung 1: Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đối với năng suất và phẩm chất cây cải ngọt và dưa leo ở điều kiện ngoài đồng.
- Nội dung 2: : Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đối với năng suất và phẩm chất một số loại rau ăn lá trong nhà lưới.
Nội dung 1 bao gồm hai thí nghiệm, được tiến hành trên cùng một nền đất trong hai vụ liên tục ( cải ngọt – Dưa leo), trên mỗi đối tượng rau, thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm có lô phụ với 5 công thức của yếu tố chính và 2 công thức của yếu tố phụ, 3 lần lập lại. Diện tích mỗi nghiệm thức là 20 m2
Nội dung 2 được nghiên cứu bằng các thí nghiệm trong nhà lưới, bao gồm 6 thí nghiệm được bố trí tại một địa điểm cố định với thời gian liên tục trong 6 vụ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 công thức, 3 lần lập lại. Diện tích mỗi nghiệm thức là 10 m2.
Kết quả cho thấy, năng suất cải ngọt trồng ngoài đồng của các công thức phân bón hữu cơ sinh học đạt 21,1- 22,7 tấn/ha trong khi công thức phân bón hoá học chỉ đạt 18,4 tấn/ha. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng nitrate (NO3-) trong lá ở các công thức phân bón hữu cơ sinh học thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép (1.000 mg/kg). Đối với cây dưa leo, năng suất của các công thức phân bón hữu cơ sinh học đạt từ 33,3 tấn/ha đến 36,3 tấn/ha, khác biệt có ý nghĩa so với công thức phân hoá học. Hàm lượng nitrate (NO3-) trong trái dưa leo ở các công thức đều rất thấp so với ngưỡng cho phép (150 mg/kg). Mặt khác, phân bón hữu cơ sinh học giúp ổn định trị số pH đất sau nhiều vụ canh tác.
Đối với nhóm rau ăn lá trong nhà lưới, phân bón hữu cơ sinh học cho năng suất cao hơn so với đối chứng và hàm lượng nitrate (NO3-) thấp hơn giới hạn cho phép rất nhiều. Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học trong canh tác rau ăn lá trong nhà lưới có thể thay thế hoàn toàn phân chuồng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất và phẩm chất.
Ngoài ra, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học trong canh tác rau cao hơn so với đối chứng.
Võ Quốc Khánh
“Hiệu quả của than bùn dùng làm phân bón trong sản xuất đậu phộng”
Đề tài gồm các thí nghiệm đã được tiến hành trên đất xám (Acrisols), giống đậu VD1 và Lỳ địa phương, hai thí nghiệm trong chậu được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RBCD) tại thành phố Hồ Chí Minh, thí nghiệm ngoài đồng được bố trí theo kiểu có lô phụ (split-plot design) tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Than bùn đã được sử dụng để nghiên cứu được khai thác từ 2 mỏ Bình Phước và Kiên Giang, lên men vi sinh theo công nghệ sản xuất phân bón của công ty Thiên Sinh sau đó trộn đều và dùng bón cho các thí nghiệm.
Kết quả cho thấy: than bùn có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây đậu phộng.
Có thể dùng than bùn thay phân chuồng để bón cho cây đậu phộng. Trên nền phân N-P–K = 30-60-90, bón phối hợp với 1,47 tấn than bùn/ha cho năng suất tương đương với bón 5 tấn phân chuồng/ha.
Khi có bón phối hợp 5 tấn than bùn/ha có thể giảm bớt 28,96% lượng phân NPK vẫn bảo đảm năng suất đậu phộng.
Nghiệm thức bón 100% phân nền N-P–K = 30-60-90 phối hợp với 5 tấn than bùn/ha cho năng suất cao nhất đạt 3555,7 kg/ha tăng hơn đối chứng chỉ bón 100% phân khoáng nền là 23,06%. Nghiệm thức bón 100% phân khoáng nền phối hợp với 1,47 tấn than bùn/ha cho năng suất đạt 3316,5 kg/ha cao hơn đối chứng 15,58%, có lãi ròng cao nhất, cho tỷ suất lợi nhuận cao nhất đạt 3,03.
Hai giống đậu phộng Lỳ địa phương và VD1 có phản ứng không khác nhau đối với phân bón.
Bùi Thị Lan Hương
“Điều tra thành phần dân số tuyến trùng và khảo sát hiệu lực của một số thuốc có tác dụng phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây xương rồng tại vườn sưu tập xương rồng Đầm sen”
Nội dung nghiên cứu gồm : Điều tra thành phần, mật số tuyến trùng gây hại trên cây xương rồng tại vườn sưu tập xương rồng Đầm sen theo các thời gian điều tra trong năm, phương pháp trồng khác nhau: trồng qua gốc ghép và trồng thẳng xuống đất, theo giống xương rồng làm chân ghép khác nhau, các giống xương rồng khác nhau, các môi trường trồng xương rồng khác nhau, trồng trong chậu và trồng ngoài đất, thời điểm ngày sau trồng khác nhau : 25 ngày sau trồng, 55 ngày sau trồng và 75 ngày sau trồng.
Kết quả ghi nhận có 4 giống tuyến trùng hiện diện trên cây xương rồng tại vườn sưu tập xương rồng Đầm sen, gồm các giống Meloidogyne, Helicotylenchus, Pratylenchus, Tylenchorhynchus được xếp vào 4 họ thuộc bộ Tylenchidae. Trong đó giống Meloidogyne là đối tượng nguy hiểm và quan trọng nhất bởi tần suất xuất hiện và mật số tuyệt đối rất cao.
