Bùi Trung Thành
“Nghiên cứu một số thông số ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển lúa bằng phương pháp khí động “
- Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ứng dụng phần mềm SPSS để xây dựng các mô hình thực nghiệm một số thông số ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hạt lúa bằng phương pháp khí động.
- Nguyên lý hoạt động của máy
Chuyển động của dòng khí trong ống dẫn với tốc độ nhất định, áp suất nhất định để mang vật liệu từ chỗ này đến chỗ khác dưới trạng thái lơ lửng.
- Kết quả nghiên cứu
a-Về tính toán thiết kế
- Việc tính toán vận tốc không khí trong đường ống để vận chuyển hạt chỉ có giá trị tương đối. Khi đã chế tạo được thiết bị, người ta sẽ điều chỉnh thêm để đạt được giá trị hợp lý và hiệu quả hơn. Có thể chọn vận tốc VKk = 22 m/s, ≤ 4kg/kg đối với ống vận chuyển thẳng đứng, và VK = 25 m/s, khi > 4kg/kg với ống vận chuyển ngang.
- Chọn đúng hỗn hợp là một điều hết sức quan trọng. Nếu định ra quá cao thiết bị không đáp ứng được công suất môtơ quạt máy nén tính toán. Nếu chọn quá thấp sẽ làm giảm các chỉ số kinh tế của thiết bị.
- Để đảm bảo cho hệ thống vận chuyển làm việc ổn định, phải nâng hệ số vận tốc dòng không khí trong đường ống, cự ly vận chuyển và chiều cao thổi cột hạt lên từ 15% -20% để bù vào tổn thất trong quá trình sử dụng thực tế.
b-Về mặt thực tiễn
- Vận tốc không khí trong đường ống từ 24 - 25,5 m/s, hiệu quả cho qúa trình vận chuyển hạt lúa.
- Do ảnh hưởng của tạp chất trong lúa, người sử dụng phải ngừng vận hành máy để làm vệ sinh lưới lọc sau mỗi 2 - 2,5 giờ.
- Vận tốc của van định lượng làm việc trong dải giới hạn từ 3,5 đến 4,1 rad/giây do vậy trong tính toán thiết kế phải lưu ý đến kích thước van hợp lý.
- Vận chuyển lúa có có độ ẩm cao sẽ làm giảm đáng kể về mặt năng suất.
- Không nên sử dụng máy để vận chuyển gạo.
- Hạt lúa gây hao mòn, làm giảm tuổi thọ phục vụ một số cụm máy như: các khuỷu chuyển hướng, van tăng tốc…đặc biệt là các đoạn ống mềm ở phần hút.
Hùynh Kim Ngân
“ Nghiên cứu hệ thống cấp nhiệt hai buồng đốt sử dụng cho lò sấy thuốc lá tại các tỉnh phía Nam, Việt Nam.”
Quá trình nghiên cứu được chia làm 4 giai đoạn:
(1) Nghiên cứu lý thuyết truyền nhiệt kết hợp với nghiên cứu thực tế các hệ thống sấy.
(2) Tính toán, thiết kế và chế tạo lò sấy nghiên cứu.
(3) Thực nghiệm sấy tại Tổ thuốc lá Hiệp Thạnh.
(4) Xử lý số liệu, tính toán một số thông số tối ưu cho lò sấy đồng thời hoàn chỉnh luận văn.
Các tính toán thiết kế được thực hiện theo lý thuyết sấy. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Một số thông số tối ưu được xác định bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm tối ưu nhiều thông số.
Kết quả nghiên cứu:
1. Tính toán, xây dựng mô hình và chế tạo hoàn chỉnh một lò sấy thuốc lá theo phương pháp sấy đối lưu tự nhiên hai buồng đốt, sử dụng hoàn toàn bằng than đá.
2. Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của lò sấy nghiên cứu.
3. Kết quả thực nghiệm đa yếu tố đạt được như sau:
- Phương trình hồi quy biểu diễn sự phụ thuộc của chất lượng sản phẩm, chi phí nhiên liệu vào số tầng thuốc lá trong lò sấy.
Ar = 32,2333 – 12,0768n +3,2038g – 1,2541(E-3)t + 2,7432S + 0,0133nt – 0,0265gt – 0,4841gS + 0,9535n2 +0,1165g2
L =– 127,2450 + 12,3828n + 0,1532g + 1,7436t + 78,5707S + 0,1033nt +4,3031gS – 2,4035n2 + 0,9372g2 – 0,0122t2 – 25,2757S2
Các thông số tối ưu:
+ Mức tiêu thụ nhiên liệu: 5.9 kg than/ kg lá thuốc sấy khô;
+ Tỷ lệ thuốc lá đạt chất lượng loại A: 56.64%;
+ Số tầng thuốc lá trung bình trong lò: 5 tầng;
+ Độ nghiêng bộ trao đổi nhiệt: 3o 6’;
+ Tổng diện tích cửa thoát: 1.64m2;
+ Thời gian cung cấp nhiên liệu: 97 phút
Việc ứng dụng mô hình sấy thuốc lá trên vào thực tế hoàn toàn mang tính khả thi do việc thay đổi lò sấy trên cơ sở lò sấy cũ dễ thực hiện và có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất, nguồn nhiên liệu phong phú, dễ tìm, tỷ lệ lá thuốc sơ chế đạt chất lượng cao.
