Thống kê


Đang xem 268
Toàn hệ thống: 2269
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

Các nghiên cứu sinh đã bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường từ năm 2010 đến nay

 

ĐINH TRUNG CHÁNH
 
Trang thông tin đưa lên Website về các kết luận mới của luận án
 
Đề tài luận án:NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG DÓ BẦU (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) ĐẶC SẮC Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM
Chuyên ngành: Kỹ thuật Lâm sinh Mã số: 62 62 60 01
Họ và tên nghiên cứu sinh:  ĐINH TRUNG CHÁNH
Họ và tên người hướng dẫn khoa học:          PGS TS TRẦN VĂN MINH
            PGS TS BÙI CÁCH TUYẾN
Cơ sở đào tạo: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
(1) Đa dạng ở cấp dưới loài của cây dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) đã được xác nhận qua phản ứng PCR của 18 cá thể và qua phân tích trình tự chuỗi DNA của 4 mẫu. Các mẫu từ Bắc Đảo Phú Quốc và Nam Đảo Phú Quốc được phân thành hai nhóm khác nhau, trong khi các xuất xứ Quảng Nam và Quảng Bình được xếp cùng một nhóm.
(2) Đã nuôi cấy phát sinh phôi soma thành công từ các mẫu lá và rễ trên môi trường cơ bản MS bổ sung BA, kinetin, NAA, IBA, 2,4D, vitamin B5. Mẫu nuôi cấy là rễ lấy từ xuất xứ Nam đảo Phú Quốc có tỷ lệ phát sinh tế bào soma cao. Tế bào phôi soma có đáp ứng khác nhau trên môi trường nuôi cấy có bổ sung 2,4D, so với môi trường có bổ sung BA + NAA + kinetin + vitamin B5. Thể giả phôi (PLB), một dạng thuận lợi cho sự vi nhân giống, được chuyên hóa bằng cách bổ sung kích thích tố. "Hạt giống nhân tạo" được thực hiện với natri alginat và calci clorua trên môi trường WPM bổ sung sucrose. Natri alginat 4% cho một độ đông đặc thỏa đáng và không ảnh hưởng bất lợi lên sự tái sinh.
(3) Nghiên cứu đã cho phép xác định một tập đoàn gồm 10 loài nấm khác nhau hiện diện trong các mô gỗ có sự hình thành trầm hương đã được khảo sát, trong đó có một số loài nấm đã được xác định phù hợp với các loại nấm có thể tạo trầm mà các tác giả trước đây đã ghi nhận.
(4) Xử lý vết thương với nấm trắng và với chế phẩm có clorua (Cl-) là một hướng có triển vọng trong việc kích thích sự tạo trầm. Xử lý với nấm trắng và chế phẩm có clorua (Cl-) có số nấm xuất hiện tương tự nhau đến 85,9 %. Kế đến là các nghiệm thức có sulfat (SO42-)và nitrat (NO3-) với số nấm xuất hiện tương tự nhau đến 74,37 %, nhóm này chỉ tương đồng so với nghiệm thức xử lý dầu ở mức 68,75 %. Nhóm xử lý nấm đen so với các nghiệm thức clorua, nitrat, sulfat, dầu, và nấm trắng là 52,97 %, tất cả đều cao hơn nhóm đối chứng chỉ ở mức 41,10%.
Đại diện người hướng dẫn                                                                         Nghiên cứu sinh
 
PGS TS TRẦN VĂN MINH                                                ĐINH TRUNG CHÁNH           
 
 
 
 
 