Mật số tuyến trùng Meloidogyne không có sự biến động lớn qua các thời gian điều tra.
Mật số tuyến trùng Meloidogyne ở cây trồng thông qua gốc ghép ít hơn là cây trồng thẳng xuống đất.
Mật số tuyến trùng Meloidogyne ở cây xương rồng Thanh Long dùng làm gốc ghép ít hơn là ở cây xương rồng Gai 6 Cạnh.
Mật số tuyến trùng Meloidogyne ở cây xương rồng Kim Hổ và xương rồng Móc Câu nhiều hơn cây xương rồng Trụ Khế.
Mật số tuyến trùng Meloidogyne ở môi trường trồng cây trong chậu thấp hơn ở môi trường trồng cây ngoài đất.
Mật số tuyến trùng Meloidogyne ở thời điểm 25 ngày sau trồng chưa cao và có sự khác biệt ở thời điểm 75 ngày sau trồng.
Nội dung khảo sát hiệu lực của một số thuốc có tác dụng phòng trừ tuyến trùng ký sinh gây hại xương rồng để tìm ra loại thuốc có tác dụng hữu hiệu nhất. Kết quả thí nghiệm cho thấy thuốc Vimoca 20ND tỏ ra có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng cao nhất.
Bạch Công Sơn
“Nghiên cứu chọn giống đậu nành cao sản, Chín sớm, thích hợp với điều kiện
Sản xuất ở Đồng Nai”
Đề tài so sánh, đánh giá 18 giống đậu nành được thí nghiệm trong 2 năm ở 2 khu vực: năm 2003 (vụ Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân) tại Bàu Cá (huyện Trảng Bom, Đồng Nai); năm 2004 (vụ Hè Thu và Thu Đông) ở Suối Nho (huyện Định Quán, Đồng Nai). Năm thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 4 lần lặp lại và kết quả như sau:
- Dòng đậu nành BC 19 (20Kr) (chiếu xạ gamma Co60 BC 19) có tiềm năng năng suất cao: 35,8-44,2 tạ/ha. Tại Bàu Cá đạt 24,8-28,0 tạ/ha và vùng chuyên canh Định Quán: 17,2-17,9 tạ/ha; thời gian sinh trưởng ngắn: 80-85 ngày; dạng hình gọn chống đổ tốt; hạt to, vàng bóng, tể nhạt màu rất phù hợp thị hiếu tiêu dùng và xuất khẩu. Là dạng ổn định, thích nghi rộng nên đã được đưa vào cơ cấu cây trồng của Đồng Nai.
- Giống đậu nành DT 84 (DT 80 x ĐH 4) có tiềm năng năng suất cao: 33,2-38,7 tạ/ha. Tại Bàu Cá đạt 21,7-24,6 tạ/ha và vùng chuyên canh Định Quán: 16,6-17,1 tạ/ha; thời gian sinh trưởng ngắn; dạng hình gọn ít đổ ngã, chống chịu sâu bệnh khá; hạt trung bình, vàng đẹp; phù hợp với vùng khó khăn còn tập quán tự để giống.
Ngoài ra, đậu nành BC 19 (20Kr) còn có hệ số kinh tế cao hơn Bắp lai và Bông vải trong vụ Thu Đông tại Định Quán, BC 19 (20Kr) là điều kiện phát triển mô hình luân canh bền vững, bảo vệ tốt tài nguyên đất đang suy thoái.
Cao Thị Làn
Áp dụng một số biện pháp nông học để tăng năng suất và rút ngắn chu kỳ sản xuất củ khoai tây GO tại đà lạt
Bốn thí nghiệm được tiến hành lặp lại trong vụ Xuân Hè và vụ Hè năm 2004 tại Đà Lạt.
Thí nghiệm 1:Aûnh hưởng của liều lượng phân hóa học và mật độ trồng đến năng suất củ G0 của giống khoai tây Mariella tại Đà Lạt
Phân NPK Sun ray (13 – 10 – 21) được sử dụng để bón cho thí nghiệm với các mức 770, 920, 1.040 kg/ha và đối chứng bón ở mức 100 kg N – 120 kg P2O5 – 100 K2O. Cây ra rễ được trồng trên hỗn hợp đất phân chuồng (3 : 1) đã khử trùng với ba mật độ 100, 150 và 200 cây/m2. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô chính lô phụ với 4 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức bón 920 kg NPK Sun ray (13 -10 -21)/ha làm tăng số củ từ 15 – 30% so với nghiệm thức đối chứng. Số củ/cây tỷ lệ nghịch với mật độ trồng, nhưng số củ/m2, ngược lại, tỷ lệ thuận với mật độ trồng. Trồng cây ra rễ với mật độ 200 cây/m2 làm tăng 147 củ/m2 (70%) trong vụ Xuân Hè và 60 củ/m2 (34%) trong vụ Hè so với nghiệm thức trồng với mật độ 100 cây/m2. Tuy nhiên, khối lượng trung bình củ giảm từ 8,35 g xuống 5,76 g trong vụ Xuân và từ 7,22 g xuống 5,97 g trong vụ hè. Trồng cây ra rễ ở mật độ 200 cây/m2 và bón 920 kg NPK Sun ray (13 -10 -21)/ha cho năng suất củ và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thí nghiệm 2: Aûnh hưởng của phương pháp bón phân và độ cao vun gốc đến năng suất củ G0 của giống khoai tây Mariella tại Đà Lạt
Cây ra rễ được trồng với mật độ 150 cây/m2 và bón 920 kg NPK Sun ray/ha. Phân được bón theo hai cách: bón 2 lần:tổng lượng phân được chia đều cho bón lót và bón thúc sau trồng 20 ngày; bón 3 lần: tổng lượng phân được chia đều cho bón lót, bón thúc sau trồng 20 ngày và 30 ngày. Cây thí nghiệm được vun gốc ở độ cao 3 hoặc 5 hoặc 7 cm. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô chính lô phụ với 4 lần lặp lại. Bón phân tập trung và kết thúc bón sớm (bón 2 lần) làm tăng 16% tổng số củ so với bón phân không tập trung và kết thúc muộn (bón 3 lần) nhưng khối lượng củ không khác biệt. Vun gốc cao 5 cm làm tăng 10 -15% tổng số củ so với vun gốc cao 3 cm. Nghiệm thức bón phân 2 lần kết hợp với vun gốc cao 5 cm cho năng suất cao hơn 28 – 32% so với nghiệm thức bón phân 3 lần và vun gốc cao 3 cm.