Keo Lim
“Thiết kế chế tạo khảo nghiệm dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc dạng bột năng suất 2 - 4 tấn/giờ phù hợp với yêu cầu chăn nuôi và khả năng chế tạo ở Campuchia”
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Nông Lâm, thời gian từ 20/06/02 đến 24/05/03.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Kết quả khảo nghiệm phù hợp với tính toán thiết kế .
- Hệ thống máy hoạt động tốt, sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu.
- Giá thành chế tạo, lắp đặt tương đối rẻ.
- Rất phù hợp với tình hình chăn nuôi, khả năng chế tạo cơ khí ở Campuchia trong điều kiện hiện nay.
Mai Văn Dũng
“Nghiên cứu ứng dụng sấy thuốc lá bằng phương pháp cưỡng bức”
Kết quả cho thấy:
- Thiết kế được một bộ trao đổi nhiệt sử dụng hoàn toàn bằng than đá tổ ong.
- Xây dựng được mô hình toán về chất lượng thuốc lá và chi phí nhiên liệu cho các quá trình sấy thuốc lá.
Các thông số tối ưu:
Xét giai đoạn 36 0C.
Vận tốc gió: 0,178 m/s
Số tầng thuốc lá: 5
Xét giai đoạn 40 0C.
Vận tốc gió: 0,4 m/s
Tỷ lệ hồi lưu: 49,67 %
Số tầng thuốc lá: 5
Xét giai đoạn 65 0C.
Vận tốc gió: 0,71 m/s
Tỷ lệ hồi lưu: 79,34 %
Số tầng thuốc lá: 5
- Xây dựng được chương trình máy tính mô phỏng quá trình sấy thuốc lá.
Nguyễn Văn Công Chính
Nghiên cứu mô hình sấy hạt điều thô
* Mục đích đề tài là (1) xác định các tính chất hạt điều thô có ảnh hưởng đến quá trình sấy; (2) xác định phương trình giảm ẩm trong sấy lớp mỏng hạt điều thô; (3) xác định chế độ sấy thích hợp cho quá trình sấy hạt điều trên máy sấy mẫu.
* Quá trình nghiên cứu gồm 3 gian đoạn : (1) thực hiện thí nghiệm xác định các chế độ sấy và mô hình ẩm cân bằng cho hạt điều thô; (2) tiến hành quá trình sấy lớp mỏng hạt điều để xác định mô hình sấy lớp mỏng; (3) tiến hành sấy thí nghiệm trên máy sấy mẻ tĩnh có đảo trộn buồng sấy dạng trụ đứng năng suất 20 kg/mẻ để xác định qui trình sấy. Đề tài được tiến hành ở xa trong thời gian từ tháng 04 năm 2002 đến tháng 04 năm 2003.
* Kết quả của đề tài
- Mô hình tổn áp không khí qua lớp hạt điều
P = 18,014*v –3,045*L + 317,799*v*L.
Trong đó
P – độ tổn áp, (Pa);
v – vận tốc không khí bề mặt, (m/s);
L – bề dày lớp hạt, (m).
- Mô hình biểu diễn ẩm cân bằng hạt điều
Trong đó :
EMC – ẩm cân bằng của hạt điều (%wb);
T - nhiệt độ môi trường (K);
ERH - ẩm độ tương đối cân bằng của môi trường, (%).
- Mô hình biểu diễn quá trình sấy lớp mỏng hạt điều thô theo các yếu tố nhiệt độ sấy, ẩm độ tác nhân sấy và thời gian như sau :
Trong đó
A1 = 0.003211*T - 0.0001*(T/RH)
A2 = 0.002466*T - 1.967144*RH
k1 = 0.00035*T - 0.1*RH
k2 = 0.26968*(T*RH) - 87.178*RH
- Kết quả thí nghiệm trên máy sấy mẫu cho thấy rằng : mẫu máy sấy tĩnh dạng trụ đứng có ống phân phối gió phụ kết hợp đảo trộn cho kết quả khảo nghiệm tốt, thích hợp cho việc sấy hạt điều thô với nhiệt độ sấy 60oC, vận tốc gió v = 0,1 m/s. Theo phương pháp sấy này, hạt điều thô được giảm từ ẩm độ đầu khoảng 20% xuống 10% trong khoảng 9 giờ trong đó có 1 giờ làm nguội hạt. Theo kết quả phân tích tại hai cơ sở sản xuất thực tế, chất lượng nhân điều được sấy với chế độ vừa nêu trên tốt hơn kết quả phơi nắng.
