Thống kê


Đang xem 64
Toàn hệ thống: 1851
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

 

Nguyễn Thị Phước Ninh

               Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình hình nhiễm Mycoplasma trên gà đẻ công nghiệp ở huyện Dĩ An (Bình Dương) và quận Thủ Ðức (TP.HCM)

        Ðề tài đã khảo sát được 1682 mẫu huyết thanh của 12 đàn gà đẻ thuộc 6 trại chăn nuôi ở huyện Dĩ An (Bình Dương) quận Thủ đức(TP Hồ Chí Minh).

        Bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính đã xác định được tỷ lệ nhiễm Mycoplasma là 73%, M. gallisepticum là 41%;M. synoviae 62% và tỷ lệ nhiễm cả 2 loài trên một cá thể là 30%. Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma của khu vực Linh Trung là 85% cao hơn tỷ lệ nhiễm ở khu vực Dĩ An là 66%.  Trên 4 trại gà của huyện Dĩ An A, B, C, và D thì trại D có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 78%, trại C có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là 58%. So sánh tỷ lệ nhiễm giữa 2 giống gà Nagoya và Isabrown từ 9 đến 17 tuần tuổi thì gà Nagoya có tỷ lệ nhiễm cao hơn. Mặt khác tỷ lệ nhiễm của loài M. synoviae cao hơn tỷ lệ nhiễm  của loài M. gallisepticum và có chiều hướng gia tăng.

        Cả 3 đàn gà 1, 4 và 7 đều có kháng thể mẹ truyền từ 60 đến 63% chứng tỏ các đàn gà bố mẹ đã bị bệnh và sẽ lây bệnh cho gà con qua trứng. Các đàn gà này đã bị nhiễm Mycoplasma  rất sớm, trước 4 tuần tuổi và có thể bị nhiễm ngay trong 2 tuần tuổi đầu tiên.

        Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma có tương quan với nồng độ amonia của chuồng nuôi. Nồng độ amonia và ẩm độ tương đối luôn biến thiên, tác động lẫn nhau và cùng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm Mycoplasma.

        Bằng cách mổ khám 20 gà có triệu chứng bệnh điển hình 10 con dương tính (+++) với kháng nguyên M. gallisepticum, 10 con dương tính (+++) với kháng nguyên M. synoviae. Bệnh tích đã ghi nhận được phù hợp với những bệnh tích đã được mô tả bởi Jordan (1996); Ley và Yorder (1997) và Kleven (1997). 

Ðỗ Văn Dũng

           Một số nghiên cứu về hiệu lực của vaccine dịch tả vịt đông khô sản xuất trên môi trường tế bào xơ phôi gà

           Bằng phương pháp nuôi cấy virus trên môi trường tế bào xơ phôi gà, một số chỉ tiêu của vaccine đã được xác định thông qua các thí nghiệm (1) Thử hiệu lực miễn dịch của vaccine bằng xác định liều PD50 (2)  Xác định độ dài miễn dịch của vaccine; (3) Xác định hiệu lực của vaccine qua thời gian bảo quản ở 2-8 o C và ở trong phòng 25- 35 o c; (4) Xác định hiệu lực của vaccine sau khi pha để sử dụng, qua thời gian bảo quản ở 0-4 oc và ở trong phòng 25-35 oc. Kết quả thí nghiệm được đánh giá bằng phương pháp xác định liều PD50 , chuẩn độ hiệu giá kháng thể ELISA, chuẩn độ hiệu giá virus và tỷ lệ phần trăm vịt được bảo hộ. Kết quả đạt được:

1.Liều PD50 được xác định: LogDPD50/ml của lô 11899 là 7,09; 7,23 và 7,20 trung bình là 7,17. LogDPD50/ml của lô 230500 là 6,62; 7,0 và 6,49, trung bình là 6,70. Sự khác biệt trung bình liều bảo hộ 50% của 2 lô vaccine hoàn toàn không có nghĩa (P>0,05), chứng tỏ sự ổn định hiệu lực của vaccine trong quá trình sản xuất . Trung bình liều bảo hộ 50% của 2 lô vaccine là 6,93 Log10 DPD50,  có nghĩa là vaccine ở độ pha loãng 10-6.93 đủ bảo hộ được 50% vịt thí nghiệm, hay 1ml vaccine chứa 8511 380PD50.

 2. Sau khi vịt được tiêm vaccine 1 lần với liều 1ml của 10-4/con, hiệu giá kháng thể ELISA của vịt ở tháng thứ 1,2,3,4,5 và 6 lần lượt  là 9.87,  8.07,  7.67,  6.86,  5.91  và 4.86 (tính theo log2OD). Tỉ lệ vịt được bảo hộ là 100%, 100%, 100%, 80%, 90% và 100% . Kết quả trên cho thấy độ dài miễn dịch của vịt sau khi tiêm vaccine kéo dài 6 tháng với tỉ lệ bảo hộ vịt từ 80-100%.

 3. Vaccine bảo quản  ở 2-80C, hiệu giá virus  giảm dần theo thời gian. Kết quả hiệu giá vius ở tháng thứ 1,2,3,4,5,6,8 và 9 sau bảo quản là 6.89,  6.81,  6.62,  6.43,  6.20,  5.64,  và 5.52 ( tính theo log10 CCID50). Tỉ lệ vịt được bảo hộ tại các thời điểm tương ứng đều đạt 100%. Như vậy, khi bảo quản ở 2-80C, vaccine còn hiệu lực miễn dịch đến tháng thứ 9.

 4. Vaccine bảo quản ở nhiệt độ từ 25-350C, hiệu giá virus giảm dần. Kết quả chuẩn độ hiệu giá virus ở 0, 6, 12, 24, 48, 72giờ sau khi bảo quản lần lượt là 6.87,  6.36,  5.64,  5.63 và 5.34 ( tính theo log10CCID50/ml). Hiệu lực của vaccine bảo quản sau 120 giờ khi thử trên vịt đều bảo hộ蠱00% (5/5). Trong khi đó, tại thời điểm 144 giờ, tỉ lệ bảo hộ trên vịt chỉ đạt 75%. Kết quả trên cho thấy, vaccine để ở  25-350C, hiệu lực miễn dịch đảm bảo đến 120 giờ.

 5. Vaccine sau khi pha để sử dụng, được bảo quản ở 0-40C và ở trong phòng 25-350C, hiệu lực miễn dịch chỉ đảm bảo đến 10 giờ 

 Hoàng Thị Mỹ Hiền

            Ðánh giá độ an toàn và hiệu lực của vaccine bursaplex phòng bệnh Gmboro trên gà khi tiêm chủng qua phôi trứng 18 ngày tuổi

           Vaccine phòng bệnh Gumboro đã có và có nhiều loại từ rất lâu, gần đây Cty Embrex Inc. (Mỹ ) đã đưa ra thị trường vaccine Busaplex, một phức hợp vaccine phối hợp giữa virus sống chủng 2512 và kháng huyết thanh đặc hiệu chống bệnh Gumboro có thể chủng ngừa cho phôi trứng lúc 18 ngày.

             Thí nghiệm được thực hiện 2 lần trên 612 gà thịt thương phẩm giống Hubbard 1 ngày tuổi  tại trại chăn nuôi gia đình thuộc xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ba lô thí nghiệm, mỗi lô 102 con gà được bố trí như sau:

              _  Lô A: không chủng vaccine Gumboro.

              _  Lô B: Chủng Vaccine nhược độc Bur 706 bằng cách nhỏ mũi.

              _  Lô C: chủng vaccine Busaplex trong phôi trứng.

              Chúng tôi cân trọng lượng gà, cân lượng thức ăn tiêu thụ hằng tuần, tính chỉ số túi fabricius 7 ngày sau khi chủng vaccine và khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro trong máu. Kết quả thu được như sau:

               Chủng ngừa vaccine Busaplex trong phôi 18 ngày không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống , mức tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và sự phát triển túi fabricus của gà so với lô đối chứng và lô chủng vaccine Bur 706.

                Trọng lượng bình quân khi kết thúc thí nghiệm của gà chủng vaccine Busaplex cao hơn gà đối chứng và gà chủng vaccine Bur 706.

                Gà không được chủng ngừa vaccine Gomboro không có kháng thể chủ động chống lại bệnh.

                 Sử dụng vaccine Busaplex chống bệng Gumboro cho gà đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ lúc 42 ngày tuổi cao nhất và hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Nguyễn Tấn Kiệt

               Khảo sát điều kiện vệ sinh thú y tại một số cơ sở giết mổ gia súc tỉnh Ðồng Tháp và đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bằng hồ sinh học tại lò mổ thị xã Sa Ðéc

Khảo sát điều kiện vệ sinh thú y tại một số cơ sở giết mổ gia súc tỉnh Ðồng Tháp và đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bằng hồ sinh học được tiến hành trên 23 cơ sở và điểm giết mổ thuộc các huyện, thi xã của tỉnh Ðồng Tháp, thời gian từ 01/3/1999 đến 30/8/1999.

               Các cơ sở giết mổ phân bố trên các địa bàn khác nhau: trong khu dân cư (91%),nằm cạnh sông rạch (30%), cạnh quốc lộ/tỉnh lộ (26%). Phần lớn các cơ sở giết mổ nằm phân tán và có công suất giết mổ thấp (dưới 20 con /ca). Các cơ sở giết mổ này có quy trình giết mổ thủ công và không đảm bảo điều kiện vệ sinh: 78% cơ sở sử dụng nước sông, 100% không có xét nghiệm định kỳ, 42% các điểm giết mổ nằm ở xã vùng sâu thì không thực hiện kiểm soát giết mổ, 52% cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải.

               Chế độ và tiêu chuẩn của nước dùng cũng như nước thải của các cơ sở giết mổ đều không đạt yêu cầu. Nước dùng gồm cả nước sông, nước giếng và nước máy có các chỉ tiêu lý hóa vi sinh khá cao không đạt tiêu chuẩn Việt Nam do nhiễm bẩn trong quá trình tồn trữ và sử dụng. Nước thải ở lò mổ tập trung có tính chất lý hóa đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn, các nhóm còn lại 100% vượt tiêu chuẩn cho phép. Về mặt vi sinh tất cả các mẫu nước thải đều không đạt yêu cầu để đổ vào nguồn sông rạch.