 
VÕ THỊ THU OANH
 
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc tính sinh học và đánh giá độc tính của các mẫu phân lập nấm Beauveria và Metarhizium ký sinh trên côn trùng gây hại
Chuyên ngành: Bảo vệ Thực vật                             Mã số: 62. 62. 10. 01
Nghiên cứu sinh: Võ Thị Thu Oanh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Bùi Cách Tuyến
2.                        TS. Lê Đình Đôn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
1. Kết quả phân lập, định danh theo phương pháp truyền thống dựa trên đặc điểm hình thái học và phương pháp sinh học phân tử dựa phân tích trình tự DNA trên vùng ITS-rDNA đã xác định 13 mẫu phân lập Beauveria thuộc loài Beauveria bassiana và 16 mẫu phân lập Metarhizium là loài Metarhizium anisopliae.
2. Xác định quần thể B. bassiana có ít nhất 3 nhóm di truyền khác biệt nhau đã được nhận biết trên vùng ITS2-rDNA và M. anisopliae với 6 nhóm khác nhau khi phân tích vùng ITS1-rDNA. Phát hiện 10 trong số 16 mẫu phân lập M. anisopliae có gen Pr1 bằng phương pháp Nested-PCR với primer chuyên biệt và có 3 nhóm khác biệt dựa trên phân tích trình tự Pr1. Trong nghiên cứu ứng dụng, có thể sử dụng Nested-PCR trên vùng gen Pr1 để sàng lọc, phát hiện nhanh những mẫu nấm M. anisopliae có tính gây bệnh cao đối côn trùng gây hại .
3. Kết quả nghiên cứu đã xác định môi trường SDAY+K thích hợp cho sự hình thành bào tử của B. bassianaM. anisopliae, có 8 mẫu nấm B. bassiana và 9 mẫu M. anisopliae phát triển được ở nhiệt độ cao 350C, xác định có 3 mẫu B.b(RN-LA), B.b(RSM-Q2), B.b(RSM-BC) và 2 mẫu Ma(RN-LA), Ma(RS-Q9) có độc tính không chọn lọc loại ký chủ, gây bệnh cho cả rầy nâu và sâu xanh da láng. Các mẫu nấm B. bassiana M. anisopliae đều không phát triển trên môi trường dinh dưỡng có các hoạt chất thuốc trừ nấm như mancozeb, zineb, carbendazim, benomyl và không tác động bất lợi cho thiên địch của sâu hại trong hệ sinh thái ruộng lúa là nhện bắt mồi ăn thịt, Lycosa sp., và bọ xít mù xanh, Cyrtorhinus lividipennis.
4.Sử dụng nấm B. bassiana mẫu Bb(RN-LA) và M. anisopliae mẫu Ma(RN-LA) phân lập từ rầy nâu, mẫu Ma(RS-Q9) phân lập từ rệp sáp, mẫu Ma(SXH-BD) phân lập từ sâu xanh hại hành lá đã khống chế mật số rầy nâu trên lúa và sâu xanh da láng trên hành lá ở mức độ thấp vào cuối vụ, giảm được số lần phun thuốc hóa học và cho năng suất cây trồng ổn định.
              Người hướng dẫn                                                                Nghiên cứu sinh
               TS. Lê Đình Đôn                                                       Võ Thị Thu Oanh      
 
 
 