Nguyễn Ngọc Hòang
“Nghiên cứu giải pháp công nghệ bảo quản lúa bằng silô ở đồng bằng sông Cửu Long”
* Mục đích đề tài: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ để giữ phẩm chất, chất lượng lúa bảo quản bằng silô. Ưùng dụng điều khiển tự động kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ và thông gió cho khối lúa. Khảo nghiệm, đánh giá chất lượng khối lúa trong silô 250 tấn. Ưùng dụng bảo quản lúa bằng silô ở đồng bằng sông Cửu Long.
* Thời gian thực hiện: từ tháng 4 năm 2002 đến tháng 11 năm 2003
Tất cả các thí nghiệm được thực hiện tại Chợ Trung tâm Nông sản Hậu Thạnh Đông, Tân Thạnh, Long An. Mẫu sản phẩm được phân tích đánh giá tại Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Công ty Lương thực Long An.
* Kết quả đề tài:
1. Qui trình thông thoáng
Để giữ cho khối hạt có độ ẩm từ 14 – 15% và nhiệt độ dưới 35 oC, tính toán thời điểm thông gió theo giản đồ I – d. Chọn thông gió cho khối hạt khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ khối hạt từ 3 – 5 oC và ẩm độ môi trường thấp hơn hoặc bằng ẩm độ cân bằng trong khối hạt. Giới hạn thông gió có hiệu quả với nhiệt độ từ 25 - 32 oC ẩm độ môi trường biến thiên trong khoảng 70 – 80%.
2. Hiệu quả cách nhiệt của dạng vách hai lớp trong kho silô
Chênh lệch nhiệt độ giữa lớp vách bên ngoài và bên trong là 15 oC, chênh lệch nhiệt độ giữa lớp vách bên trong và nhiệt độ môi trường không đáng kể. Dạng vách hai lớp thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn các bức xạ trực tiếp của mặt trời đối với khối hạt. Góp phần nâng cao hiệu quả bảo quản cho silô.
3. Diễn biến nhiệt - ẩm trong khối hạt
Cả hai yếu tố nhiệt độ và ẩm độ khối hạt đảm bảo theo yêu cầu cho phép đối với bảo quản trong silô thí nghiệm. Kết quả sau thí nghiệm nhiệt độ hạt ở dưới 35oC và ẩm độ hạt 14.4%.
4. Kết quả phân tích chất lượng hạt
So sánh kết quả bảo quản bằng silô và bảo quản trong bao thì chất lượng hạt bảo quản trong silô tốt hơn. Tỉ lệ gãy nứt, tỉ lệ biến vàng, sâu mọt bảo quản trong silô thấp hơn nhiều so với phương pháp bảo quản bao đối chứng. Kho bảo quản silô đã thiết kế giữ được chất lượng khối lúa ở mức độ tốt. Nó có khả năng ứng dụng phù hợp để bảo quản lúa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bùi Việt Hùng
“Nghiên cứu kỹ thuật sấy cá cơm tại các tỉnh miền trung việt nam”
Đề tài nghiên cứu kỹ thuật sấy cá cơm tại các tỉnh miền trung Việt Nam được tiến hành tại Trung tâm Công nghệ và Thiết bị Nhiệt lạnh trực thuộc Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM và Xưởng chế biến thủy sản thuộc công ty xuất nhập khẩu nông sản tỉnh Ninh Thuận. Thời gian từ tháng 04 năm 2004 đến tháng 09 năm 2005.
Mục tiêu chung là nghiên cứu chế độ sấy cá cơm hợp lý tại các tỉnh miền trung Việt Nam. Mục tiêu cụ thể là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và chí phí sấy cá cơm hợp lý.
Để đạt các mục tiêu trên, các nội dung được thực hiện:
1. Khảo sát các công trình nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật sấy cá trên thế giới và trong nước: Tìm hiểu công nghệ sản xuất, nguyên liệu và khả năng khai tác đánh bắt hải sản, từ đó xác định khả năng ứng dụng kỹ thuật sấy cá tại các tỉnh miền trung Việt Nam vào sản xuất.
2. Nghiên cứu đặc tính nhiệt vật lý của cá liên quan tới quá trình sấy.
3. Nghiên cứu máy sấy cá cơm thí nghiệm để sấy trong thời gian sấy nhỏ hơn 10 giờ.
4. Khảo nghiệm các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và chi phí sấy.
5. Xác định chế độ làm việc thích hợp cho quá trình sấy cá trên máy sấy cá cơm.
6. Suy rộng kết quả tìm được cho máy sấy có năng suất 300 kg/mẻ cá cơm.
Kết quả đề tài là đã xác định được chất lượng cá cơm sau khi sấy và chi phí sấy cá là hàm đa thức bậc II phụ thuộc vào nhiệt độ không khí sấy, vận tốc khí sấy và bề dày lớp cá.