               Hiệu quả rất cao về xử lý nước thải của mô hình hầm tự hoại kết hợp hồ sinh học có thực vật nước là lục bình, COD giảm 91%, BOD giảm 91%, NH3+ giảm 49%, TN giảm 37%, TP giảm 52 %, TS giảm 42 %, E.coli giảm 95%. Tuy nhiên các chỉ tiêu vi sinh vẫn còn cao hơn so với tiêu chuẩn quy định nên cần chú ý khử trùng trước khi đổ vào nguồn.

Thái Thị Thúy Phượng

               Bước đầu khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và biện pháp khống chế bệnh lở mồm long móng ở heo tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Ðồng Tháp, Vĩnh Long.

               Trên cơ sở nguồn tài liệu lưu trữ của Cục Thú y, các Chi cục Thú y và kết quả điều tra tình hình dịch heo thời gian từ 1/1/1995 đến 30/9/1999 của 4 tỉnh: An Giang, Cần Thơ, Ðồng Tháp Vĩnh Long và bằng phương pháp thống kê, phân tích các đặc trưng dịch bệnh của 35.860  heo của 4.952 hộ nông dân phân bố trong 4 tỉnh trên, kết quả cho thấy:

               Có 3 năm xuất hiện dịch bệnh: 1995, 1997 và 1999

               Tỷ lệ nhiễn virus lở mồm  long móng ở heo của 4 tỉnh bình quân năm 1999 là 3,75%, trong đó An Giang 0,19%, Cần Thơ 0,54%, Ðồng Tháp 5,28% và Vĩnh Long 4,81%. Tỷ lệ heo chết/nhiễm bệnh năm 1995  cao nhất so với  năm 1997 và 1999: Vĩnh Long 68,42%, An Giang 50% và Ðồng Tháp 21,34%.

               Một số triệu chứng được phát hiện trên heo bệnh : 96% số xã có heo bệnh xuất hiện mụn nước ở chân: 69% có heo với mụn nước ở miệng và 74% số xã có heo  triệu chứng sốt cao, xuất huyết ở chân và miệng.

               Ðể khống chế bệnh Lở mồm long móng, các tỉnh đã tổ chức thực hiện nhiều biện pháp. Chi cục Thú y đã chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức thú y, tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật, thực hiện tiêm phòng vắc xin, công tác tuyên truyền, tập huấn các biện pháp chống dịch. Tuy nhiên còn một số hạn chế trong việc chống dịch bệnh: thực hiện tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng không đầy đủ, không thường xuyên; công tác quản lý vận chuyển heo chưa chặt chẽ.

               Kết quả khảo sát tần số xuất hiện các yếu tố nguy cơ cho thấy:

               Nguồn dịch lở mồm long móng tại 4 tỉnh bắt nguồn  từ các ổ dịch cũ và từ nơi khác đến. Bệnh xảy ra trên heo thịt nhiều nhất  (52,44% số xã điều tra), kế đến là heo con theo mẹ (46,95% số xã điều tra).

               Sự vận chuyển động vật là yếu tố chủ yếu  làm lây lan dịch bệnh lở mồm long móng 

               Hầu hết số hộ của 4 tỉnh có heo nuôi bị nhiễm bệnh lỏ mồm long móng vào mùa mưa (97,31%).

               Sự thiếu hiểu biết về bệnh và không có ý thức chấp hành luật pháp thú y của người dân cũng là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh.

Nguyễn Hồ Thiện Trung

  Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus viêm não Nhật Bản B và bước đầu tìm hiểu mối liên quan với hội chứng rối loạn sinh sản trên heo ở tỉnh Ðồng Tháp

  Tiến hành tại 5 huyện, thị của tỉnh Ðồng Tháp, từ ngày 1/11/1997 đến 30/12/1998. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định tình hình nhiễm virus viêm não Nhật Bản B trên các nhóm heo nái sinh sản , heo cái hậu bị và heo thịt theo thời gian và ở các vùng sinh thái khác nhau; bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm virus với hội chứng rối loạn sinh sản của heo nái sinh sản.

               Bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu ngỗng (thường quy chẩn đoán virus viêm não Nhật Bản B của viện Pasteur TP.HCM ) cùng với việc tham khảo dữ liệu về điều kiện tự nhiên, điều tra mật độ muỗi, ghi nhận vị trí chuồng nuôi, biện pháp phòng trừ muỗi ở khu vực chuồng nuôi và ghi nhận tình hình rối loạn sinh sản trên heo nái sinh sản, chúng tôi đã thu được những kết quả như sau:

              Tỷ lệ nhiễm virus viêm não Nhật Bản B trên đàn heo khảo sát là 53,32%, thứ tự từ thấp đến cao là huyện Cao Lãnh 42,61%, Tân Hồng 48,91%, Tháp Mười 53,86%, Thị xã Cao Lãnh  56,12% và Hồng Ngự  60,91%.

              Tỷ lệ nhiễm virus viêm não Nhật Bản B trên đàn nái sinh sản là 57,78% cao hơn trên đàn hậu bị (49,48%) và heo thịt (45,35%). Tỷ lệ này biến thiên theo các tháng trong năm và tỷ lệ thuận với mật độ muỗi tăng và số ca bệnh cũng như hệ số tháng bệnh của hội chứng viêm não cấp trên trẻ em ở Ðồng Tháp. Tỷ lệ nhiễm ở giai doạn từ tháng 4 đến tháng 8 cao hơn từ tháng 9 đến tháng 3.

              Tỷ lệ huyết thanh dương tính cùng hiệu giá kháng thể của heo sau mùa có lũ thấp hơn mùa không lũ.

              Hiệu giá kháng thể cao phát hiện trên heo nái sinh sản biến thiên từ 1/160- 1/320. Hiệu giá kháng thể 1/20 chiếm 58,99%, hiệu giá 1/40 là 26,75%, hiệu giá 1/80 là 11,45%, hiệu giá 1/160 chiếm 2,74% và 1/320 chiếm 0,09%. Khả năng truyền lây và nguy cơ mắc bệnh của heo ở Hồng Ngự, Tháp Mười, Thị xã Cao Lãnh cao hơn các vùng khác.

             Chưa chứng minh được rõ ràng mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm virus viêm não Nhật Bản B và hội chứng rối loạn sinh sản ở heo nái sinh sản.

  Trần Thanh Vân

  Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các biến chủng gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên tỉ lệ chết và sản xuất trứng  ở đàn gà bố mẹ giống thịt Hubbard  High - Yield

Tiến hành tại hai trại Ando và Bắc Sơn, thời gian từ tháng 12/1996 đến tháng 8/1999.

            Trại mở Ando có lô khảo sát với n=14000 con và lô đối chứng với n=7000 con.

Trại kín Bắc Sơn có lô khảo sát  với n=18000 con và lô đối chứng với n=9000 con.

             Kết quả khảo sát cho thấy có sự hiện diện của hai biến chủng  IBV 4/91 và CR 88 ở  các lô khảo sát của hai trại Ando và Bắc Sơn, ảnh hưởng của chúng đến tỉ lệ chết và sản xuất trứng. Các nguyên nhân khác như Newcastle, Gumboro, IBV dòng cổ điển và Mycoplasma gallisepticum đều được loại bỏ. Ảnh hưởng do Samonella không đáng kể.

             Sản lượng trứng của lô khảo sát tại trại Ando chịu ảnh hưởng bởi biến chủng IBV 4/91, nhưng không nghiêm trọng so với ảnh hưởng của IBV CR 88 đến sản lượng trứng của lô khảo sát tại trại Bắc Sơn. Năng suất trứng ấp của lô khảo sát tại trại Ando hầu như không giảm, tỉ lệ ấp nở trên trứng thụ tinh không bị ảnh hưởng. Trong khi đó năng suất trứng ấp và tỉ lệ ấp nở của lô khảo sát tại Bắc Sơn giảm nghiêm trọng.

              Tỉ lệ chết ở lô khảo sát cao gần gấp đôi ở lô đối chứng đối với kiểu kín và cao hơn 50% đối với kiểu mở 89%. Cuối cùng thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng của các biến     chủng IBV 4/91 và CR 88 dẫn đến yêu cầu thử nghiệm một qui trình vaccine mới phòng chống bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.

Nguyễn Huỳnh

   Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn sinh sản  trên heo nái tỉnh Long An

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

               Tỷ lệ heo nái có rối loạn sinh sản từ 21,7% - 26,1%. Tỷ lệ lứa đẻ có rối loạn sinh sản 7,6%-9%. tần số rối loạn sinh sản ở các lứa đầu cao hơn các lứa sau. Các vùng sinh thái khác nhau không ảnh hưởng tới tỷ lệ R.L.S.S của heo nái.

               Qua xét nghiệm 4.166 mẫu huyết thanh cho kết quả dương tính với Leptospira 5,8%; với Porcine parvovirus 69,5%; với virus dịch tả heo 19%.

               Xét nghiệm 52 mẫu thai chết lưu đã phát hiện Porcine parvovirus cùng kháng thể kháng P.PV.

               Kết luận; Porcine parvovirus là yếu tố quan trọng tác động tới rối loạn sinh sản cho heo nái tỉnh Long An

Tiêu Thi Phương Lan

Ðiều tra sơ bộ tình hình nhiễm cầu trùng trên gà Tam Hoàng nuôi thả và thử nghiệm 3 quy trình sử dụng thuốc phòng bệnh tại thị xã Sa Ðéc tỉnh Ðồng Tháp

 Trên cơ sở điều tra sơ bộ tình hình nhiễm cầu trùng trên 10 đàn gà Tam Hoàng nuôi thả tại thị xã Sa Ðéc bằng xét nghiệm phân định kỳ hàng tuần bằng phương pháp phù nổi. Phân được lấy hàng tuần vào cùng một thời điểm, chọn những mẫu phân tươi để quan sát oocyst dưới kính hiển vi. Ðề tài cũng thử nghiệm 3 quy trình phòng bệnh trên 600 gà Tam Hoàng nuôi thả: (1) dùng 1 loại thuốc anticoc, (2) dùng 2 loại thuốc luân phiên: anticoc và ampro-fural, (3) dùng 3 loại thuốc luân phiên: anticoc , ampro-fural và biococ. Thuốc được dùng vào các thời điểm: lựa gà 10-12 ngày tuổi; 25-27 ngày và 45-47 ngày tuổi để đánh giá hiệu quả của thuốc.

