Thống kê


Đang xem 58
Toàn hệ thống: 1846
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

 

TRẦN KIM HẰNG
        Hiện trạng nghề nuôi nghêu Meretrix lyrata - Một số tồn tại và đề xuất hướng phát triển ở vùng ven biển Tiền Giang và Bến Tre
        The status of the aquaculture of tropical clam Meretrix lyrata - The remaining problems and recommendations for development in the coastal Tien Giang and Ben Tre
Đề tài được tiến hành tại vùng tập trung nuôi nghêu ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và xã Bảo Thuận huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Thời điểm nghiên cứu đề tài trong năm 2001.
Kết quả của đề tài cho thấy nghề nuôi nghêu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nghêu giống tự nhiên và các điều kiện tự nhiên của vùng nuôi. Môi trường nước vùng bãi nghêu tuy có biến động theo không gian và thời gian nhưng còn nằm trong giới hạn sinh thái cho sự phát triển cá thể của nghêu cũng như mức độ an toàn thực phẩm. Diện tích tiềm năng nuôi nghêu ở Tiền Giang và Bến Tre còn khá lớn.
Hình thức nuôi nghêu phổ biến là nuôi liên kết giữa các nông hộ, ở Tân Thành chiếm 74,3% và Bảo Thuận là 98%. Con giống thả nuôi ở Tân Thành thường còn rất nhỏ, sau một thời gian ương nuôi tiến hành san thưa bán bớt, số còn lại nuôi lên thành nghêu thương phẩm; Bảo Thuận thả nuôi từ con giống lớn hơn.
Năng suất nuôi trung bình 21,50 tấn/ha ở Tân Thành và 20,78 tấn/ha ở Bảo Thuận. Nghêu thương phẩm xuất khẩu được bán cho các xí nghiệp đông lạnh thông qua thương lái (110 con/kg) và tiêu thụ nội địa (30 - 80 con/kg).
Thu nhập từ nghề nuôi nghêu khá cao so với một số nghề khác ở vùng ven biển. Hiệu quả đồng vốn khi nuôi từ con giống nhỏ với hình thức nuôi cá nhân cao nhất (1,61 lần) nhưng tính thời gian cho một vụ nuôi thì hình thức nuôi liên kết giữa các nông hộ với con giống lớn (1,57 lần)  có hiệu quả nhất.
Với quy mô nông hộ và kỹ thuật nuôi như hiện nay, không nên mở rộng thêm diện tích nuôi trên hộ mà cần tăng cường thêm kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, vốn...
Phân phối thu nhập trong nông hộ nuôi nghêu thể hiện sự bất đồng đẳng cao qua hệ số Gini = 0,59 ở Tân Thành và 0,76 ở Bảo Thuận, nguyên nhân của sự chênh lệch này cho thấy những nông hộ có vị trí bãi nuôi tốt, có kinh nghiệm tốt trong chăm sóc và quản lý… nuôi nghêu đạt năng suất cao và ngược lại.
Nghề nuôi góp phần rất lớn vào việc giảm nghèo, tuy nhiên nếu gặp thời tiết không thuận lợi, bị địch hại… làm cho nghêu chết hoặc giá cả thị trường không ổn định thì người nuôi sẽ bị thua lỗ.
Nhà nước đã và đang từng bước quan tâm đến nghề nuôi nhưng người dân còn gặp một số khó khăn về thị trường tiêu thụ, nguồn vốn, thiếu thông tin về giá cả, thị trường…
Đề tài cũng đã kiến nghị một số giải pháp để có thể phát triển nghề nuôi nghêu một cách bền vững hơn.
Nguyễn Quốc Hưng
Bước đầu đánh giá kết quả thuần hóa tôm càng xanh  (TCX) (Macrobrachium rosenbergii De Man)”
Đề tài được tiến hành tại khu Nghiên cứu Thực nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Tôm Vũng Tàu và tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Thời gian thực hiện từ tháng 9/1999 đến tháng 8/2001. Kết quả thu được bước đầu cho thấy TCX dòng Thái Lan có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện sản xuất thực tiễn tại Việt Nam với các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Có khả năng thích nghi sinh học tốt trong điều kiện môi trường mới tại Việt Nam, phát dục và sinh sản đạt 486 con/g tôm cái so với tôm dòng Việt Nam là 501 con/g tôm cái. Tỉ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn PL của tôm dòng Thái Lan đạt 53,5% so với tôm dòng Việt Nam là 26,8%.