Thí nghiệm 3: Aûnh hưởng của biện pháp phun CCC và biện pháp bấm ngọn đến năng suất củ G0 của giống khoai tây Mariella tại Đà Lạt
Sau trồng 25 ngày, cây thí nghiệm được phun nước lã hoặc CCC ở nồng độ 100 mg/L ngay sau khi bấm ngọn hoặc không bấm ngọn. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô chính lô phụ với 4 lần lặp lại. Biện pháp phun CCC không làm tăng năng suất củ nhưng có tác dụng rút ngắn chu kỳ sản xuất từ 15 – 17 ngày. Biện pháp bấm ngọn làm tăng số củ từ 8 – 13% và làm giảm khối lượng trung bình củ từ 8,7 - 9% so với không bấm ngọn. Nghiệm thức phun CCC ngay sau khi bấm ngọn làm tăng số lượng củ từ 19 – 21% so với nghiệm thức không phun CCC và không bấm ngọn.
Thí nghiệm 4: Aûnh hưởng của thời điểm xử lý quang chu kỳ 8 giờ sáng trong giai đoạn giâm ngọn ra rễ đến năng suất củ G0 của giống khoai tây Mariella tại Đà Lạt
Ngọn cắt của giống khoai tây Mariella được xử lý quang chu kỳ 8 giờ sáng trong suốt thời gian giâm cây ra rễ, trong điều kiện nhà lưới và tại hai thời điểm khác nhau: sau khi giâm ngọn một tuần và ngay sau khi giâm ngọn. Sau khi giâm ba tuần, cây ra rễ được trồng lên bồn để sản xuất củ giống G0. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, lặp lại 4 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức xử lý quang chu kỳ 8 giờ sáng sau một tuần giâm ngọn (trong suốt 14 ngày giâm cây ra rễ) làm tăng số lượng củ từ 7 – 17% so với nghiệm thức đối chứng.
Nguyễn Đức Hiền
“Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng phân bón lá đến sự cảm ứng ra hoa, đậu quả và năng suất điều (Anacardium occidentale L.) ở Đồng Nai”
Đề tài được tiến hành tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, thời gian từ 5/2003 đến tháng 12/2004. Đề tài có 3 thí nghiệm, bố trí ở 3 địa điểm khác nhau. Thí nghiệm 1 về phân bón lá gồm 4 nghiệm thức, bố trí theo kiểu ô vuông La-tinh 4 lần nhắc lại. Thí nghiệm 2 về chất điều hòa sinh trưởng gồm 9 nghiệm thức, thí nghiệm 2 yếu tố, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm 3 về ảnh hưởng tương tác khi phun kết hợp giữa chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá gồm 9 nghiệm thức, bố trí theo kiểu thí nghiệm có lô phụ, 2 yếu tố, 3 lần lặp lại.
Kết quả thu được như sau:
Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá phun cho điều vào thời kỳ ra hoa, đậu trái làm gia tăng các yếu tố cấu thành năng suất và tăng năng suất điều từ 30,4% – 123,0%. Phân bón lá chứa B thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa điều, tăng tỷ lệ đậu quả và nâng cao năng suất (tăng 59,8%).
Dùng các chất điều hòa sinh trưởng IBA (Indol butyric acid) 25 ppm, NAA (Naphtyl acetic acid) 20 ppm có lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả; làm tăng trọng lượng hạt và năng suất.
Sử dụng kết hợp chất điều hòa sinh trưởng IBA, GA3 (Gibberellin) và phân bón lá kích thích ra hoa đều, tập trung cho tỷ lệ đậu trái cao, và năng suất cao hơn so với sử dụng đơn lẻ chất điều hòa sinh trưởng hoặc phân bón lá; đồng thời có sự tương tác giữa chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá, tăng năng suất từ 25 – 40 %.
Về hiệu quả kinh tế sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đều tăng năng suất, sinh lợi nhuận cao và có ngưỡng lợi nhuận MRR (Marginal Rate of Return) > 100%, nông dân dễ chấp nhận đầu tư.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong việc sản xuất ra các loại phân bón lá cho điều ở thời kỳ ra hoa, đậu quả. Trong thành phần phân bón lá ngoài các nguyên tố dinh dưỡng cơ bản N, P, K nên bổ sung thêm chất điều hòa sinh trưởng NAA 20 ppm, IBA 25 ppm vàø vi lượng B để tăng năng suất điều.