 
LÊ BÁ TOÀN
 
Đề tài luận án:
Nghiên cứu hệ thống canh tác kết hợp rừng đước với nuôi tôm quảng canh cải tiến tại huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau.
Chuyên ngành: Kỹ thuật Lâm sinh;                       Mã số : 62 62 60 10
Nghiên cứu sinh: Lê Bá Toàn
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vương Văn Quỳnh
                                                 2. TS. Trịnh Trường Giang
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
1.      Nghiên cứu đã xác định được tiêu chí định lượng để đánh giá hiệu quả và hiện trạng HTCT kết hợp đước - tôm QCCT tại Ngọc Hiển: Phương thức với môi trường tự nhiên được duy trì, chuỗi thức ăn tự nhiên khép kín, kỹ thuật nuôi đơn giản, đầu tư và chi phí vận hành thấp, ít rủi ro, có thu nhập cả tôm và rừng, thu nhập ổn định; Diện tích vuông tôm dao động từ 1,5-9,6 ha, phổ biến nhất là 3-5 ha; Tỷ lệ diện tích rừng trung bình là 51,5%, diện tích mặt nước kể cả bờ là 48,5%; Rừng trồng ở cấp tuổi 10, mật độ cây rừng rất cao; Cấu trúc HTCT đa dạng, các băng rừng phân bố xen kẽ với mặt nước nuôi tôm, có một cống cho nước vào ra; Diện tích của HTCT thích hợp nhất là 3-5 ha, TLR thích hợp nhất là ở mức 60%, nên có 2 cống cho nước vào ra để cải thiện môi trường của vuông tôm.
2.      Nghiên cứu xác định được mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường - kỹ thuật - năng suất rừng - năng suất tôm - thu nhập, các yếu tố quyết định: Số ngày giữa hai lần thay nước (NTN) gần nhau hơn, mật độ tôm giống (Giong) bổ sung hàng năm, khoảng cách (KC) đến kênh rạch chính, tỷ lệ rừng (TLR), tỷ lệ bờ (TLB) và tỷ lệ mặt nước (TLN) trong vuông tôm. Đặc điểm tính chất hoá học của đất dưới rừng trong vuông tôm khác biệt không rõ rệt theo TLR, ngoại trừ P2O5. Đặc điểm của đất bùn đáy kênh: Hàm lượng mùn khác biệt rất có ý nghĩa theo TLR, TLN, TLB và NTN; Fe2+, độ chua trao đổi khác biệt rất có ý nghĩa theo TLR và NTN. Đặc điểm tính chất nước dưới kênh: Nhiệt độ nước khác biệt rõ rệt theo TLR và NTN; Độ mặn của nước khác biệt rõ rệt theo TLR, TLN, TLB và NTN; pH của nước có sự khác biệt rõ rệt theo NTN; Ôxy hoà tan chỉ khác biệt rõ theo TLR về mặt thống kê (mùa mưa). Tính toán, phân tích thu nhập (THU_NAM) bình quân về gỗ đước và tôm (đồng/ha vuông tôm/năm) của 77 hộ vuông tôm tại Ngọc Hiển ở thời giá 2007 tồn tại theo dạng phương trình đa biến (theo SPSS 13.0): THU_NAM = 7207-1,489*(TLR-55)^2 - 46,537*(TLN) - 86,839*(TLB) - 106,035*(KC) - 247,322*(NTN) + 592,066 *(Giong). Mối quan hệ này là rất chặt chẽ (hệ số tương quan R= 0,902), với chỉ tiêu kiểm tra về sự tồn tại của phương trình và các tham số đều nhỏ hơn 0,05. Đây là, cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp tác động vào HTCT kết hợp đước - tôm QCCT nhằm nâng cao thu nhập hướng tới bền vững.
3.      Đã xây dựng được phần mềm tham khảo về “Phân tích HTCT kết hợp đước - tôm QCCT”. Trên cơ sở phân tích những yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất và thu nhập của HTCT kết hợp đước - tôm QCCT, là cơ sở để lập trình xây dựng phần mềm dự báo thu nhập và giải pháp tác động vào hệ thống nhằm nâng cao thu nhập hướng tới bền vững (gồm 5 bước trên màn hình vi tính).
Đại diện người hướng dẫn                                                     Nghiên cứu sinh
 
 
   TS. Trịnh Trường Giang                                                              Lê Bá Toàn
 
 
 
 
 
ĐẶNG MINH PHƯỚC
 
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm acid hữu cơ, probiotic, thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn heo con cai sữa
Ngành: Chăn nuôi Động vật Nông nghiệp; Mã số: 62.62.40.01                                                       
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Dương Thanh Liêm và TS. Dương Duy Đồng
Nghiên cứu sinh: Đặng Minh Phước
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Tóm tắt các kết luận của luận án:
(1) Trong 3 loại chế phẩm acid hữu cơ A, B, C bổ sung vào thức ăn heo con cai sữa, chế phẩm B với thành phần gồm acid formic, lactic, malic, tartaric, citric, phosphoric có hiệu quả cao nhất do có tác dụng cải thiện 5,01% tăng trọng, giảm 20,43% tỷ lệ heo tiêu chảy và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 9,11% so lô bổ sung kháng sinh.
          (2) Trong 2 loại chế phẩm probiotic D và E bổ sung vào thức ăn heo con cai sữa, chế phẩm E (Bacillus subtilis, Lactobacillus spp., Saccharomyces cerevisiae) có hiệu quả cao nhất do có tác dụng cải thiện 5,95% tăng trọng, giảm 18,57% tỷ lệ heo tiêu chảy và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 10,93% so lô bổ sung kháng sinh.
(3) Trong 2 loại chế phẩm thảo dược F và G bổ sung vào thức ăn heo con cai sữa, chế phẩm F có nguồn gốc từ cây hồi, quế, tỏi, gừng, hương thảo, húng tây, ớt... mang lại hiệu quả cao nhất do có tác dụng cải thiện 5,79% tăng trọng, giảm 23,88% tỷ lệ heo tiêu chảy và mang lại hiệu quả kinh tế 10,27% so lô bổ sung kháng sinh.
(4) Trong 3 loại chế phẩm khảo sát: acid hữu cơ (B), probiotic (E) và thảo dược (F) bổ sung vào thức ăn heo con cai sữa, hiệu quả so sánh mang lại được xếp theo thứ tự (i) thảo dược (F), (ii) acid hữu cơ (B) và (iii) probiotic (E).
(5) Các chế phẩm acid hữu cơ, probiotic và thảo dược bổ sung vào thức ăn heo con cai sữa, hiệu quả được xếp theo thứ tự (i) acid hữu cơ kết hợp thảo dược, (ii) acid hữu cơ kết hợp probiotic và thảo dược (iii) probiotic kết hợp với thảo dược, và (iv) acid hữu cơ kết hợp probiotic.
 