Năng suất nuôi thương phẩm theo hệ thống nuôi bán thâm canh, quy mô nông hộ của tôm dòng Thái Lan đạt năng suất là 1.587 kg/ha/vụ so với tôm dòng Việt Nam là 852 kg/ha/vụ (7 tháng).
Số ấu trùng cho mỗi gram tôm mẹ thế hệ F1 dòng Thái Lan có trọng lượng trung bình 15,9 gram là 628 đạt tiêu chuẩn cho sản xuất giống và thấp hơn so với tôm dòng Việt Nam là 923 ấu trùng cho mỗi gram tôm mẹ.
Ấu trùng TCX dòng Thái Lan thế hệ F1 có chỉ số giai đoạn phát triển nhanh hơn và tổng thời gian biến thái ngắn hơn so với ấu trùng TCX dòng Việt Nam trong cùng điều kiện. Tỉ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn PL là 54,2%, tương đương với sức sản xuất PL cho mỗi lít bể ương là 44,5 PL. Có sự khác biệt rõ rệt cao hơn so với ấu trùng của dòng Việt Nam là 30,5% và 24,4 PL/lít.
Sản xuất thử theo quy trình sản xuất giống nước trong - hở ở các quy mô khác nhau với mật độ nuôi 80 con/lít đạt tỉ lệ sống đến giai đoạn PL lần lượt là 46,6% ở quy mô 0,1 m3, 34,4% ở quy mô 2 m3 và 32,6% ở quy mô 6 m3.
TRẦN TRỌNG CHƠN
"Hiện trạng sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi tôm tại xã Bình Khánh huyện Cần Giờ TP.Hồ Chí Minh"
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp điều tra và thu thập số liệu từ các nông dân (140/468 hộ) nhằm tìm hiểu sự phát triển của mô hình nuôi tôm luân canh với lúa tại xã Bình Khánh-huyện Cần Giờ -Thành phố Hồ Chí Minh. Từ  các thông tin có được, qua việc phân tích các biểu mẫu điều tra để tìm hiểu và xác định các vấn đề về các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và xã hội của mô hình. Qua đó chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.
            Kết quả nghiên cứu gồm có:
- Về khía cạnh xã hội: nguồn lao động của nông hộ dồi dào, phần lớn nông dân canh tác một vụ lúa cho nên mức sống của họ còn nhiều khó khăn trước khi có mô hình nuôi tôm luân canh với lúa .
- Về khía cạnh kỹ thuật: do trình độ của các nông dân còn hạn chế nên họ rất khó tiếp thu các tiến bộ của kỹ thuật nuôi tôm. Họ áp dụng mô hình bằng kinh nghiệm dân gian và học hỏi từ bạn bè.
- Hiệu quả kinh tế: với mô hình nuôi tôm - lúa tại xã Bình Khánh, các nông hộ đạt năng suất 432 kg/ha vụ, lợi nhuận trung bình là 12.477.290 đồng cho 1 ha và thu nhập bình quân là 13.791.320 đồng. Hiệu quả của nuôi tôm cao gấp 16 lần so với trồng lúa.
- Tiềm năng phát triển : xã Bình Khánh có tiềm năng để phát triển mô hình tôm - lúa một cách bền vững trong tương lai do có tiềm năng về điều kiện tự nhiên và môi trường thích hợp cho mô hình nầy.
TRỊNH THI LAN CHI
Thử nghiệm sử dụng bánh dầu cao su trong thức ăn cho cá trê lai (Clarias gariepinus x C. macrocephalus)
Trial on using rubber oilcake in diets for hybrid catfish (Clarias gariepinus x C. macrocephalus
            Đề tài gồm 2 thí nghiệm, được thực hiện tại trại Thực nghiệm khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm, Tp. HCM, từ 12/9/2001 đến 01/4/2002. Mỗi thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 56 ngày, gồm 6 khẩu phần (nghiệm thức) có cùng mức năng lượng là 16,5 kJ/g và thành phần protein là 25%ø. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức.