Đào Minh Sô
“Tuyển chọn giống lúa Nàng Hương đột biến phóng xạ (tia gamma, nguồn 60Co.): áp dụng cho vùng Đông Nam bộ”
Đề tài thực hiện chọn lọc so sánh và xác định tính thích ứng của 20 dòng lúa Nàng Hương đột biến ngắn ngày trên một số địa phương trồng lúa vùng ĐNB. Thí nghiệm so sánh bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc lại, tiến hành trong 2 vụ liên tiếp. .
Kết quả đánh giá 20 dòng lúa NH đột biến như sau:
- Các đặc điểm về sinh trưởng, hình thái: Các dòng lúa có chu kỳ sinh trưởng 100 – 112 ngày theo phương thức cấy, phù hợp bố trí 2 – 3 vụ sản xuất/năm ở các tỉnh vùng ĐNB; chiều cao cây trong khoảng 90 – 100 cm, ít đổ ngã hoặc chống đổ ngã tốt, dạng hình đẹp, lá đòng thẳng, thích hợp điều kiện thâm canh để đạt năng suất cao.
- Đặc tính chống chịu: Chống chịu rầy nâu (cấp 3 – 5) và đạo ôn (cấp 2 – 4) tương đương hoặc tốt hơn IR64, chưa thấy nhiễm đạo ôn cổ bông và bạc lá, chịu đựng môi trường phèn khá tốt.
- Chất lượng gạo: 12/20 dòng lúa có dạng hạt thon – dài, chất lượng phù hợp tiêu dùng hay xuất khẩu, nhưng chưa cạnh tranh được so với chất lượng giống đối chứng IR64. 8/20 dòng lúa có cỡ hạt trung bình, chất lượng phù hợp cho tiêu dùng, chăn nuôi hay chế biến các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác.
- Năng suất (NS) và thành phần năng suất:
o Trong phạm vi nghiên cứu chưa có tương tác đối nghịch giữa các thành phần NS. Hạt chắc/bông là nhân tố chính đóng góp vào năng suất lúa trong vụ ĐX và vụ HT gồm cả số bông/m2 và số hạt chắc/bông.
o NS cao nhất trong vụ ĐX đạt 7,20 t/ha, lớn cách biệt ý nghĩa so với đối chứng IR64; vụ HT, NS cao nhất là 4,69 t/ha, lớn hơn IR64 nhưng chỉ ở mức sai số.
- Về kết quả chọn lọc, các dòng lúa sau đây đáp ứng mục tiêu nghiên cứu:
· NH3 đạt năng suất cao, ổn định và thích nghi rộng, chất lượng gạo khá, có khả năng cạnh tranh cao về năng suất và đặc tính chống chịu so với IR64. NH1 và NH4 cũng là những dòng lúa có các đặc tính tốt, chất lượng gạo chấp nhận được, năng suất trội hơn IR64 qua nhiều vụ thí nghiệm; NH1 ổn định và thích nghi trong vụ HT, NH4 ổn định và thích nghi trong vụ ĐX.
· NH3 > NH4 > NH1 > NH6 = NH13 là các dòng lúa được chú trọng để phát triển thành giống hoặc làm vật liệu phục vụ công tác lai tạo giống mới.
Duc Nak
“Nghiên cứu bản chất tồn trữ của một số hạt giống cây thực phẩm (đậu xanh, bắp, lúa) và rau quả (cà chua, ớt, bưởi)”
Đề tài được tiến hành tại phòng thí nghiệm hạt, trung tâm Cây Công Nghiệp Nhiệt đới Xuất Khẩu, Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, thời gian từ tháng 3 /2002 đến 10/2003.
Kết quả xác định bản chất của hạt đậu xanh (HL.89E3), đậu xanh (VN 94-208), bắp (VN 25-99), bắp nếp dạng nù, lúa (VND95-20), cà chua và ớt sừng trâu đều thuộc nhóm hạt truyền thống (Orthodox).
Kết quả xác định độ chín hạt giống cà chua ở 3 độ chín (chín xanh, chín vàng và chín đỏ) cho thấy: hạt ở trái chín đỏ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất (99,93%). Hạt giống ớt sừng trâu ở 3 độ chín (chín xanh, chín đỏ và chín đỏ đậm) cho thấy: hạt ớt ở trái chín đỏ đậm có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (99,5%).
Ứng dụng phương trình dự đoán về thời gian sống của các hạt giống, nếu nhiệt độ (ban ngày là 35oC, ban đêm 25oC) thì hạt đậu xanh (HL.89E3), ở ẩm độ hạt 8,54% có thời gian sống là 5200 ngày (14,24 năm). Hạt đậu xanh (VN 94-208), ẩm độ 8,25% có thời gian sống 7600 ngày (20,82 năm). Hạt bắp (VN 25-99), ẩm độ 6,98% có thời gian sống 2800 ngày (7,67 năm). Hạt bắp nếp dạng nù (8,63% ẩm độ) có thời gian sống 1050 ngày (2,87 năm). Hạt lúa (VND95-20), ẩm độ 8% có thời gian sống 125 ngày (4,16 tháng). Hạt cà chua ở trái chín xanh (8,20% ẩm độ) có thời gian sống 2300 ngày (6,57 năm). Hạt cà chua ở trái chín vàng (8,10% ẩm độ) thời gian sống là 2600 ngày (7,12 năm). Hạt cà chua ở trái chín đỏ (8,58% ẩm độ) thời gian sống là 1800 ngày (4,93 năm). Hạt bưởi chua được xác định thuộc nhóm trung gian do đó có thể tồn trữ hạt trong môi trường có 10% - 12% ẩm độ với nhiệt độ khoảng 10oC - 15oC, thời gian sống có thể đạt từ 6 tháng đến một năm. Xác định bệnh greening bằng phương pháp PCR trên 3 mẫu hạt bưởi (bưởi Thanh Trà, bưởi Bung và bưởi Đường) cho kết quả âm tính.