Kết quả cho thấy:

Gà Tam Hoàng nuôi thả thường xuất hiện oocyst cầu trùng trong phân vào thời điểm 2-3 tuần tuổi. Với tỷ lệ nhiễm 70 - 100% và cường độ nhiễm trên một gà từ 210 - 2077 oocyst.

Ba quy trình thử nghiệm thuốc đều có hiệu quả tốt trong việc phòng bênh cầu trùng cho gà tam Hoàng nuôi thả tại thị xã Sa Ðéc.

 Bùi Thanh Dũng

  Tình hình nhiễm cầu trùng heo tại huyện Thanh Bình tỉnh Ðồng Tháp và thử nghiệm furazolidon, quinococ để điều trị

  Qua xét nghiệm 1056 mẫu phân heo lai giữa heo ngoại và heo địa phương, kết quả được ghi nhận như sau:

               -có 42% mẫu nhiễm trong đó nhiễm ở mức độ 1+ là 68,91%, mức 2+ là 27,02% và mức 3+ là 4,05%.

               -Nhiễm cao nhất là ở xã Tân Thạnh (đại diện cho vùng ven lộ) 49,32%, kế đến là ở xã Tân Mỹ (đại diện cho vùng sâu) 39,32%, thấp nhất là xã Tân Quới (đại diện cho vùng cù lao) 34,78%.

               Tỷ lệ nhiễm cầu trùng phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh: heo nuôi trên nền xi măng nhiễm 32,06% trong khi đó heo nuôi trên nền đất nhiễm 52,97%.

               Tỷ lệ nhiễm cầu trùng biến đồng theo lứa tuổi: heo từ 1 - 4 tuần tuổi nhiễm 33,23%, heo 4-9 tuần tuổi nhiễm 36,61%, heo trên 2 tháng đến 4 tháng nhiễm 49,60% và heo sinh sản nhiễm 54,31%.

               Có 5 loài cầu trùng ký sinh ở heo: 1 loài thuộc giống Isospora và 4 loài thuộc giống Eimeria. Nhiễm cao nhất là loài Eimeria debliecki 32,95%, kế đến là loài Eimeria suis 24,14%, Eimeria perminuta í9,31%, Eimeria scabra 7,10%, và thấp nhất là loài Isospora suis 2,74%.

               Thanh phần loài cầu trùng ký sinh theo tuổi heo: loài nhiễm phổ biến nhất là Eimeria debliecki  từ 45,29-98,41%, nhiễm cao nhất ở heo sinh sản; loài nhiễm ít nhất là Isospora suis từ 1,91-14,28%, nhiễm cao ở heo dưới 4 tuần tuổi và heo sinh sản.

               Cả hai loại thuốc đều cho kết quả tốt trong điều trị bệnh cầu trùng: hiệu lực của quiococ là 93, 33 % và furazolidon là 80,00%.

 Nguyễn Minh Tiền

  Khảo sát điều kiện vệ sinh thú y và hiệu quả sinh học của túi biogas trong chăn nuôi gia đình tại tỉnh Ðồng Tháp

               Kết quả khảo sát ghi nhận:

            -    Chỉ tiêu lý hóa nguồn nước giếng và nước sông có tỷ lệ mẫu không đạt 25 - 70%.

-        Vi sinh vật chỉ danh gây ô nhiễm nguồn nước giếng , nước sông có tỷ lệ mẫu không đạt 83 - 100%.

-        Nguồn nước sông có tỷ lệ mẫu không đạt cao hơn nước giếng bởi vì chuồng nuôi heo xây dựng gần các con sông, phân và nước thải đổ trực tiếp vào sông gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

-        Kết quả phân tích nguồn nước thải chuồng heo cho thấy hàm lượng COD, BOD, NH4+ đều vượt TCVN 5945-95.

-        Tỷ lệ mẫu không đạt yêu câu về nitrogen tổng số là 53,33% và phosphat tổng số là 40%.

-        Vi sinh vật chỉ danh như: coliforms, E.coli đều vượt tiêu chuẩn cho phép 100%.

-        Nước thải chuồng heo chưa qua xử lý đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện vệ sinh chăn nuôi, giảm năng suất vật nuôi.Như tăng tỷ lệ gia súc bị mắc bệnh giun sán và bệnh đường ruột. Không những thế nó còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng động.

-        khảo sát phương pháp xử lý phân và nước thải qua túi ủ khí sinh học cho thấy:

+Sau khi qua túi ủ, lượng COD, BOD giảm 36,37%, coliforms giảm 57,9%, E.coli giảm 90,04%. Trứng giun sán giảm 93,45%-100% và Salmonella giảm 33.33%.

+Túi ủ biogas không chỉ tạo nguồn khí đốt, nó còn có tác dụng làm giảm đáng kể số lượng vi trùng và trứng giun sán gây bệnh, cải thiện môi trường sống.

Túi ủ biogas dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi vùng nông thôn. Nước thải túi ủ còn là nguồn phân bón và thức ăn nuôi cá.

+Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp túi ủ sinh học biogas là biện pháp tốt, rẻ tiền góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh và ngăn ngừa mầm bệnh .

LÊ CÔNG TIẾN

Kiểm tra hiệu lực và độ an toàn của vaccine tụ huyết trùng heo chủng fghc sản xuất  theo công nghệ lên men cải tiến.

Hiện nay các nhà khoa học của Navetco đã nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine tụ huyết trùng heo chủng FgHc theo công nghệ lên men cải tiến. Một số chỉ tiêu về an toàn và hiệu lực của vaccine đã được xác định thông qua một số thí nghiệm :

            - Thử an toàn của vaccine trên heo, thỏ, chuột.

            - Xác định hiệu quả bảo hộ của vaccine trên heo thỏ ở 21 ngày sau tiêm vaccine bằng phương pháp công cường độc.

            Kết quả thí nghiệm được đánh giá bằng phương pháp xác định nhiệt độ và số thú sống chết sau 10 ngày theo dõi, về hiệu lực được đánh giá dựa trên tỉ lệ  heo, thỏ  được bảo hộ sau công cường độc.

Những kết quả thu được:

1. Khi tiêm vaccine cho heo, thỏ, chuột với liều quy định của Quy trình Kiểm nghiệm Quốc gia về vaccine tụ huyết trùng heo chủng FgHc, sau 10 ngày theo dõi thấy toàn bộ thú thí nghiệm đều sống khỏe mạnh, heo và thỏ không có biểu hiện sốt và triệu chứng lâm sàng của bệnh tụ huyết trùng heo.

2. Heo, thỏ sau khi được tiêm vaccine tạo miễn dịch và công cường độc; kết quả sau 21 ngày tiêm vaccine, 100% heo, thỏ được bảo hộ khi công cường độc bằng vi khuẩn Pasteurella multocida chủng FgHc cường độc.

3. Sau  khi  được tiêm  vaccine  2 và 4 tháng, heo miễn dịch được  công cường độc và kết quả cho thấy tỉ lệ heo được bảo hộ là 60% và 100%.

HUỲNH TẤN PHÁT

                      Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do parvovirus trong hội chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu trên chó tại thành phố Hồ Chí Minh

(1)  Khảo sát 605  trường hợp chó dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu, chúng tôi ghi nhận có 175 trường hợp xét nghiệm phân dương tính với parvovirus, chiếm tỷ lệ 28,92% trên tổng số chó mắc hội chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu.

(2) Khảo sát các yếu tố về dịch tễ liên quan đến bệnh, chúng tôi ghi nhận :

- Có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh theo lứa tuổi của chó : chó có độ tuổi từ 2-3 tháng tuổi trở xuống, có tỷ lệ bệnh cao nhất.

- Sơ bộ ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh Parvovirus theo các nhóm giống chó, theo giới tính.

- Đối với chó dưới 6 tháng tuổi  bệnh Parvovirus thường ghép với ký sinh trùng đường ruột, nhất là giun móc.

- Chó được tiêm phòng vaccin ngừa bệnh, thì tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết thấp hơn, cho thấy việc tiêm phòng vaccin có hiệu quả.

- Chó được quản lý nuôi dưỡng tốt : nuôi nhốt, nguồn thức ăn cân đối, đầy đủ dinh dưỡng, tỷ lệ bệnh thấp hơn.

(3)  Trong quá trình khảo sát, chúng tôi ghi nhận có 14/175 trường hợp chó bệnh parvovirus thể tim chiếm tỷ lệ 8%; 161/175 trường hợp chó bệnh thể tiêu hóa chiếm tỷ lệ 92%.

(4) Khảo sát một số chỉ tiêu huyết học,  chúng tôi ghi nhận có  69,56% trường hợp chó bệnh bị giảm số lượng bạch cầu. Hiện tượng này gợi dẫn cho việc định hướng nghi có parvovirus trong hội chứng ói mửa tiêu chảy trên chó con.

(5) Mặc dù không có thuốc đặc trị đối với virus, nhưng khi phát hiện và can thiệp sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh do parvovirus tại Chi cục thú y Thành phố là 80%.

(6) Bệnh tích đại thể và vi thể trên chó bệnh bị chết, được mổ khám, chúng tôi ghi nhận bệnh tích điển hình của bệnh tập trung chủ yếu trên ruột , cơ quan lympho, tim

VÕ THỊ TRÀ AN

Tình hình sử dụng kháng sinh và dư lượng kháng sinh trong thịt gà tại các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh

 Investigation of  antibiotic use at broiler farms in Ho Chi Minh City and  antibiotic residues in  broiler 

Đề tài được tiến hành từ 1/2000 đến 6/2001 tại 168 cơ sở chăn nuôi gà thịt công nghiệp thuộc 6 quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh gồm Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận Thủ Đức, Quận 9 và Quận 12 với mục đích nêu lên thực trạng sự dụng kháng sinh tại các cơ sở chăn nuôi và góp phần đánh giá chất lượng thịt gà về mặt tồn dư kháng sinh.