* Thí nghiệm 1 được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng bánh dầu cao su (BDCS) trong phối chế thức ăn cho cá trê lai. Thí nghiệm này gồm 6 khẩu phần (NT0 đến NT5) với những tỉ lệ BDCS khác nhau từ 0, 10, 20, 30, 40, 50%.
- Tăng trưởng (WG, DWG, PWG, SGR) và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR, PER, NPU) của cá trê lai bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ BDCS trong khẩu phần.
- Tỉ lệ sống, thành phần hóa học của cá trê lai (độ ẩm, protein, khoáng), các hệ số gan / thể trọng, mỡ / thể trọng đều không có khác biệt giữa các nghiệm thức (P > 0,05).
- Tăng trưởng, tỉ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn, thành phần hóa học của cá, hệ số gan / thể trọng, mỡ / thể trọng của cá trê lai trong NT0 và NT1 không có khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
- Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của cá thí nghiệm ở các nghiệm thức từ NT0 – NT5 là 6.268; 6.074; 6.059; 5.683; 5.890 và 6.486 đồng. Chi phí cao nhất thuộc về NT5 và thấp nhất là NT3, tuy nhiên, xét về tăng trọng thì NT1 là kinh tế nhất.
* Thí nghiệm 2 được thực hiện nhằm nâng cao khả năng sử dụng BDCS của cá trê lai bằng cách bổ sung thêm lysine, methionine và di-calciphosphate lần lượt ở 0,5; 0,5 và 1% trọng lượng khô trong khẩu phần. Thí nghiệm gồm 6 khẩu phần (NT20, NT20+ đến NT40+ chứa những hàm lượng khác nhau của BDCS; đồng thời có bổ sung lysine, methionine và di-calciphosphate, với NT20 là nghiệm thức đối chứng (không bổ sung EAA + Ca, P).
- Tỉ lệ sống; thành phần hóa học của cá (độ ẩm; hàm lượng Ca, P ); các hệ số gan / thể trọng, mỡ / thể trọng đều không có khác biệt giữa các nghiệm thức (P > 0,05).
- Tăng trưởng (WG, DWG, PWG, SGR) và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR, PER, NPU) của cá trê lai được cải thiện bởi sự bổ sung lysine, methionine và di-calciphosphate. NT20+, NT25+ là hai nghiệm thức cho kết quả tốt hơn hết và không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa hai nghiệm thức này (P > 0,05)
- Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của cá thí nghiệm ở các nghiệm thức từ NT20 – NT40+ là 10.265; 7.977; 8.327; 9.424; 9.075 và 9.528 đồng, do đó có thể kết luận NT20+ và NT25+ là kinh tế hơn hết.
Hoàng Thị Thủy Tiên
Đề tài nghiên cứu “Thực nghiệm sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực bằng kỹ thuật vi phẫu loại bỏ tuyến đực (Macrobrachium rosenbergii, De Man, 1879)” đã được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Nuôi Thủy sản Thủ Đức, Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản II, thời gian từ 01/1/2003 đến 31/10/2004.
            Loại bỏ tuyến đực của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii độ tuổi PL30-80. Ở độ tuổi PL30 tỉ lệ tôm chuyển sang hướng cái cao hơn. Tôm loại bỏ tuyến đực chuyển sang hướng cái đều có TSD phát triển. TSD bất thường ở tôm cái giả có 1 A.M chiếm đến 99,5% (200/201 tôm có TSD), và tôm cái giả không A.M chiếm 83,91% (193/230 tôm có TSD). Giao phối chúng với tôm đực bình thường kết quả là nó đã đẻ trứng, ấu trùng phát triển thành hậu ấu trùng 100% đực. Tôm cái giả có thời gian thành thục, tái thành thục chậm hơn, sức sinh sản thấp hơn và không có sự khác biệt về tỉ lệ sống, thời gian chuyển PL so với tôm cái thật. Hiện đã có 26 tôm cái giả và đã sản xuất hơn 80.000 PL15 toàn đực, hơn 1.200 tôm cái giả hậu bị (thế hệ con của tôm cái giả).Tốc độ tăng trưởng của quần đàn toàn đực từ thế hệ con của tôm cái giả (37,01 g) sau 12 tuần nuôi nhanh hơn có ý nghĩa và không có sự khác biệt về tỉ lệ sống so với quần đàn đối chứng (26,69 g) (50% tôm đực và 50% tôm cái).