Hà Hữu Tiến
Nghiên cứu chọn giống đậu nành năng suất cao, ngắn ngày, thích hợp vùng sinh thái tây nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long
Đề tài được thực hiện trên bộ giống đậu nành quốc gia bao gồm 13 giống trong hai vụ Thu Đông 2003 và Đông Xuân 2003-2004 trên ba vùng sinh thái khác nhau: Tây nguyên, Đông Nam Bộ, và Đồng bằng sông Cửu Long. Các thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hòan tòan ngẫu nhiên 4 lần lập lại.
Kết qủa thu được:
- Giống đậu nành HL 203 (GC 84058-18-4) có năng suất cao 1500-1700 kg/ha vụ Thu Đông và 2000 - 2200 kg/ha trong vụ Đông Xuân. Giống HL 203 có khả năng cho năng suất cao ổn định trong ba vùng sản xuất trọng điểm tại Tây nguyên, Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Giống đậu nành HL 203 (GC 84058-18-4) có thời gian sinh trưởng ngắn (80-85) ngày; d?ng h?t to, màu vàng đẹp, hàm lượng dinh dưỡng cao; dạng hình gọn, ít cành lá có thể đạt năng suất 2200 kg/ha khi được trồng mật độ cao 500.000 cây/ha trong mùa mưa tại Đông Nam Bộ.
- Giống DT 84 có năng suất cao, khá ổn định trong các mùa trồng, thích nghi với điều kiện khó khăn. Có thể sản xuất giống DT 84 trong các vùng sinh thái trên. Hạn chế của giống DT 84 là hàm lượng protein hơi thấp.
Huỳnh Thị Kim Cúc
“Nghiên cứu một số biện pháp sản xuất rau theo hướng hữu cơ trên địa bàn thành phố Biên Hòa”
Kết quả được ghi nhận :
Mức bón phân hữu cơ (bò, cút, heo) càng tăng trong khoảng 0 đến 25 tấn/ha thì các yếu tố về sinh trưởng và năng suất đạt trị số càng cao. Năng suất thực thu khi sử dụng 3 loại phân hữu cơ (bò, heo, cút) trong thí nghiệm, chỉ có phân bò (Tân Phong, Tân Tiến) và phân heo (Tân Phong) có sự tương quan thuận với lượng phân hữu cơ sử dụng trong thí nghiệm. Hàm lượng Cu, Zn và Mn tích lũy trong đất trồng xà lách gia tăng cùng chiều với liều lượng phân chuồng trong khoảng từ 5 đến 25 tấn/ha và không vượt ngưỡng cho phép theo TCVN 7209:2002. Hàm lượng Zn và Mn tích lũy trong cây xà lách biến thiên cùng chiều với liều lượng phân chuồng trong khoảng từ 5 đến 25 tấn/ha; riêng đối với Cu biến thiên theo chiều ngược lại. Đồng thời, hàm lượng Cu, Zn và Mn tích lũy cây xà lách không vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn quy định Bộ Y tế Việt Nam, 1995. Mức độ an toàn khi sử dụng phân bò để bón cho rau cao hơn nhiều so với phân heo và phân cút. Đối với khu đất thí nghiệm, tùy vào tình hình thực tế sản xuất, nên sử dụng lượng phân hữu cơ là 15 tấn/ha, ưu tiên sử dụng phân bò nhằm đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm.
Kết quả bón phân bò có bổ sung Agrostim có khả năng làm tăng tốc độ sinh trưởng, phát triển và năng suất xà lách. Bón thêm Agrostim với lượng phân bò 5tấn/ha là thích hợp
Doãn Văn Chiến
Đề tài nghiên cứu: “áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO phục vụ cho việc chuyển đổi một số cây trồng chính của huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước thời kỳ 2005-2010” được tiến hành từ tháng 2 năm 2005 đến tháng 12 năm 2005 tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Đề tài ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO năm 1976, các hướng dẫn tiếp theo năm 1983, 1985, 1987 và 1992 để đánh giá đất phục vụ cho việc chuyển đổi một số cây trồng chính trong mối quan hệ đất đai với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại vùng nghiên cứu.
Đề tài đã khái quát được đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến sử dụng đất của huyện. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hòa, địa hình miền núi nhưng ít dốc, tương đối thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất. Có quỹ đất rộng và phong phú bao gồm cả các đất đỏ bazan, đất xám trên phù sa cổ và đất trên đá phiến sét. Có thể phát triển các loại cây dài ngày có giá trị như: cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả..., đồng thời có khả năng phát triển các cây hàng năm như khoai mỳ, mía, các loại đậu đỗ... Là huyện miền núi, mới thành lập, điểm xuất phát về kinh tế còn thấp, mặt bằng dân trí thấp, dân tộc ít người cao (22%). Kinh tế đi từ sản xuất nông nghiệp là chính. Tỷ lệ tăng dân số rất cao, đặc biệt là nguồn di dân tự do từ các tỉnh khác đến, đang là trở ngại rất lớn cho địa phương hiện nay.