            Từ kết quả điều tra về tình hình sử dụng kháng sinh tại những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành lấy mẫu thịt gà từ các cơ sở không ngưng thuốc đúng qui định. Phương pháp vi sinh vật và phương pháp phân tích bằng sắc ký lỏng cao áp được áp dụng để xác định dư lượng kháng sinh.

Kết quả điều tra cho thấy có 8 loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: colistin (15,83%), enrofloxacin, diaveridin (7,74%), sulfadimidine (6,72%),trimethoprim (6,38%), norfloxacin (5,79%), oxytetracycline (4,93%), gentamycin (4,51%) và acid oxolinic (4%). Có 32,61% cơ sở sử dụng kháng sinh không hợp lý, trong đó sai về liều lượng chiếm tỉ lệ cao nhất (23,3%). Số cơ sở không ngưng thuốc đúng qui định chiếm 44,54%.

            Kiểm tra 70 mẫu thịt gà tại các cơ sở sử dụng không hợp lý phát hiện 42 (60%) mẫu thịt có tồn dư với các loại kháng sinh: enrofloxacin, norfloxacin, tylosin, tetracycline, sulfadimidine, sulfadiazine, sulfaquinoxaline. Có mối liên quan giữa việc ngưng thuốc không đúng qui định với tình trạng tồn dư kháng sinh. 35,71% mẫu thịt gà có tồn dư vượt quá giới hạn từ 2 – 400 lần so với tiêu chuẩn của Malaysia.

CHANN BORY

 “Tình hình nhiễm, bệnh tích và chẩn đoán sán lá gan Fasciola spp. trên trâu bò giết mổ tại VISSAN”

Đề tài được tiến hành từ tháng 01 - 2003 đến tháng 5 - 2003 bằng cách khám nghiệm 2000 gan (trâu 1400, bò 600). Trâu được giết mổ tại VISSAN có nguồn gốc từ Hà Tây, Nghệ An và Quảng Ngãi, một số có nguồn gốc từ An Giang và Đồng Tháp.

Kết quả ghi nhận được như sau:

- Tỷ lệ nhiễm Fasciola trên bò là 14,83% và trên trâu là 22,92% và nhiễm tăng dần theo tuổi. F. hepatica chỉ hiện diện ở trâu, F.gigantica cả trâu lẫn bò.

- Lấy phân xét nghiệm vào buổi sáng từ 7 - 9 giờ cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ xuất hiện trứng sán là 100% trên bò và 90% trên trâu có nhiễm sán lá gan.

- Sự thay đổi độ dày trên biểu mô ống mật của gan nhiễm sán lá khác biệt rất có ý nghĩa so với gan không nhiễm (P < 0,001).

- Sự gia tăng mạnh các loại tế bào mast tương mạc, mast niêm mạc và eosinophil trên vách ống mật và nhu mô gan nhiễm Fasciola khác biệt rất có ý nghĩa so với gan không nhiễm Faciola (P < 0,001).

- Ghi nhận 6 dạng bệnh tích thường xuất hiện trên gan trâu bò nhiễm Faciola: xung huyết, viêm mô kẽ, tăng sinh ống mật, hóa xơ, thoái hóa mỡ, hoại tử tế bào gan. So sánh và thấy có sự khác biệt trên gan trâu và gan bò.

- Trọng lượng gan phải hủy bỏ trên trâu (1,22kg) cao hơn trên bò (1,11kg).

HUỲNH THỊ THANH THỦY

   “Vài đặc điểm dịch tễ học của bệnh Lở Mồm Long Móng trên trâu, bò, heo tại thành phố Hồ Chí Minh”.

            Địa điểm thực hiện gồm các cơ sở chăn nuôi gia đình được ghi nhận là nghi ngờ có trâu bò heo bệnh LMLM, và tại các lò mổ thuộc TPHCM. Dữ kiện và số liệu thu thập từ hai nguồn trong giai đoạn 1995 - 2000. Nguồn thứ nhất từ kết quả quan sát và ghi nhận bệnh lâm sàng tại ổ bệnh và lò mổ. Những thông tin này được lưu trữ dưới dạng báo cáo tình hình dịch bệnh của Cục Thú Y, Chi Cục Thú Y TP.HCM và các đơn vị trực thuộc Chi Cục. Nguồn thứ hai từ các phiếu điều tra về các ca nghi bệnh LMLM đã xuất hiện tại TPHCM từ năm 1996 về trước do Chi Cục Thú Y TP.HCM thực hiện năm 1996 – 1997.

 Một số kết quả chủ yếu đạt được:

Bệnh LMLM xuất hiện liên tục trên trâu bò heo nuôi tại TPHCM trong 5 năm từ 1995 – 2000. Tuy nhiên dịch LMLM thật sự xảy ra trong hai năm 1995 và 1999. Bệnh LMLM xuất hiện trầm trọng ở hai năm, đó là năm 1995 (hệ số năm dịch 2,20 trên trâu bò và 3,47 trên heo) và năm 1999 (hệ số năm dịch 2,37 trên trâu bò và 1,72 trên heo). Tháng dịch trên trâu bò là các tháng 2, 5, 6, và 11; trên heo vào các tháng 1, 6, 7, 8, và 11.

Bệnh LMLM tại TPHCM chỉ thấy trên trâu bò heo. Bò có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (1,94‰), trâu 0,90‰ và heo 0,55‰. Tỷ lệ trâu bò bệnh năm 1999 cao hơn năm 1995. Tỷ lệ heo bệnh năm 1999 thấp hơn năm 1995. Khả năng mắc bệnh LMLM của trâu bò luôn cao hơn heo.

Gia súc mắc bệnh LMLM nhập vào thành phố HCM chiếm tỷ lệ cao liên tục trong giai đoạn 1995 – 2000. Trâu bò bệnh có nguồn gốc các tỉnh là 100% trong năm 1997. Heo bệnh có nguồn gốc các tỉnh đạt 98,56% trong năm 1996.

Bệnh LMLM heo tại TPHCM có độ dài ổ dịch trung bình năm 1995 là 27 ngày, năm 1999 là 62 ngày. Bình Chánh và Củ Chi luôn là hai huyện có độ dài ổ dịch cao nhất trong cả hai năm 1995 và 1999.

Tỷ lệ tấn công đạt tối đa 24,01‰ trên trâu bò năm 1995, 194,79‰ năm 1999; trên heo là 133,30‰ vào năm 1995, 6,39‰ năm 1999.

Lượng mưa và ẩm độ có tương quan tuyến tính thuận với tỷ lệ bệnh LMLM trên heo và trâu bò.

Liên tục qua các năm 1995 – 2000, serotyp LMLM gây bệnh trên trâu bò heo tại TPHCM là O.

Đã xác định một số yếu tố nguy cơ về mặt sinh học và quản lý. Tỷ lệ bệnh ở trâu bò cao hơn heo. Dịch LMLM trâu bò xuất hiện không theo mùa rõ rệt. Bệnh LMLM xuất hiện cùng với lượng mưa và ẩm độ tăng. Gia súc bệnh từ nhiều vùng được vận chuyển vào TP liên tục và với số lượng lớn. Hiệu quả phòng chống dịch bệnh của các quận huyện chưa đồng bộ, điều này thể hiện qua sự khác nhau của tỷ lệ bệnh, tỷ lệ tấn công, độ dài ổ dịch, tốc độ mới mắc.

Những kết quả định lượng dịch tễ học và một số nguy cơ được xác định như trên đã được đề nghị đến Chi Cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh trong phương án phòng chống dịch LMLM

LÊ THỊ THU PHƯƠNG

Phát hiện gen halothan, gen thụ thể estrogen và mối liên quan giữa hai gen này đến năng suất sinh sản của heo nái"

 Đề tài được tiến hành từ ngày 1 tháng 10 năm 2002 đến ngày 1 tháng 10 năm 2003, tại Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của đề tài là chọn quy trình ly trích ADN thích hợp từ các loại mẫu khác nhau, và tìm ra quy trình PCR đem lại hiệu quả cao nhất; bước đầu áp dụng trong thực tế để tìm tần số kiểu gen và phân tích ảnh hưởng của kiểu gen halothan cũng như kiểu gen thụ thể estrogen (ER) đến năng suất sinh sản của heo nái.

            Các nội dung nghiên cứu bao gồm:

    1.         Ly trích ADN từ mẫu máu theo 3 quy trình ly trích I, II và III.

    2.         Ly trích ADN từ mẫu cơ vân, mỡ và da heo sơ sinh theo quy trình III.

    3.         Thử nghiệm 2 quy trình  PCR (A và B) để phát hiện gen halothan.

    4.         Thử nghiệm 2 quy trình  PCR (1 và 2) để phát hiện gen ER.

Kết quả đạt được như sau:

1. Ly trích ADN từ máu theo quy trình III  cho sản phẩm ADN có tỷ số OD260nm/OD280nm đạt trung bình là 1,66; tinh sạch hơn so với quy trình II (1,20) và quy trình I (1,14).

2. Sản phẩm ADN ly trích theo quy trình III từ mỡ (OD260nm/OD280nm = 1,48) có độ tinh sạch thấp hơn từ máu (1,68), da (1,81) và cơ vân (1,86). Nhưng tỷ lệ thành công khi PCR của 3 loại mô đều như nhau.

3. Quy trình PCR B để phát hiện gen halothan cho hiệu quả cao hơn quy trình A.

4. Quy trình PCR 2 để phát hiện gen ER cho hiệu quả (100%) cao hơn quy trình 1 (21,43%).

5. Cả 3 kiểu gen halothan đều xuất hiện trên nhóm heo khảo sát. Chỉ phát hiện được kiểu gen nn trên giống Pietrain và Landrace. Ở XNCN 1, tần số kiểu gen NN chiếm tỷ lệ cao nhất (59,50%), kiểu gen Nn chiếm 35,54% và thấp nhất là kiểu gen nn (4,96%).Ở XNCN 2, tần số kiểu gen NN vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (90,70%), kiểu gen Nn là 6,98% và thấp nhất là nn (2,33%).