Lê Thị Minh Nguyệt
Đề tài nghiên cứu “Thực nghiệm sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực bằng kỹ thuật vi phẫu loại bỏ tuyến đực (Macrobrachium rosenbergii, De Man, 1879)” đã được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Nuôi Thủy sản Thủ Đức, Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản II, thời gian từ 01/1/2003 đến 31/10/2004.
            Loại bỏ tuyến đực của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii độ tuổi PL30-80. Ở độ tuổi PL30 tỉ lệ tôm chuyển sang hướng cái cao hơn. Tôm loại bỏ tuyến đực chuyển sang hướng cái đều có TSD phát triển. TSD bất thường ở tôm cái giả có 1 A.M chiếm đến 99,5% (200/201 tôm có TSD), và tôm cái giả không A.M chiếm 83,91% (193/230 tôm có TSD). Giao phối chúng với tôm đực bình thường kết quả là nó đã đẻ trứng, ấu trùng phát triển thành hậu ấu trùng 100% đực. Tôm cái giả có thời gian thành thục, tái thành thục chậm hơn, sức sinh sản thấp hơn và không có sự khác biệt về tỉ lệ sống, thời gian chuyển PL so với tôm cái thật. Hiện đã có 26 tôm cái giả và đã sản xuất hơn 80.000 PL15 toàn đực, hơn 1.200 tôm cái giả hậu bị (thế hệ con của tôm cái giả).Tốc độ tăng trưởng của quần đàn toàn đực từ thế hệ con của tôm cái giả (37,01 g) sau 12 tuần nuôi nhanh hơn có ý nghĩa và không có sự khác biệt về tỉ lệ sống so với quần đàn đối chứng (26,69 g) (50% tôm đực và 50% tôm cái).
Nguyễn Xuân Nam
Ứng dụng HACCP trong lĩnh vực chế biến đã cho thấy hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên một số mối nguy đã hiện diện trong nguyên liệu trước khi chuyển đến nhà máy chế biến và rất khó kiểm soát để có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu chúng tới mức chấp nhận được. Mối nguy có thể nhiễm vào nguyên liệu trong quá trình nuôi, khai thác hoặc vận chuyển. HACCP còn mới mẻ trong lĩnh vực nuôi. Để ứng dụng HACCP vào nuôi tôm, chúng ta cần phân tích mối nguy để xem xét trong tôm nuôi những mối nguy nào có ý nghĩa và phải kiểm soát như thế nào. Đề tài đã được thực hiện để thu thập kết quả dư lượng kim loại nặng, kháng sinh, độc tố nấm aflatoxin, thuốc trừ sâu gốc chlor hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh trên các yếu tố đầu vào và trên thịt  tôm.
Kết quả khảo sát cho thấy dư lượng độc tố aflatoxin, kháng sinh, kim loại nặng, thuốc trừ sâu trong tôm thu hoạch đều đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Tương tự, mối nguy vi sinh vật gây bệnh: Salmonella, Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus, Fecal coliform  cũng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ có chỉ tiêu E. coli không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thức phẩm. Kết quả khảo sát cũng báo hiệu môi trường nuôi xuống cấp, năng suất nuôi giảm hơn những vụ nuôi trước.
 

Số lần xem trang: 3657
Điều chỉnh lần cuối: 12-09-2008

Trang liên kết

 

 

 

 

HTML Hit Counters

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín ba không chín bốn

Xem trả lời của bạn !

logolink