Toàn huyện có 3 nhóm đất, với 7 đơn vị chú giải bản đồ với tổng diện tích tự nhiên 92.906 ha. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất 78.733,3 ha, nhóm đất xám 10.778,8 ha, nhóm đất dốc tụ 1.686,7 ha.
Bằng việc sử dụng kỹ thuật GIS chồng xếp các lớp thông tin với 5 yếu tố đặc trưng về điều kiện tự nhiên đã lập được 23 đơn vị đất đai. Xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/50.000.
Xác định được 55 hệ thống sử dụng đất. Phân tích hiệu quả sản xuất của 55 hệ thống sử dụng đất, lựa chọn được 39 hệ thống sử dụng đất có hiệu quả sản xuất từ trung bình đến rất cao. Xây dựng được bản đồ khả năng thích nghi tỷ lệ 1/50.000.
Qua kết quả đánh giá đất, cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giữ lại 1.372 ha cà phê có đủ điều kiện để tập trung thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành. 1200 ha sẽ được chuyển sang loại hình cây trồng khác như: chuyển đổi hoàn toàn 830 ha sang cao su, trồng cây ca cao (134 ha), cây sầu riêng (135 ha) và cây mít (101 ha). Gia tăng diện tích cây ăn quả cũng như chuyển đổi giống.
Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính của huyện Đồng Phú đến năm 2010: định hình 20.000 ha cao su, 25.000 ha điều, 500 ha ca cao, 2.874 ha cây ăn quả; ổn định 1.372 ha cà phê, 580 ha tiêu, 10.465 ha cây hàng năm.
Các giải pháp chính nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi giống, cây trồng đạt kết quả bao gồm: ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất trên vùng chuyển đổi, các giải pháp về chính sách đất đai, tín dụng cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm … và tăng cường công tác tiếp thị tạo thị trường tiêu thụ lâu dài ổn định.
Hoàng Lê Khang
"Nghiên cứu đặc tính nông học, năng suất và phẩm chất các giống lúa ưu thế lai nhập nội tại một số tỉnh ĐBSCL."
Đề tài được thực hiện nhằm xác định một số giống lúa UTL có năng suất vượt trôi lúa thường và chất lượng gạo đáp ứng xuất khẩu để đưa vào sản xuất.
Các thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản và sản xuất thử bố trí trong mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia (tại 5 điểm/2vụ) ở Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD) 3 lần nhắc, sản xuất thử bố trí tuần tự không nhắc lại, mỗi giống 1000 m2. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá theo Qui phạm khảo nghiệm giống lúa (10 TCN 588-2002).
Kết quả nghiên cứu 9 giống lúa UTL như sau:
- Hình thái: phần lớn các giống có dạng hình đẹp, cao cây: 100-110 cm, cứng cây, thích hợp thâm canh.
- Thời gian sinh trưởng: Pac 8007 có thời gian sinh trưỏng ngắn nhất (99 ngày), các giống còn lại có thời gian sinh trưởng 105-117 ngày theo phương thức cấy, phù hợp chân 2-3 vụ/năm ở ĐBSCL.
Lê Thị Thanh Phương
“Chiết xuất hoạt chất sinh học từ nhân hạt neem (Azadirachta indica A. Juss.) và khảo sát tác động của chúng đối với ngài gạo (Corcyra cephalonica St.)”
Đề tài được tiến hành tại Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 8 năm 2002 đến tháng 8 năm 2003. Trong đó, bốn sản phẩm chiết xuất nhân hạt neem bằng ethanol, hexane, methanol và nước được thử nghiệm so sánh với dầu neem Ấn Độ về hiệu lực của chúng đối với ngài gạo.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại trong điều kiện phòng thí nghiệm. Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích biến lượng (ANOVA) và phân nhóm xếp hạng các nghiệm thức bằng trắc nghiệm Duncan. Riêng các trị số LD50 được tính theo phương pháp phân tích Probit. Kết quả thu được như sau:
- Kết quả phân tích bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC) cho thấy các sản phẩm chiết xuất nhân hạt neem bằng methanol, ethanol, nước, hexane và dầu neem Ấn Độ chứa hàm lượng azadirachtin tương ứng là 800, 780, 510, 30 và 90,0 ppm.
- Kết quả thử nghiệm trên ngài gạo (Corcyra cephalonica St.) cho thấy các sản phẩm chiết xuất và dầu neem Ấn Độ đều có khả năng ức chế quần thể ngài gạo phát triển theo nhiều phương thức khác nhau như gây ngán ăn, gây chết, kéo dài vòng đời, gây biến dạng và ức chế sinh sản.
+ Hiệu quả gây ngán ăn đối với ấu trùng ngài gạo tuổi từ 1 đến 5 của dịch chiết nhân hạt neem bằng methanol mạnh nhất tương ứng là 180,7; 159,9; 150,5; 148,7 và 102,8 %. Dịch chiết nhân hạt neem bằng hexane có hiệu lực yếu nhất tương ứng là 106,6; 100,3; 86,7; 85,2 và 76,0 %.