         Đại diện Cán bộ hướng dẫn                                                Nghiên cứu sinh
 
        PGS.TS. Dương Thanh Liêm                                              Đặng Minh Phước
 
 
 
 
TRẦN THỊ BÍCH LIÊN
 
Đề tài luận án: Đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn sinh sản- hô hấp (PRRS) trên heo giai đoạn 2003- 2007 và thử nghiệm vắc xin phòng bệnh này tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận”
 
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi      Mã số: 62.62.50.01
 
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Bích Liên
 
Họ và tên Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Dân
 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
 
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
 
 (1) Heo nuôi tại 21 cơ sở chăn nuôi ở TP.HCM và Đồng Nai đã nhiễm vi rút PRRS. Tỷ lệ nhiễm cao ở heo hậu bị và heo thịt. Heo nuôi ở trại công nghiệp nhiễm nhiều hơn heo nuôi ở các hộ gia đình. Tỷ lệ nhiễm không khác biệt giữa các lứa đẻ và giống heo. Dòng vi rút PRRS lưu hành chủ yếu là dòng Bắc Mỹ.
 
 (2). Ở heo nái nhiễm vi rút PRRS có mức kháng thể cao (S/P > 0,8), tỷ lệ thai chết lưu và heo con yếu tăng, và mức kháng thể càng cao thì tỷ lệ heo con chọn nuôi càng thấp.
 
(3). Kháng thể thụ động ở heo con của nái dương tính PRRS giảm dần tới mức âm tính khi heo khoảng 19 đến 21 ngày tuổi. Sự chuyển đổi huyết thanh dương tính của đàn con xảy ra khi heo khoảng 37 đến 47 ngày tuổi.
 
(4). Phân lập được 4 chủng vi rút PRRS từ các mẫu huyết thanh, hạch amidan và hạch phổi của heo cai sữa có biểu hiện sốt, ho tại các trại khảo sát.
 
 (5). Việc tiêm vắc xin nhược độc dòng Bắc Mỹ cho heo thịt thương phẩm có hoặc không có kháng thể kháng PRRS (lúc bắt đầu thử nghiệm) đã tạo được đáp ứng miễn dịch, và giúp giảm tỷ lệ bệnh đường hô hấp trong giai đoạn nuôi thịt.  
 
 
 
Cán bộ hướng dẫn                                                                                    Nghiên cứu sinh
 
 
PGS.TS. Trần Thị Dân                                                                            Trần Thị Bích Liên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHẠM XUÂN QUÝ
 
Đề tài luận án
 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TRÀM (Melaleuca cajuputi Powell) TRỒNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh
Mã số: 62. 62. 60. 01
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Xuân Quý
 
Họ và tên Người hướng dẫn: (1) PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm
      (2) TS. Phạm Thế Dũng
 