6. Cả 3 kiểu gen thụ thể estrogen đều xuất hiện trên nhóm heo khảo sát. Kiểu gen BB chỉ phát hiện được ở nhóm giống Yorkshire. Ở XNCN 1, tần số kiểu gen AA chiếm tỷ lệ cao nhất (71,07%), kiểu gen AB chiếm 27,27% và thấp nhất là kiểu gen BB (1,66%). Ở  XNCN 2, tần số kiểu gen AA và AB chiếm tỷ lệ tương đương nhau (46,51%), kiểu gen BB là 6,98%.

7. Heo nái nhóm giống lai LY có năng suất sinh sản cao hơn các nhóm giống thuần và nhóm giống lai khác.

8. Kiểu gen nn ảnh hưởng không tốt đến thành tích sinh sản của nái. Kiểu gen Nn có số con sơ sinh còn sống trên ổ điều chỉnh (8,93 con/ổ ở XNCN1; 11,66 con/ổ ở XNCN 2) cao hơn kiểu gen NN (8,88 con/ổ ở XNCN 1; 9,53 con/ổ ở XNCN 2) và kiểu gen nn (8,62 con/ổ ở XNCN 1; 7,69 con/ổ ở XNCN 2).

9. Nái mang kiểu gen BB có số con sơ sinh còn sống trên ổ điều chỉnh (9,73 con/ổ ở XNCN 1; 10,19 con/ổ ở XNCN 2) cao hơn nái AA (8,37 con/ổ ở XNCN 1; 9,69 con/ổ ở XNCN 2) và nái AB (8,33 con/ổ ở XNCN 1; 9,55 con/ổ ở XNCN 2), nhưng heo con được sinh ra từ nái BB có trọng lượng sơ sinh bình quân (1,32 kg/con ở XNCN 1; 1,14 kg/con ở XNCN 2) thấp hơn nái AA (1,50 kg/con ở XNCN 1; 1,21 kg/con ở XNCN 2) và AB (1,44 kg/con ở XNCN 1; 1,20 kg/con ở XNCN 2).

Những kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiểu gen nn ảnh hưởng không tốt đến năng suất sinh sản của nái, nái mang kiểu gen Nn tỏ ra tốt hơn kiểu gen NN và nn; nái mang kiểu gen BB đẻ sai con hơn nái AB và AA. Có thể áp dụng kỹ thuật PCR để phát hiện kiểu gen halothan và kiểu gen ER trên heo sớm, nhanh chóng, chính xác nhằm khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm của gen halothan; tăng tần số alen có lợi B. 

PHAN TRUNG NGHĨA

 "Khảo sát tình hình bệnh phù thũng trên heo con sau cai sữa và bước đầu tìm hiểu một số tính chất của vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh tại Bến Tre”

 Đề tài được tiến hành tại Trại heo giống tỉnh và các cơ sở chăn nuôi gia đình tại Bến tre, thời gian từ  tháng 10/2000 đến tháng 3/2002. Bằng phương pháp khảo sát lâm sàng các triệu chứng, bệnh tích và phân lập, định danh vi khuẩn Escherichia coli  gây bệnh phù thũng bằng phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, chúng tôi ghi nhận được như sau:

-   Khảo sát 330 con heo giai đoạn cai sữa từ những đàn xảy ra bệnh phù cho thấy tỉ lệ mắc bệnh là 35,5% và tỉ lệ tử vong khá cao 78,7%.

-   Bệnh xảy ra khắp các huyện, thị trong tỉnh Bến Tre trừ huyện Giồng Trôm, tập trung cao nhất vào giai đoạn sau cai sữa 1 – 2 tuần và phát ra nhiều vào thời điểm giao mùa.

-   Triệu chứng bệnh thường gặp là phù mí mắt, xuất hiện các rối loạn thần kinh vận động, thân nhiệt bình thường và bệnh thường xảy ra một cách đột ngột.

-   Bệnh tích của bệnh thường gặp là: phù thủng thành dạ dày, ruột non rỗng, đầy hơi, màng treo ruột và các hạch lâm ba sung huyết.

-   Nghiên cứu về vi sinh vật học cho thấy: vi khuẩn E. coli phân lập  được từ ruột và hạch màng treo ruột với tỉ lệ khá cao (92,2%); chúng có những tính chất nuôi cấy và sinh hóa đặc trưng chung của E. coli;  trong số các chủng E. coli phân lập chỉ có 44,7% là có khả năng gây dung huyết. Kết quả định týp chỉ phát hiện 2 týp huyết thanh là O139 và O138 với tỉ lệ 9,6% số vi khuẩn E. coli phân lập. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ cho thấy kháng sinh còn có tác dụng tốt với E. coli gây bệnh phù phân lập ở Bến Tre là nhóm fluoroquinolones và gentamycin; đáng lưu ý là có hiện tượng xuất hiện các dòng E. coli  đề kháng với các loại kháng sinh thông dụng điều trị bệnh E. coli như: ampicillin, bactrim và colistin.

NGUYỄN CẨM TUYỀN

“Khảo sát đặc điểm dịch tễ và bước đầu xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh DTH tại tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Được thực hiện ở 69 phường xã trong tỉnh từ 08/2001–06/2003. Tiến hành khảo sát theo phương pháp hồi cứu và cắt ngang.

    * Ở hộ chăn nuôi

Giai đoạn 1 : Điều tra 10.000 hộ chăn nuôi theo phiếu điều tra 1.

Giai đoạn 2 : Từ giai đoạn 1 chọn ngẫu nhiên 3.867 hộ điều tra hồi cứu theo phiếu điều tra 2. Bên cạnh điều tra hồi cứu, chúng tôi khảo sát cắt ngang ở hai huyện Tân thành, Xuyên mộc để phân tích một số yếu tố nguy cơ.

Mẫu máu được lấy ngẫu nhiên trên heo nái để tìm kháng nguyên p125. Heo con theo mẹ và heo nuôi thịt được lấy mẫu xét nghiệm tìm p125 khi có biểu hiện lâm sàng.

    * Ở lò mổ

Ghi nhận những biểu hiện lâm sàng, bệnh tích ở nhóm heo có có dáng vẻ bên ngoài bình thường và nhóm heo có một trong những biểu hiện lâm sàng nghi DTH.

Mẫu bệnh phẩm được lấy khi heo giết mổ có bệnh tích nghi ngờ DTH. Phân tích mẫu bằng phương pháp ELISA gián tiếp tại Trung tâm thú y vùng Tp. HCM

Kết quả ở hộ chăn nuôi và lò mổ được trình bày sau đây.

    * Kết quả tại các hộ chăn nuôi

(1) Từ năm 2000 đến 2003 đều có bệnh DTH xảy ra hàng năm, bình quân có 5-6 huyện gồm từ 21-26 xã có dịch trên năm (tỉnh có 69 xã phường). Kết quả nêu trên cho phép rút ra kết luận bệnh DTH là bệnh mang tính địa phương (endemic), xảy thường xuyên với qui mô nhỏ.

(2) Trong thời gian khảo sát từ 08/2001 đến 06/2003 đã phát hiện 48 ổ dịch DTH xảy ra trên 06 huyện. Huyện có ổ dịch nhiều nhất là huyện Châu Đức với 15 ổ dịch, huyện có số ổ dịch ít nhất là Thị xã Bà Rịa 5 ổ dịch.

(3) Tỉ lệ heo dương tính với p125 ở hộ chăn nuôi :

-Tỉ lệ nái dương tính là 10% (31/310 mẫu xét nghiệm được lấy ngẫu nhiên).

-Tỉ lệ heo con dương tính là 24,13% (7/98 mẫu xét nghiệm) khi heo  con điều trị không khỏi hoặc có lâm sàng nghi ngờ .

-Tỉ lệ heo thịt dương tính là 45,86% (72/152 mẫu xét nghiệm) khi có lâm sàng nghi ngờ .

(4) Số ổ dịch mùa mưa chiếm 35,58% so với mùa khô là 60,42%. Những ổ bệnh  xảy ra ở phần lớn (81,25%) hộ không tiêm phòng DTH. Tỉ lệ hộ chăn nuôi bán chạy gia súc chiếm 77,08%.

* Khảo sát tại lò mổ

(1) Xét nghiệm 30 mẫu bệnh phẩm heo có lâm sàng và bệnh tích nghi ngờ DTH, kết quả có 07 mẫu dương tính với p125 (23,33%), 01 mẫu nghi ngờ (3,33%), 22 mẫu âm tính (73,34%).

(2) Xét nghiệm 10 mẫu bệnh phẩm heo có dáng vẻ bình thường và bệnh tích nghi ngờ DTH, kết quả có 04 mẫu dương tính với p125 (40%), 01 mẫu nghi ngờ (10%), 05 mẫu âm tính (50%).

(3) Biểu hiện lâm sàng trên heo có kết quả dương tính với p125 là sốt hơn 41oC (100%), da xuất huyết đám hoặc sung huyết (57,14%), mắt viêm có ghèn (71,43%), phân táo (71,43%) và đi dứng xiêu vẹo (71,43%).

(4) Bệnh tích ghi nhận ở nhóm heo có biểu hiện bên ngoài bình thường nhưng dương tính với p125:  thận sưng, xuất huyết điểm hoặc đốm (100%), lách nhồi huyết (100%), hạch amidan sưng (75%) và bàng quang xuất huyết (25%).

Nguyễn Thị Thu Hồng

XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM TIÊM VACXIN DỊCH TẢ HEO LẦN ĐẦU THÍCH HỢP CHO HEO CON TỪ ĐÀN NÁI CỦA CÁC TRẠI CHĂN NUÔI HEO SINH SẢN QUY MÔ LỚN”.

Nội dung đề tài bao gồm khảo sát sự biến thiên hiệu giá kháng thể thụ động theo lứa tuổi trên heo con từ heo mẹ được tiêm vacxin DTH và xác định mức độ hiệu giá kháng thể thụ động thích hợp đối với lần đầu tiêm vacxin cho heo con có kháng thể mẹ truyền, đồng thời khảo sát tình hình KTTĐ của heo con tại thời điểm tiêm vacxin lần đầu ở 5 trại heo.