+ Các dịch chiết nhân hạt neem đều có khả năng gây chết bằng biện pháp xông hơi đối với ngài gạo ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tác động mạnh nhất thể hiện ởø giai đoạn ấu trùng tuổi 5 và thành trùng với giá trị LD50 tương ứng là 817,9 và 608,6 µl/ l. Kế đến là ấu trùng tuổi 4, trứng, ấu trùng tuổi 3 và nhộng, với các trị số LD50 tương ứng là 1404,7; 1543,1; 2008,0 và 2754,7 µl/ l. Các dịch chiết này ít gây chết cho các ấu trùng ngài gạo tuổi 1 và 2.
+ Hiệu quả ức chế sự phát triển và biến thái của ngài gạo: qua 2 thế hệ, các dịch chiết nhân hạt neem đều kéo dài vòng đời của ngài gạo. Ở thế hệ thứ nhất, nghiệm thức xử lý dịch chiết nhân hạt neem bằng nước kéo dài thời gian phát triển mạnh nhất với vòng đời trung bình là 50,8 ngày, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (43,3 ngày). Không có sự khác biệt thống kê về hiệu lực kéo dài thời gian phát triển của ngài gạo giữa các dịch chiết ethanol, hexane, methanol và dầu neem Ấn Độ với các trị số tương ứng là 48,4; 47,9; 48,8 và 48,9 ngày.
Ngoài tác động kéo dài vòng đời, các dịch chiết nhân hạt neem còn gây chết ngài gạo ở các giai đoạn phát triển khác nhau, làm giảm tỉ lệ thành trùng tạo thành. Trong đó, tác động mạnh nhất thể hiện đối với ấu trùng tuổi 5 với tỉ lệ thành trùng từ 38,6 đến 60,0 %, tác động yếu nhất đối với ấu trùng tuổi 1 với tỉ lệ thành trùng từ 76,3 đến 85,0 %.
+ Hiệu quả gây biến dạng: khi tác động ở giai đoạn ấu trùng tuổi 1, dầu neem Ấn Độ gây biến dạng mạnh nhất đối với thành trùng ngài gạo; với 13,8 % thành trùng bị biến dạng nặng. Ở giai đoạn ấu trùng tuổi 2, dịch chiết hexane gây biến dạng mạnh nhất với 10,2 % thành trùng bị biến dạng nặng. Đối với ấu trùng tuổi 3, dịch chiết ethanol có tác động mạnh nhất với tỉ lệ biến dạng nặng là 10,4% . Dầu Ấn Độ vẫn tác động mạnh ở giai đoạn ấu trùng tuổi 4 và 5, với tỉ lệ biến dạng nặng tương ứng là 7,7 và 9,9 %. Nhộng ngài gạo rất mẫn cảm với các dịch chiết nhân hạt neem, từ 18,1 - 28,0 % thành trùng bị biến dạng nặng, từ 9,3 -18,0 % biến dạng trung bình, từ 2,9 - 11,5 % biến dạng nhẹ. Thành trùng thế hệ 2 vẫn bị biến dạng nhưng ở tỉ lệ thấp hơn thế hệ 1.
+ Hiệu quả ức chế sinh sản: dịch chiết nhân hạt neem bằng hexane có hiệu lực ức chế sinh sản mạnh nhất, dịch chiết nước có hiệu lực yếu nhất. Số lượng trứng ở nghiệm thức xử lý dịch chiết hexane từ 82,1 -142,5 trứng, bằng 23,6 - 41,0 % so với ở nghiệm thức đối chứng. Tương tự, ở nghiệm thức dịch chiết nước là 107,9 - 160,1 bằng 31,0 – 46,0 % so với đối chứng. Những thành trùng cái bị biến dạng nặng hoàn toàn không có khả năng giao phối và đẻ trứng. Các thành trùng biến dạng trung bình đẻ khoảng 39,4 trứng với tỉ lệ trứng nở là 19,1%. Những cá thể biến dạng nhẹ đẻ khoảng 71,1 trứng với tỉ lệ trứng nở là 43,5 %.
Lê Văn Sự
Đề tài “Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây mía trên vùng đất xám bạc màu tỉnh Bình Dương” được tiến hành tại Bến Cát - Bình Dương từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 2 năm 2005.
- Nội dung của đề tài bao gồm 2 thí nghiệm so sánh giống, chế độ phân bón và một số hình thức che phủ sau thu hoạch.
+ Khảo sát 14 giống mía nhập nội là C85-391, C86-12, C1051-73, C90-501, C85-284, C86-456, C85-101, C1324-74, C132-81, SP7161-80, C111-79, C91-115, C137-81 và C86-503, bố trí trong 2 thí nghiệm so sánh giống theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), 3 lần lặp lại. Đánh giá một số tổ hợp phân khoáng là kết quả phối hợp giữa 3 mức đạm (150, 200 và 250 kg N/ha), 3 mức kali (100, 150 và 200 kg K2O/ha) và 2 mức lân (70 và 120 kg P2O5/ha), bố trí theo phương pháp tổ hợp “tăng - giảm” và theo bậc, 3 lần lặp lại. Khảo sát các hình thức che phủ đất bằng nguồn ngọn lá mía sau thu hoạch, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 4 lần lặp lại.