Cơ sở đào tạo: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
 
Tóm tắt những kết luận mới của luận án
 
Đề tài luận án tiến sĩ có 2 đóng góp mới sau đây:
(1) Phân chia rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell)trồng ở đồng bằng sông Cửu Long thành 3 cấp đất dựa trên 20% số cây có chiều cao lớn nhất trong lâm phần; trong đó tuổi cơ sở để phân chia cấp đất là 10 năm, còn khoảng cách chiều cao giữa hai cấp đất kế cận tại tuổi cơ sở là 2,0m.
(2) Xác định được đường kính và chiều cao thân cây tràm (M.cajuputi Powell)trên cả ba cấp đất I, II và III chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm tại tuổi 2; còn thể tích thân cây ở tuổi 7 đối với cấp đất I và II, tuổi 13 đối với cấp đất III. Tương tự, thời điểm chuyển tiếp từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang sinh trưởng chậm đối với trữ lượng rừng tràm (M.cajuputi Powell) trên ba cấp đất I, II và III lần lượt ở tuổi 5, 5 và 6; còn sinh khối khô cùng ở vào tuổi 4. Tuổi thành thục số lượng của cây tràm (M.cajuputi Powell) trên cả ba cấp đất I, II và III xuất hiện sau 12 tuổi. Tuổi thành thục số lượng đối với trữ lượng gỗ của rừng tràm (M.cajuputi Powell)trên cấp đất I, II và III tương ứng là 8, 8 và 10 năm. Tuổi thành thục số lượng đối với tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô của rừng tràm (M.cajuputi Powell) trên cả ba cấp đất I, II và III đều xuất hiện tương ứng ở cấp tuổi 6 và 8.
 
Người hướng dẫn                                                       Nghiên cứu sinh
Đại diện tập thể hướng dẫn
 
 
 
 
 
PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm                            Phạm Xuân Quý
 
 
 
 
 
 
 
NGUYỄN THỊ THU HỒNG
 
Đề tài luận án:
 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU LỰC VACXIN DỊCH TẢ HEO TRÊN HEO CON Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM
 
 
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi                                                        
Mã số: 62.6250.01
 
Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THI THU HỒNG
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS. TS. TRẦN ĐÌNH TỪ
                                                    2. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HẢI
 
Cơ sở đào tạo: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
 
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
 
1.         Xác định được trình tự 3 đoạn gien 5’NTR, E1/E2 và NS5B và phân nhóm di truyền của một số virut dịch tả heo (DTH) lưu hành ở các tỉnh thành phía Nam từ 2000 – 2009 thuộc nhóm 2.1 và 2.2.
2.         Vacxin virut DTH chủng C (thuộc nhóm di truyền 1) vẫn có hiệu quả chống lại các chủng virut DTH thực địa đang lưu hành (thuộc nhóm di truyền 2).
3.         Chứng minh được hiệu quả của việc tiêm phòng DTH cho heo sơ sinh trước khi bú sữa đầu và lần tiêm nhắc lại lúc 21 ngày tuổi không bị tác động bởi lượng kháng thể thụ động tại thời điểm tiêm vacxin.
4.         Đã chứng minh việc nhiễm PCV2 có ảnh hưởng không rõ ràng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vacxin DTH trên heo con.
 
 
 
 
                      Cán bộ hướng dẫn                                                            Nghiên cứu sinh
 
 
 
 
 
PGS. TS. Trần Đình Từ    PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hải                        Nguyễn Thị Thu Hồng
                                                                                   
 
 
 
 
LẠI VĂN LÂM
 
 
Đề tài luận án: Nghiên cứu tiềm năng nông học – di truyền và khả năng sử dụng nguồn di truyền IRRDB’81 trong cải tiến giống cây cao su Hevea brasiliensis
 
Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 62 62 01 01
 
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lại Văn Lâm
 
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phan Thanh Kiếm
 
                              2. TS. Trần Thị Thúy Hoa
 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
 
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
1.   Nguồn gen cao su IRRDB’81 có hệ số biến thiên kiểu gen cao về năng suất mủ (23 –   122%) và thấp hơn cho sinh trưởng (9 – 16%). Đã tuyển chọn được 53 mẫu giống IRRDB’81, trong đó 3 mẫu giống RO 62/26, MT/I/2 và MT 8/27 có năng suất mủ khá cao, bằng 128 – 153% đối chứng GT 1.
2    Nguồn gen cao su IRRDB’81 có sự đa dạng di truyền theo chỉ thị isozyme và RAPD lớn hơn nhiều so với nguồn gen cao su hiện hữu Wickham. Biến thiên di truyền do cá thể các mẫu giống của nguồn gen IRRDB’81 chiếm đến 73,4% tổng biến thiên theo chỉ thị isozyme và 85,2% tổng biến thiên theo chỉ thị RAPD. Chỉ thị RAPD có thể phân nhóm rõ các mẫu giống của nguồn gen IRRDB’81 theo quan hệ di truyền và có thể ứng dụng quan hệ này vào công tác cải tiến giống cao su theo hướng tìm kiếm ưu thế lai.
3   Cây lai Wickham x IRRDB’81 có hệ số biến thiên kiểu gen rất cao về năng suất mủ (61 – 172%), cho hiệu quả cao trong tuyển non về năng suất. Đã tuyển chọn được 70 dòng lai Wickham x IRRDB’81 có triển vọng về năng suất mủ và sinh trưởng; trong đó 6 dòng có năng suất mủ rất cao ở giai đoạn tuyển non, bằng 148% – 225% so với đối chứng PB 260.
4.   Biến thiên di truyền do tác động có tính cộng chiếm ưu thế ở cây lai Wickham x IRRDB’81 về năng suất mủ (59,7 – 84,9%) và sinh trưởng (66,4 – 86,1%). Hệ số di truyền cao về năng suất mủ (h2NS = 0,597 – 0,849) và sinh trưởng (h2NS = 0,664 – 0,861).Điều này chứng tỏ rằng việc chọn lọc dựa trên giá trị kiểu hình của hai đặc tính này sẽ hiệu quả ở quần thể cây lai Wickham x IRRDB’81
 
 
Cán bộ hướng dẫn                                                                                  Nghiên cứu sinh
 
1. PGS.TS. Phan Thanh Kiếm
 
 
2. TS. Trần Thị Thúy Hoa                                                                         Lại Văn Lâm
 
 
 
 
 
BÙI TRUNG THÀNH
 
Tên luận án:  Nghiên cứu kỹ thuật sấy muối tinh bằng phương pháp sấy tầng sôi
Chuyên ngành:                         Máy và Thiết bị CGHNN
Mã sồ:                                       62 52 14 01
Tên của nghiên cứu Sinh :       Bui Trung Thành
Cán bộ hướng dẫn khoa học1: PGS.TS.Nguyễn Hay             
Cán bộ hướng dẫn 2 :              GS.TSKH.Trần Văn Phú
Cơ Sở đào tạo:                         Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
 