Sử dụng phương pháp trung hòa nối kết enzyme (Neutralization Peroxidase Linked Assay - NPLA) và  thử  nghiệm công cường độc (Protective Test) để đánh giá thí nghiệm, kết quả ghi nhận được:

Hiệu giá kháng thể (HGKT) trong huyết thanh của 98 nái vào thời điểm 30 ngày trước khi đẻ (a.p.- ante partum) giao động từ 3 đến 10log2 và trung bình là 6,2 + 2,0log2.

HGKT này hầu như không thay đổi cho đến ngày thứ 2 sau khi đẻ (p.p. – post-partum) (P > 0,05).

Hàm lượng kháng thể trong huyết thanh heo nái và trong huyết thanh heo con có hệ số tương quan là r= 0,89 (P < 0,001).

Xét nghiệm từng cá thể heo con cho thấy: thời gian bán hủy của KTTĐ là 10 ngày và heo trong cùng một bầy có thể có cùng 1 hoặc tới 5 giá trị HGKT định danh khác nhau.

HGKT thụ động > 6log2 có khả năng bảo hộ heo hoàn toàn khi công cường độc và HGKT thụ động < 4log2 sẽ không ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch chủ động do tiêm vacxin DTH. Miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động có cùng mức bảo hộ 66,7% ở hiệu giá KTTĐ 5log2.

Tỷ lệ heo con có HGKT thụ động > 5log2 tại 5 trại heo vào thời điểm tiêm phòng là 80,3% vào khoảng 1 tuần tuổi (trại A); 76,6% khoảng 2 tuần tuổi (trại B) ; 28,1% và 47,8% vào 3 tuần tuổi (trại C và D) và 6,6% vào lúc 5 tuần tuổi (trại E). Điều đó có nghĩa là việc tiêm phòng vào lúc 1 tuần tuổi sẽ có 80,3% số heo con của trại A bị ảnh hưởng bởi KTTĐ. Suy luận tương tự như vậy với heo con vào các lứa tuổi khác.

Nguyễn Vĩ Nhân

"Ứng dụng siêu âm trong xác định sớm sự mang thai và theo dõ sự phát triển của thai ở heo nái"

Đề tài được tiến hành từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2003 tại trại chăn nuôi heo Hợp Tác Xã Chế Biến Thức Aên Gia Súc Bình Minh, xã Tân Mỹ Chánh, Mỹ Tho – Tiền Giang. Mục tiêu của đề tài là ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong xác định sớm sự mang thai và theo dõi sự phát triển kích thước của thai ở heo nái.

Trong điều kiện sẵn có của trại, đề tài được thực hiện trên 60 heo nái thuộc nhóm giống lai theo hướng Landrace, Yorkshire  hoặc Pietrain – Duroc. Ngay sau khi phối giống, heo nái được chọn ngẫu nhiên với thể trạng bình thường trong cùng điều kiện dinh dưỡng, có lứa đẻ từ 1 – 3 lứa.

Các bước nghiên cứu gồm:

            Bước 1: áp dụng kỹ thuật siêu âm kiểm tra 60 heo nái sau khi phối ở các thời điểm 15 ngày,18 ngày, 21 ngày để xác định sớm sự mang thai. Từ đó, chọn những heo nái mang thai.

            Bước 2: dựa vào kết quả giai đoạn 1, định kỳ kiểm tra tình trạng bên trong tử cung của heo nái mang thai qua các thời điểm 21 ngày và 28 ngày để nhận biết số  túi thai, phôi thai và ước lượng số lượng thai.

Nhận biết sự thay đổi hình thái của túi thai và phôi thai qua các thời điểm 15 ngày, 18 ngày, 21 ngày, 28 ngày, 35 ngày, 45 ngày, 60 ngày, 90 ngày.

Bước 3: đối chiếu với kết quả heo con sơ sinh để kiểm tra lại.

            Kết quả khảo sát được cho thấy:

            1.  Có khả năng áp dụng kỹ thuật siêu âm hình ảnh để dự đoán sớm sự mang thai ở heo lúc 15 ngày sau khi phối (độ chính xác 88,3%). Siêu âm heo nái ở thời điểm 21 ngày sau khi phối để chẩn đoán sớm sự mang thai ở heo có độ chính xác cao hơn siêu âm heo nái ở thời điểm 15 ngày và 18 ngày.

            2. Siêu âm heo nái trong khoảng 21 – 28 ngày sau khi phối cho phép ước lượng được số lượng thai thông qua việc đếm số túi thai và phôi thai trên màn ảnh siêu âm. Tuy nhiên, siêu âm heo nái ở thời điểm 28 ngày sau khi phối sẽ ước lượng được số thai (92,05% so với số heo sơ sinh bình quân/ ổ) chính xác hơn siêu âm ở thời điểm 21 ngày (83,21%).

            3. Chiều dài túi thai bình quân ở ngày thứ 21 sau phối là 31,18 mm, ngày 28 đạt 110,72 mm. Chiều dài phôi bình quân ngày thứ 28 là 30,6 mm và ngày 35 là 39,72 mm. Chiều sâu hộp sọ bình quân 17,86 mm ở ngày thứ 45, 31,82 mm vào ngày 60 và 45,74 mm ở ngày 90. Chiều dài xương đùi bình quân ngày thứ 90 sau phối là 25,8mm.

4. Chức năng máy siêu âm model CX – 130 còn hạn chế do độ rõ nét chưa cao. Cho nên, qua siêu âm chúng tôi chỉ có thể đánh giá được có thai hay không có thai, ước lượng được số thai, đo được kích thước của phôi thai mà chưa đánh giá được tình trạng của tử cung, buồng trứng và những bất thường do bệnh lý ở tử cung (nếu có).

Thái Quốc Hiếu

“Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng sinh và chế phẩm sinh học vào thức ăn để phòng tiêu chảy do E. coli  trên heo con tại tỉnh Tiền Giang

Tiến hành bằng cách điều tra thăm dò với 1.000 phiếu ở hộ chăn nuôi của 2 phường và 5 xã của TP. Mỹ Tho; sau đó tổ chức thí nghiệm trên heo nái đẻ và heo con tại các hộ chăn nuôi thuộc 3 xã của TP. Mỹ Tho (Tân Mỹ Chánh, Đạo Thạnh, Mỹ Phong) và xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ tháng 6/2001 đến 6/2002.

Qua kết quả điều tra, chọn mẫu thí nghiệm được thực hiện trên 180 heo nái và 1.703 heo con trong 10 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 18 lần lặp lại. Các nghiệm thức đều được bố trí ở Xí nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo và xã Tân Mỹ Chánh, Đạo Thạnh, Mỹ Phong. Ba xã được kí hiệu lần lượt là hộ dân I, hộ dân II và hộ dân III.

Yếu tố thí nghiệm là bổ sung kháng sinh và chế phẩm sinh học trên heo mẹ và heo con. Heo mẹ được cho ăn khẩu phần có hoặc không có bổ sung Paciflor từ lúc 7 ngày trước khi đẻ và kéo dài đến 30 ngày sau khi đẻ (tổng cộng 37 ngày). Heo con được cho ăn khẩu phần có bổ sung một trong 4 loại chế phẩm thú y (Paciflor, Pacicoli, Acid pak 4 way, Anflox) trong 5 ngày liên tiếp ở giai đoạn đầu tập ăn (tập ăn lúc heo con 10 ngày tuổi), 2 ngày trước cai sữa và 3 ngày sau cai sữa (tổng cộng 10 ngày). Lô đối chứng không có bổ sung kháng sinh hoặc chế phẩm sinh học cho heo mẹ và heo con. Các lô thí nghiệm gồm:

        - Lô 1: đối chứng.

        - Lô 2 đến lô 5: heo mẹ không có bổ sung Paciflor, trong đó heo con ở lô 2 có bổ sung Pacifor, lô 3 bổ sung Pacicoli, lô 4 bổ sung Acid pak 4 – way, lô 5 bổ sung Anflox.

- Lô 6 đến lô 10: heo mẹ có bổ sung Paciflor, trong đó heo con ở lô 6 không có bổ sung, lô 7 bổ sung Pacifor, lô 8 bổ sung Pacicoli, lô 9 bổ sung Acid pak 4 – way, lô 10 bổ sung Anflox.

Kết quả của đề tài, cho thấy:

(1) Các type kháng nguyên O139:K82, O138:K81, O64:K142, O8:K105 hiện diện nhiều nhất ở các mẫu phân có vi khuẩn E. coli được phân lập trên đàn heo thí nghiệm của TP. Mỹ Tho, trong đó type kháng nguyên O139:K82, O138:K81 hiện diện nhiều trên đàn heo của hộ dân II, do đó đàn heo này luôn có nguy cơ bị bệnh E. coli gây phù thủng so với các hộ dân khác.

(2) Các type kháng nguyên E. coli đều gây chết 100% chuột ở thời gian 12 – 24 giờ sau khi tiêm 0,2 ml canh khuẩn vào phúc mạc chuột.

(3) Qua kháng sinh đồ, các kháng sinh còn nhạy cảm với vi khuẩn  E. coli và có thể được dùng để điều trị hiệu quả bệnh này là norfloxacin, colistin.

(4) Trong các lô thí nghiệm của đề tài, chúng tôi nhận thấy lô 7 (bổ sung Paciflor cho mẹ và con) cho hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế cao, cụ thể:

- Giảm 53,85% heo nái tiết dịch viêm đường sinh dục, viêm vú và kém sữa so với lô đối chứng (ở hộ dân).

- Tỉ lệ tiêu chảy ở trại giảm 19,62% so với lô đối chứng; ở hộ dân giảm 23,45% so với lô đối chứng.

- Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở trại giảm 4,64% so với lô đối chứng; ở hộ dân giảm 2,04% so với lô đối chứng.

- Ở hộ dân, hiệu quả kinh tế tăng 30,67% so với lô đối chứng.

(5) Lô 9 (Paciflor cho mẹ và Acid pak 4 – way cho con) cũng cho kết quả tương tự lô 7.

Ngoài ra, lô 7 và lô 9 dễ dàng áp dụng rộng rãi trong sản xuất đại trà; nhờ đó có thể khắc phục được nguy cơ đề kháng kháng sinh.