Kết quả đã rút ra được 4 giống mía triển vọng là C85-391, C86-456, C111-79 và C91-115, bổ sung vào thời vụ mía chín sớm - trung bình sớm. Giới thiệu chế độ bón phân khoáng thích hợp cho vùng đất xám bạc màu (Haplic Acrisols) tỉnh Bình Dương trên mía vụ tơ là 200 N : 70 P2O5 : 150 K2O, và mía vụ gốc 1 là 220 N : 56 P2O5 : 165 K2O. Đề xuất biện pháp kỹ thuật thâm canh mía vụ gốc là che phủ đất hoàn toàn hoặc che phủ đất hàng cách hàng bằng nguồn ngọn lá mía sau khi thu hoạch vụ mía trước.
Trương Thị Ngọc Loan
Áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO phục vụ cho việc chuyển đổi một số cây trồng chính tại huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng
Đề tài được tiến hành từ tháng 8 năm 2002 đến 8 tháng năm 2003 tại huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng.
Đề tài áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO năm 1976, và các hướng dẫn tiếp theo năm 1983, 1985, 1987 và 1992 để đánh giá đất trong mối quan hệ giữa đất đai với các điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội nhằm chuyển đổi một số giống, cây trồng chính tại huyện Lâm Hà. Kết quả thu được như sau:
- Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội: Huyện Lâm Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thuận lợi cho việc phát triển một số cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê và dâu tằm. Tuy nhiên, vào mùa khô lượng nước cung cấp cho diện tích đất nông nghiệp rất khan hiếm. Tốc độ gia tăng dân số cao, trình độ dân trí thấp, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu.
- Đặc điểm thổ nhưỡng: Toàn huyện có 6 nhóm đất chính, gồm 12 đơn vị chú giải bản đồ với tổng diện tích tự nhiên 158.763 ha, chiếm 16,3% diện tích toàn tỉnh. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng trên đá bazan có quy mô diện tích lớn nhất 118.190 ha (74,44% TDTTN), nhóm đất dốc tụ 16.138 ha (10,16% TDTTN), đất mùn vàng đỏ trên núi cao 12.674 ha (7,98% TDTTN), đất phù sa 4.232 ha (2,67% TDTTN), đất xám 3.342 ha (2,11% TDTTN) và đất nâu thẫm 2.769 ha (1,74% TDTTN), (Theo tài liệu Quy hoạch sử dụng đất huyện Lâm Hà đến năm 2010 – Phân Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp).
- Đặc điểm đất đai: Sử dụng kỹ thuật GIS để chồng xếp các bản đồ đơn tính như: nhóm đất, độ dốc địa hình, độ dày tầng đất, đá lộ đầu, nguồn nước tưới, bản đồ đơn vị đất đai huyện Lâm Hà được xây dựng với tỷ lệ 1/50.000. Toàn huyện có 48 đơn vị đất đai. Trong đó, vùng đất phù sa có 3 ĐVĐĐ, đất nâu thẫm có 5 ĐVĐĐ, nhóm đất nâu đỏ và nâu vàng có 17 ĐVĐĐ, nhóm đất đỏ vàng trên phiến sét và đỏ vàng trên trầm tích có 10 ĐVĐĐ, nhóm đất xám trên granit đỏ vàng trên granit và đỏ vàng trên đaxit có 8 ĐVĐĐ, đất mùn trên núi cao có 1 ĐVĐĐ, nhóm đất dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa có 3 ĐVĐĐ, đất lầy thụt có 1 ĐVĐĐ.
- Hiện trạng sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất – hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp 48.491,89 ha chiếm 30,54% TDTTN. Trong đó, diện tích cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâu năm khác có diện tích lần lượt theo thứ tự: 6.988 ha (14,4%), 1.544 ha (3,18%), 1.193 ha (2,46%), 37.729 ha (77,8%), 465 ha (0,96%) và 73 ha (0,15%). Toàn huyện có 6 loại hình sử dụng đất chính, 20 loại hình sử dụng đất chi tiết và 79 hệ thống sử dụng đất (LUS), trong đó có 64 LUS được chọn. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở kế thừa, có bổ sung chỉnh lý các thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại một số khu vực có sự thay đổi về chủng loại cũng như quy mô của các loại cây trồng.
- Khả năng thích nghi đất đai: Đất có khả năng phát triển nông nghiệp được phân cấp từ S1 – S3 có 53.474 ha, trên cơ sở đó bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai được xây dựng với tỷ lệ 1/50.000.
- Đề xuất chuyển đổi: Dựa vào những kết quả trên, diện tích một số giống cây trồng cần chuyển đổi được đề xuất như sau:
Chuyển 4564 ha diện tích cà phê phát triển trên đất không phù hợp sang 1.545 ha chè, 165 ha dâu tằm, 1.035 ha cây ăn quả và 1.719 ha chuyển sang trồng rừng.
Mặt khác, để nâng cao số lượng và giá trị nông sản, chúng tôi đề xuất chuyển 5.000 ha cà phê robusta già cỗi sang trồng cà phê chè giống catimor, 175 ha chè trồng bằng hạt sang trồng chè cành giống TB14, 960 ha dâu bầu đen sang giống dâu lai Sa nhị luân.
Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi một cách có hiệu quả cần hỗ trợ thêm một số giải pháp như: ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thực tiễn sản xuất, các giải pháp về chính sách đất đai, tín dụng, thuế cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch. Tăng cường công tác tiếp thị cũng như tìm thị trường tiêu thụ lâu dài và ổn định.
Số lần xem trang: 3834
Điều chỉnh lần cuối: 12-09-2008