Luận án đã đạt được các kết luận mới chủ yếu như sau:
1.        Bố trí và sử dụng lớp muối khô làm lớp đệm trợ sôi ngay tkhi bắt đầu hoạt động sấy đã hỗ trợ phá vỡ thuộc tính kết dính các hạt muối tinh ẩm, làm “giả lỏngkhối hạt ẩm nhanh chóng đsấy được chúng bằng phương pháp sấy tầng sôi liên tục, mà không cần tạo gõ, không cần rung, lắc. Để quá trình sấy ổn định, tỷ số giữa khối lượng hạt ẩm đưa vào máy sấy và khối lượng hạt trợ sôi ban đầu là 42% và tối ưu là 37%.
2.        Ứng dụng lý thuyết truyền nhiệt - truyền ẩm đã thiết lập được mô hình toán  làm cơ sở để xây dựng một phương pháp mới tính thời gian sấy, tiêu hao nhiệt lượng riêng có độ chính xác cao, có thể thay thế cho các phương pháp tính hiện có trong các giáo trình kỹ thuật sấy. Cụ thể đã tính được thời gian sấy lý thuyết trên mô hình tc =18,1 phút , nhiệt lượng riêng qc=2544,68kJ/kg ẩm, trong khi thực nghiệm đã xác định được thời gian sấy tpr=21,5 phút và nhiệt lượng riêng qpr =2565,42kJ/kg ẩm. Kết qủa này phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm.
3.        Đã thiết lập được 4 phương trình hồi quy dạng đa thức bậc II, phản ánh mối tương quan giữa 4 thông số công nghệ: chiều cao lớp đệm trợ sôi (H0); vận tốc tác nhân sấy (Vg); nhiệt độ tác nhân sấy (tg )và kích thước hạt sấy (dm) ảnh hưởng đến các hàm mục tiêu: chất lượng sản phẩm (M2), tiêu hao nhiệt lượng riêng (q), hiệu suất thu hồi sản phẩm (h) và tiêu hao điện năng riêng(N). Cụ thể là đã xác định được chế độ sấy tối ưu gồm:H0tu = 52,6 mm; Vog=1,2m/s, tog=168,4OC và 0,9 < dm <1,2mm cho M2= 0,2% ; qmin = 4052,05 kJ/kg ẩm, h= 91,03% và N=461 (Wh/kg ẩm).
4.        Đã xây dựng được phương trình hồi quy xác định khối lượng riêng (rp) và khối lượng thể tích (rb) của muối tinh của Việt Nam. Cụ thể rp = 2084,8024 + 28,1383.M – 3,07962.M2 và rb =1001,46 – 10,5931.M + 239,508.d + 52,0852.M.d – 7,26534.M2 – 149,83.d2
5.        Đã thiết lập được phương trình xác định độ ẩm cân bằng của muối tinh theo mô hình toán của Halsey         
6.        Đã xây dựng được phương trình hồi quy xác định thời gian sấy đẳng tốc t1 = 4,69 - 0,8372M, phương trình hồi quy thời gian sấy giảm tốct2 = 1,583 - 0,121.M   + 0,033.M2. Thiết lập được đồ thị đường congsấy muối tinh thực nghiệm bằng phương phápsấy tầng sôi liên tục. Từ kết quả thực nghiệm có được thời gian sấy cho phép tính toán độ ẩm cân bằng của muối tinh mà không cần phải làm bất cứ thí nghiệm nào.
7.         Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở để nghiên cứu kỹ thuật“giả lỏng” các loại vật liệu rời có cùng thuộc tính kết dính như : đường cát, cơm dừa, các muối kim loại khác... để sấy chúng bằng phương pháp sấy tầng sôi liên tục nhằm thay thế các phương pháp sấy hiện đang dùng.
 
 Đại diện Cán bộ hướng dẫn khoa học                                        Nghiên cứu Sinh
 
            PGS.TS.Nguyễn Hay            .                                           ThS.Bùi Trung Thành
NGUYỄN VĂN KHANG
 
Luận án: Nghiên cứu mô hình nông nghiệp bền vững trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công.
            Chuyên ngành: Trồng trọt                 Mã số: 60 62 01 01
            Họ và tên nghiên cứu sinh:               Nguyễn Văn Khang
            Họ và tên cán bộ hướng dẫn:             1. PGS.TS. Phạm Văn Hiền
                                                                        2. PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh
            Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
 
            Tóm tắt những kết luận mới của luận án
- Đánh giá được động thái hệ thống nông nghiệp ở vùng dự án Ngọt hóa Gò Công (NHGC) trước và sau quá trình ngọt hoá. Tính đa dạng của hệ thống canh tác tăng, đời sống kinh tế của nông dân tăng gấp 4,5 lần.
- Chọn được hai giống đậu nành MTĐ517-8 (Năng suất: 2,6 tấn/ha) và OM25-20 (2,3 tấn/ha); và hai giống đậu xanh V87-13 (1,4 tấn/ha), Ghép lùn (1,3 tấn/ha) với khoảng cách gieo trồng: 30cm x 30cm, 40cm x 20cm (V87-13), 50cm x20cm (Ghép lùn) thích hợp đưa vào mô hình luân canh 1 lúa-2 màu, 2 màu-1 lúa.
 - Sử dụng phần mềm hỗ trợ ra quyết định ExpertChoice theo các yếu tố và các mục tiêu lựa chọn ở mỗi vùng sinh thái khác nhau. Luận án đã xác định được Vùng II: Nếu chọn theo mục tiêu hiệu quả kinh tế và phù hợp với chính sách sẽ có các hệ thống canh tác ưu tiên: (1) 2 lúa-1 màu, (2) 1 lúa-2 màu, (3) lúa-cá, (4) 3 lúa. Vùng III: Nếu chọn theo mục tiêu bền vững sẽ có các hệ thống canh tác ưu tiên: (1) 3 lúa, (2) 2 lúa, (3) mía, tôm. Nếu dung hòa các mục tiêu hiệu quả kinh tế, chính sách và tính bền vững; luận án xác định được hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất bền vững cho các vùng là: Vùng II: (1) 2 lúa-1 màu, (2) 1 lúa-2 màu, (3) 3 lúa, (4) lúa-cá; Vùng III: (1) 3 lúa, (2) 2 lúa, (3) mía, tôm.
 