- Lô 6 đến lô 10: heo mẹ có bổ sung Paciflor, trong đó heo con ở lô 6 không có bổ sung, lô 7 bổ sung Pacifor, lô 8 bổ sung Pacicoli, lô 9 bổ sung Acid pak 4 – way, lô 10 bổ sung Anflox.

Kết quả của đề tài, cho thấy:

(1) Các type kháng nguyên O139:K82, O138:K81, O64:K142, O8:K105 hiện diện nhiều nhất ở các mẫu phân có vi khuẩn E. coli được phân lập trên đàn heo thí nghiệm của TP. Mỹ Tho, trong đó type kháng nguyên O139:K82, O138:K81 hiện diện nhiều trên đàn heo của hộ dân II, do đó đàn heo này luôn có nguy cơ bị bệnh E. coli gây phù thủng so với các hộ dân khác.

(2) Các type kháng nguyên E. coli đều gây chết 100% chuột ở thời gian 12 – 24 giờ sau khi tiêm 0,2 ml canh khuẩn vào phúc mạc chuột.

(3) Qua kháng sinh đồ, các kháng sinh còn nhạy cảm với vi khuẩn  E. coli và có thể được dùng để điều trị hiệu quả bệnh này là norfloxacin, colistin.

(4) Trong các lô thí nghiệm của đề tài, chúng tôi nhận thấy lô 7 (bổ sung Paciflor cho mẹ và con) cho hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế cao, cụ thể:

- Giảm 53,85% heo nái tiết dịch viêm đường sinh dục, viêm vú và kém sữa so với lô đối chứng (ở hộ dân).

- Tỉ lệ tiêu chảy ở trại giảm 19,62% so với lô đối chứng; ở hộ dân giảm 23,45% so với lô đối chứng.

- Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở trại giảm 4,64% so với lô đối chứng; ở hộ dân giảm 2,04% so với lô đối chứng.

- Ở hộ dân, hiệu quả kinh tế tăng 30,67% so với lô đối chứng.

(5) Lô 9 (Paciflor cho mẹ và Acid pak 4 – way cho con) cũng cho kết quả tương tự lô 7.

Ngoài ra, lô 7 và lô 9 dễ dàng áp dụng rộng rãi trong sản xuất đại trà; nhờ đó có thể khắc phục được nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Bùi Ngọc Thuý Linh

Tình hình nhiễm Toxocara canis ở chó và người tại khu vực thành   phố Hồ Chí Minh, hiệu quả tẩy trừ giun đũa của fenbendazole và ivermectin trên chó.

Qua kiểm tra phân 2204 con chó và mổ khám 230 chó nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2-2002 đến 7-2003, kết quả cho thấy:

Trứng Toxocara canis được tìm thấy trong phân của 834 con chó, chiếm tỷ lệ 37,84% (phương pháp xét nghiệm phân). Tỷ lệ nhiễm Toxocara canis là 32,17% (phương pháp mổ khám). Chỉ phát hiện một loài giun đũa Toxocara canis. Toxocara canis có tỷ lệ nhiễm cao trên chó dưới 3 tháng tuổi (60,05%). Tỷ lệ nhiễm Toxocara canis có khuynh hướng giảm dần theo tuổi. Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa chó đực và chó cái.

Sử dụng fenbendazole liều 60 mg/kg thể trọng trong 2 ngày liên tục (mỗi ngày một lần) có hiệu quả tẩy 100% đối với giun đũa (Toxocara canis). Ivermectin liều 0,4 mg/kg thể trọng, chích 1 liều duy nhất hiệu quả tẩy sạch 96,66%.

Có mối tương quan rất chặt chẽ giữa tổng số giun đũa Toxocara canis và số trứng trong 1 gam phân, tổng số giun cái và số trứng trong 1 gam phân, số giun đực và cái.

Số trường hợp người bị nhiễm bệnh do ấu trùng Toxocara canis là 342. Trong đó có 305 ca nhiễm gây hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng và 37 ca nhiễm gây hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.

Trần văn Tương

“Khảo sát phẩm chất thịt của heo nuôi ở Tp.HCM được giết mổ tại Xí Nghiệp CBTP Nam Phong”

Đề tài được tiến hành từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 9 năm 2003 tại Xí Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Nam Phong thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Mục tiêu của đề tài là xác định kiểu gen halothan (hal), đánh giá phẩm chất quày thịt, phẩm chất thịt theo nhóm giống và giới tính của heo ngoại lai nuôi tại một số XNCN heo ở TPHCM.

Khảo sát được thực hiện trên heo thịt thuộc 7 nhóm giống Duroc, Pietrain, Landrace x Yorkshire, Landrace x Duroc, Duroc x Landrace x Yorkshire, Pietrain x Landrace x Yorkshire và SP x Landrace x Yorkshire với số lượng là 197 heo gồm 92 đực thiến và 105 cái tơ. Sử dụng kỹ thuật PCR để xác định kiểu gen hal. Đánh giá phẩm chất quày thịt bằng cách đo lường các chỉ tiêu: trọng lượng quày thịt, dài quày thịt, dày mỡ lưng, tiû lệ nạc, mỡ, xương, da quày thịt, diện tích thịt thăn, độ dày mỡ lưng và chiều sâu thịt thăn ở vị trí P2  tại xương sườn số 10 –11. Đánh giá phẩm chất thịt dựa vào điểm màu sắc, vân mỡ, độ mềm thịt theo thang điểm 1- 5 của NPPC (1991) và độ rỉ dịch bằng phương pháp giấy lọc.

Kết quả khảo sát trên các nhóm giống như sau:

Tần số kiểu gen NN chiếm tỉ lệ cao nhất là 96,21%, kiểu gen Nn là 3,79%, chưa phát hiện được kiểu gen nn. Nhóm giống Landrace x Yorkshire (LY) có 2,27% heo mang kiểu gen Nn, nhóm giống Landrace x Duroc (LD) và Duroc có 0,76% heo mang kiểu gen Nn trong tổng số mẫu xét nghiệm.

Tỉ lệ thịt xẻ ở kiểu gen Nn cao hơn kiểu gen NN.

Trọng lượng xuất thịt trung bình 88,60 kg/con, tỉ lệ thịt xẻ 75,83%. Nhóm Pietrain có tỉ lệ thịt xẻ cao nhất và thấp ở nhóm SP x Landrace x Yorkshire (SPLY).

Về quày thịt: dài quày thịt 79,09 cm, dày mỡ lưng 23,41mm, tỉ lệ nạc là 52,98%, tỉ lệ mỡ là 15,86%, tỉ lệ xương là 23,65%. Nhóm giống Duroc x Landrace x Yorkshire (DLY) có độ dày mỡ lưng thấp. Tỉ lệ nạc quày thịt của 3 nhóm giống Pietrain x Landrace x Yorkshire (PLY), SP x Landrace x Yorkshire (SPLY), Duroc x Landrace x Yorkshire (DLY) cao hơn 3 nhóm giống Duroc, Pietrain, Landrace x Duroc (LD), thấp nhất thuộc về nhóm Landrace x Yorkshire (LY).

Trung bình diện tích thịt thăn là 40 cm2, dày mỡ lưng ở vị trí P2 là 17,37mm, độ rỉ dịch là 15,05%. Heo Duroc x Landrace x Yorkshire (DLY) có diện tích thăn lớn hơn heo Landrace x Yorkshire (LY). Cơ dài lưng của heo Duroc và Landrace x Duroc (LD) có độ rỉ dịch thấp hơn heo Pietrain x Landrace x Yorkshire (PLY).

Điểm màu sắc, độ mềm, vân mỡ người tiêu dùng chấp nhận được.

Phẩm chất quày thịt của nhóm giống SP x Landrace x Yorkshire (SPLY) tốt nhất, kế đến là Pietrain x Landrace x Yorkshire (PLY), Pietrain, Duroc, Landrace x Duroc (LD).

Võ Văn Hiền

”Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa trên heo nuôi thịt tại huyện Đức Linh – Bình Thuận và thử nghiệm hiệu lực của fenbendazole trong tẩy trừ

 đã được thực hiện từ tháng 09 năm 2000 đến tháng 07 năm 2001 bằng 2 phương pháp mổ khám toàn diện và xét  nghiệm phân.

Kết quả phân tích 4217 mẫu giun sán thu được từ mổ khám 192 heo cho thấy tỷ lệ nhiễm  giun sán chung là 78,33% (biến động từ 72,5% đến 85%). Heo chỉ nhiễm 2 lớp Trematoda và Nematoda, trong đó lớp  Nematoda nhiễm cao hơn (75,83%) lớp Trematoda (2,50%). Heo nhiễm chủ yếu 1 loài trên cá thể chiếm tỷ lệ 41,49%, có  8 loài giun sán đã được tìm thấy, trong đó  có 1 loài thuộc lớp sán lá, 7 loài thuộc 4 giống trong lớp giun tròn, chưa tìm thấy lớp sán dây và lớp giun đầu gai. Những loài có tỷ lệ nhiễm cao là Ascaris suum 58,33%, Oesophagostomum longycaudum 35,83%, O. dentatum 33,33% và Trichuris suis 12,50%. Heo nuôi trong các hộ gia đình nhiễm giun sán có tỷ lệ nhiễm cao hơn (90,63%) heo nuôi theo phương thức công nghiệp (20%). Loài giun đũa (Ascaris suum ) có tỷ lệ nhiễm  cao nhất ở cả 2 phương thức chăn nuôi.

            Fenbendazole có hiệu lực đối với 3 loài giun  Ascaris suum, Trichuris suis và Oesophagostomum. Đối với Trichuris suis, dùng liều 6 mg/ kg thể thể trọng đạt hiệu quả tẩy sạch trên 99% ở tất cả các lứa tuổi heo. Liều 5 – 6 mg có tỷ lệ tẩy sạch trên 99% đối với Ascaris, Oesophagostomum ở heo lớn hơn 5 tháng tuổi. Đối với heo nhỏ hơn 5 tháng tuổi tùy loại giun mà dùng liều fenbendazole khác nhau: Heo 1 – 4 tháng tuổi, liều thích hợp để tẩy Ascaris là 9 – 9,6 mg/ kg thể trọng. Heo 1 – 2 tháng tuổi, liều thích hợp để tẩy Oesophagostomum  là 9,2 mg / kg thể trọng ở và liều 5  mg/ kg thể trọng cho heo 3 - 4 tháng tuổi.