· Hàm xác định được chất lượng cá cơm Ms:
M = 74,9261 - 13,2825.Vs - 2,68249.Ts + 0,236017.Dc + 0,25Vs.Ts + 0,15Vs.Ds -
0,035.Ts.Dc - 1,11659.Vs2 + 0,0312605.Ts2 + 0,0312605.Dc2
· Hàm xác định chi phí sấy cá cơm Fs:
A = 39,8482 + 11,8087.Vs - 1,93599.Ts + 1,92173.Dc - 0,1725Vs.Ts + 0,1535Vs.Dc
– 1,71266.Vs2 + 0,0245927.Ts2 - 0,0437138.Dc2
Kết quả thực nghiệm trên máy sấy cá cơm cho thấy rằng máy sấy cá cơm, là máy sấy hầm loại xe goòng chứa khay đặt nghiêng với bộ giao nhiệt, buồng đốt, quạt và hộp phân phối gió sấy được bố trí đều và hợp lý trong hầm sấy, thích hợp cho việc sấy cá với nhiệt độ sấy 41,6oC, vận tốc gió 0,46 m/s và bề dày lớp cá 11,6 mm. Theo kỹ thuật sấy này, cá cơm giảm ẩm độ ban đầu khoảng 80% xuống 20% trong thời gian sấy 9 giờ và đạt chất lượng sản phẩm cá cơm theo tiêu chuẩn an toàn – vệ sinh thực phẩm ngành thủy sản 58 TCN 10 -74 và đảm bảo chi phí sấy thấp nhất.
Lâm Thanh Hùng
Mô hình hóa máy sấy tĩnh vỉ ngang đảo chiều gió sra
Đề tài mô hình hoá máy sấy đảo chiều SRA, được nghiên cứu trên hai nội dung, xây dựng mô hình hoá máy sấy đảo chiều và tối ưu hoá quá trình sấy, bằng hai phương pháp, nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, là tổng hợp các đặc tính của quá trình sấy để chọn lựa các mô hình sấy lớp mỏng, lớp dày áp dụng vào xây dựng mô hình sấy cho máy sấy SRA, dùng chương trình máy tính với phần mềm Visual Basic 6.0 để giải mô hình, sau đó được kiểm tra bằng thực nghiệm để xem xét đánh giá sai số giữa mô hình và thực tế. Kết qủa sai số của mô hình so với thực nghiệm được nằm trong khoảng cho phép, nên mô hình có thể dùng làm mô phỏng cho quá trình sấy đảo chiều và tính toán dự báo các thông số cơ bản giúp cho việc thiết kế máy sấy SRA được nhanh chóng và hiệu qủa hơn.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trên hạt lúa, chọn 3 yếu tố đầu vào là bề dày lớp hạt (x), lưu lượng gió (V) và thời điểm đảo (t), các yếu tố đầu vào khác được khống chế cố định là nhiệt độ sấy, ẩm độ không khí sấy và ẩm độ hạt ban đầu. Các yếu tố đầu ra là sự đồng đều của ẩm độ hạt sau khi sấy, thời gian sấy và tổn thất áp suất khi sấy. Bố trí thí nghiệm theo phương án quay bậc 2 của BOX và HUNTER với 20 thí nghiệm, được bố trí ngẫu nhiên bằng phần mềm Statgraphics 7.0. Kết qủa thu được 3 phương trình hồi qui, là 3 hàm mục tiêu để tiến hành xác định các biến số tối ưu. Dùng phương pháp giải tối ưu hoá trên phần mềm Excel (hàm Slover) cho các hàm mục tiêu, mỗi hàm mục tiêu đều cho 3 biến số tối ưu khác nhau, dùng phương pháp so sánh kinh tế và kỹ thuật để kết luận hàm mục tiêu và biến số tối ưu tốt nhất. Kết qủa các thông số tối ưu của qúa trình sấy trên hạt lúa được chọn:
- Bề dày lớp hạt, x = 0,6 mét
- Lưu lượng gió, V = 1,1 m3/s/tấn
- Thời điểm đảo, khi ẩm độ lớp hạt dưới cùng đạt = 13,3%, với ẩm độ ban đầu của hạt khoảng 25%.
_______________________________________________________________________________
Địa chỉ liên lạc:
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tuân, Trưởng Phòng Sau Đại Học, Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Điện thoại: 08.8963339
E-mail: nntuan@hcmuaf.edu.vn
Ngày cập nhật: 25/9/2009
Số lần xem trang: 3641
Điều chỉnh lần cuối: 01-10-2007