 
 
 
 
 
TRẦN THỊ DẠ THẢO
 
 
Tên đề tài luận án:
Nghiên cứu sự cộng sinh của nấm MYCORRHIZA trên cây ngô (Zea mays L.) vùng Đông Nam Bộ
Chuyên ngành: Trồng trọt, mã số: 62.62.01.01
Họ và tên nghiên cứu sinh:  TRẦN THỊ DẠ THẢO
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Bùi Cách Tuyến
                                                            2. PGS.TS. Lê Đình Đôn
 
Những kết luận mới của luận án:
 1. Nghiên cứu đã xác định có 4 chi nấm cộng sinh hiện diện chủ yếu trong đất trồng ngô vùng Đông Nam Bộ Glomus, Acaulospora, GigasporaScutellospora. Trong đó, Acaulospora chiếm ưu thế trong đất xám (tỉnh Tây Ninh) nhưng Glomus có đa số trong đất nâu đỏ hoặc đen (tỉnh Đồng Nai) còn Gigaspora và Scutellospora có mật số khá cao trong đất nâu đỏ (tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu).Sự hiện diện và phân bố các chi nấm thay đổi theo từng vùng đất trồng ngô (trung bình 27,8 - 73,8 bào tử/100 g đất khô) và ảnh hưởng bởi đặc điểm lý hóa tính đất, luân canh cây trồng; và có mối tương quan giữa tỷ lệ cộng sinh và pH đất ở các điểm nghiên cứu. Đề tài đã định danh được các loài Scutellospora verrucosa,Gigaspora decipiensGigaspora margarita, đây cũng là công trình nghiên cứu khởi đầu ở trong nước, cung cấp dữ liệu sinh học phân tử trong định danh các loài nấm AM.
2. Tỷ lệ rễ cộng sinh với nấm AM của các giống ngô thay đổi theo địa điểm trồng và có xu hướng tăng theo mật độ trồng cũng như khi luân canh với cây họ đậu, nhưng giảm khi mức lân bón vượt quá 80 kg P2O5/ha.
     3. Nấm AM giúp làm tăng khả năng hấp thu lân, thúc đẩy sinh trưởng và năng suất ngô trồng trên các loại đất phèn, đất nghèo lân dễ tiêu. Hàm lượng lân trong lá và khối lượng hạt khô đạt cao nhất khi bón 100 mg P/kg đất dưới sự hiện diện của nấm AM trên các loại đất thí nghiệm. Trên nền 100 mg P/kg đất và có nấm AM, bón 350 mg N/kg đất; giúp ngô hấp thu nhiều lân, tăng khối lượng chất khô cây, rễ và tỷ lệ cộng sinh hơn so với bón 1000 mg N/kg đất.
     4. Trên đất xám nghèo lân dễ tiêu và nâu đỏ nghèo lân, bổ sung nấm Glomus sp. và Scutellospora verrucosa đều làm tăng năng suất ngô so với không bổ sung nấm và có thể góp phần làm giảm lượng phân lân bón trên 50%. Nấm Gigaspora margarita không có tác động rõ rệt khi bổ sung vào đất được thâm canh có pH gần trung tính (pHH2O=5,5- 6), nhưng làm tăng năng suất ngô trên đất nâu đỏ hơi chua thiếu lân và bón ít phân.
5. Trong nghiên cứu, Scutellospora verrucosa được ghi nhận làm tăng khối lượng chất khô của cây và hạt, giúp cây ngô hấp thu nhiều lân trong đất phèn, đất xám bạc màu, đất nâu đỏ nghèo lân.
 
   Cán bộ hướng dẫn                                                                           Nghiên cứu sinh
 
 
 
 
PGS.TS. Lê Đình Đôn                                                                       Trần Thị Dạ Thảo
 
 

Số lần xem trang: 3631
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

HTML Hit Counters

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy một ba bảy ba

Xem trả lời của bạn !

logolink