Trương Thị Kim Châu

"Khảo sát tình trạng vấy nhiễm vi khuẩn trong không khí, nước, trên dụng cụ, nền sàn và bề mặt quày thịt tại một số cơ sở giết mổ thủ công ở TP Hồ Chí Minh và các biện pháp cải thiện "

Thời gian thực hiện từ 04/2002 – 09/2003 tại 6 CSGM đại diện cho hệ thống CSGM tại TP HCM.

Nội dung khảo sát gồm xét nghiệm vi khuẩn chỉ danh ô nhiễm trong không khí, nước, nền bệ mổ, bề mặt quày thịt. Kết quả đạt được:

- TSVKHK trong không khí (log khuẩn lạc/ m3) vào đầu ca và cao điểm giết mổ lần lượt là 4.03 ± 0.13 và 4.23 ± 0.28. Có 100% mẫu không đạt yêu cầu theo qui định tạm thời của Cục thú y (2001).

- Căn cứ  TCVN 5502 –1991, nguồn nước trực tiếp đạt yêu cầu về coliform 16/17 mẫu (94.12%), nước lấy từ hồ chứa đạt 3/15 mẫu (20.00%);  nước trong hồ chứa không có mẫu nào đạt yêu cầu về coliform  phân.

- Phân tích 72 mẫu trên nền sàn bệ mổ thịt ghi nhận vấy nhiễm TSVKHK (log khuẩn lạc/ m2) là 4.87 ± 0.66, E.coli  0.67 ± 0.70, S.aureus là 0.21 ± 0.47. Tỷ lệ mẫu nhiễm Salmonella trên nền sàn ở hai thời điểm đầu ca và cao điểm giết mổ lần lượt là 8.3% và 27.7%; tỷ lệ mẫu nhiễm Clostridium perfringens ở đầu ca và cao điểm giết mổ lần lượt  là 5.5% và 16.6%.

- Khảo sát 62 mẫu dụng cụ giết mổ cho kết quả TSVKHK (log khuẩn lạc/ m2) là 4.43 ± 0.77, E.coli 0.67 ± 0.76, S. aureus là 0.33 ± 0.65. Tỷ lệ mẫu vấy nhiễm Salmonella trên nền sàn ở hai thời điểm đầu ca và cao điểm giết mổ lần lượt là 3.23% và 12.9%. Dụng cụ giết mổ không bị vấy nhiễm Clostridium perfringens, Shigella, V. cholerae.

- Phân tích 78 mẫu bề mặt quày thịt ở 2 thời điểm đầu ca và cao điểm giết mổ, ghi nhận TSVKHK (log khuẩn lạc/ m2) lần lượt là 4.89 ± 0.46 và 5.25 ± 0.44; E.coli là 1.83 ± 0.91 và 2.40 ± 0.73;  S. aureus là  1.10 ± 1.23 và 1.31 ± 1.25; vấy nhiễm Salmonella là 15.4% và 43.6%. Tỷ lệ nhiễm vấy nhiễm Clostridium perfringens ở thời điểm cao điểm là 15.4%. Không có sự vấy nhiễm Shigella, V. cholerae.

Sau khi phân tích nguyên nhân hạn chế tình trạng vệ sinh quày thịt, chúng tôi tiến hành thực hiện một số biện pháp cải tiến: (1) nâng cao bệ mổ thịt (0.6dm), tắm sạch heo trước khi gây choáng, sử dụng nước trực tiếp, khử trùng khu vực giết mổ và dụng cụ,…(2) áp dụng biện pháp mổ treo. Căn cứ TCVN 5167-90 về giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trên thịt tươi, đối với giết mổ trong điều kiện hiện trạng mổ nằm có 8/24 mẫu đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 33.3%;  giết mổ trong điều kiện cải tiến mổ nằm trên bệ cao có 15/24 mẫu đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 62.5%; mổ treo có 23/24 mẫu đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 95.83%.

Đặc biệt, tỷ lệ vấy nhiễm Salmonella ở hiện trạng mổ nằm là 20.8%, mổ nằm trên bệ cao chỉ còn 8.3% và không vấy nhiễm đối với mổ treo

Chann Bory

“Tình hình nhiễm, bệnh tích và chẩn đoán sán lá gan Fasciola spp. trên trâu bò giết mổ tại VISSAN

Đề tài được tiến hành từ tháng 01 - 2003 đến tháng 5 - 2003 bằng cách khám nghiệm 2000 gan (trâu 1400, bò 600). Trâu được giết mổ tại VISSAN có nguồn gốc từ Hà Tây, Nghệ An và Quảng Ngãi, một số có nguồn gốc từ An Giang và Đồng Tháp.

Đề tài được thực hiện với 3 nội dung chính:

(1)  Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan.

(2)  Xác định thời điểm thu thập phân trong ngày đạt hiệu quả phát hiện cao nhất.

(3)  Khảo sát bệnh tích đại thể và vi thể ở ống dẫn mật và nhu mô gan.

Kết quả ghi nhận được như sau:

- Tỷ lệ nhiễm Fasciola trên bò là 14,83% và trên trâu là 22,92% và nhiễm tăng dần theo tuổi. F. hepatica chỉ hiện diện ở trâu, F.gigantica cả trâu lẫn bò.

- Lấy phân xét nghiệm vào buổi sáng từ 7 - 9 giờ cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ xuất hiện trứng sán là 100% trên bò và 90% trên trâu có nhiễm sán lá gan.

- Sự thay đổi độ dày trên biểu mô ống mật của gan nhiễm sán lá khác biệt rất có ý nghĩa so với gan không nhiễm (P < 0,001).

- Sự gia tăng mạnh các loại tế bào mast tương mạc, mast niêm mạc và eosinophil trên vách ống mật và nhu mô gan nhiễm Fasciola khác biệt rất có ý nghĩa so với gan không nhiễm Faciola (P < 0,001).

- Ghi nhận 6 dạng bệnh tích thường xuất hiện trên gan trâu bò nhiễm Faciola: xung huyết, viêm mô kẽ, tăng sinh ống mật, hóa xơ, thoái hóa mỡ, hoại tử tế bào gan. So sánh và thấy có sự khác biệt trên gan trâu và gan bò.

- Trọng lượng gan phải hủy bỏ trên trâu (1,22kg) cao hơn trên bò (1,11kg).

- Từ khóa: Fasciola hepatica, Fasciola gigantica, mastocyte, eosinophile, hóa xơ, tăng sinh ống mật.

Đặng Thị Thu Hường

Phát hiện nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae và Actinobacillus pleuropneumoniae  ở heo bằng phương pháp PCR và ELISA

 Đề tài được tiến hành tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong và Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/02/2003 đến 30/11/2003. Mục tiêu của đề tài là so sánh các quy trình ly trích  và tinh sạch DNA từ mẫu phổi đồng thời xác định phương pháp phát hiện Mycoplasma hyopneumoniae (MH) và Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) nhanh và chính xác.

Mẫu phổi được lấy từ những heo nghi ngờ nhiễm MH và APP dựa trên bệnh tích đại thể của phổi sau giết mổ.

Đối với phương pháp PCR phát hiện MH, mẫu phổi được tiến hành ly trích DNA theo 4 quy trình khác nhau. Quy trình ly trích 3 cho sản phẩm DNA tương đối sạch với tỉ số OD260nm/OD280nm trung bình là 1,66. Từ mẫu DNA ly trích theo quy trình 3, tiến hành PCR phát hiện MH bằng hai phương pháp: sử dụng hỗn hợp PCR tự phối hợp (phương pháp 1) và sử dụng bộ kit MH (phương pháp 2). Kết quả của hai phương pháp PCR phát hiện MH có sự thống nhất nhiều (K = 0,79). Tỉ lệ nhiễm MH trên mẫu phổi nghi ngờ khi áp dụng phương pháp PCR 1 là 67,5%. Ngoài ra, 11 mẫu dịch phế quản được lấy và ly trích theo quy trình 3 nhằm so sánh với 11 mẫu phổi trên cùng heo đều cho kết quả tốt. Do đó, mẫu dịch phế quản hay mẫu phổi đều có thể dùng cho phản ứng PCR phát hiện MH.

Đối với phương pháp PCR phát hiện APP, mẫu phổi được tiến hành ly trích DNA theo 3 quy trình khác nhau (qui trình A, B, C, trong đó qui trình C cũng chính là qui trình ly trích 3 từ phổi để phát hiện MH). Kết quả cho thấy qui trình ly trích B và qui trình C không có sự khác biệt và tốt hơn qui trình A. Phản ứng PCR phát hiện APP ứng với lượng DNA ở nồng độ 1 – 5 ng/ml hỗn hợp PCR cho hiệu suất cao hơn so với nồng độ 5 – 10 ng/ml hỗn hợp PCR. Kết quả PCR phát hiện APP từ mẫu ly trích theo qui trình B và qui trình C là như nhau. Tỉ lệ nhiễm APP trên mẫu phổi nghi ngờ khi áp dụng phương pháp PCR với bộ kit là 20%.

Mẫu huyết thanh trong phản ứng ELISA được thu thập đồng thời lúc lấy mẫu phổi. Tỉ lệ nhiễm MH và APP lần lượt là 78,05% và 49,52%ø khi sử dụng ELISA trên heo có mẫu phổi nghi ngờ nhiễm vi sinh vật này.

 Hai phương pháp PCR và ELISA có sự thống nhất ở mức độ vừa nếu dùng để phát hiện MH hoặc APP. Trị số kappa trong cả hai trường hợp là 0,44.

Bệnh tích nhục hóa đối xứng ở phổi không giúp chẩn  đoán chính xác bệnh do MH trên heo thịt giết mổ. Tương tự, bệnh tích ổ mủ và viêm dính ở phổi không chỉ xảy ra ở bệnh do APP.

Huỳnh Thị Thanh Ngọc

Bước đầu chẩn đoán, điều trị, tìm hiểu yếu tố nguy cơ và bệnh tích liên quan đến rối loạn hệ niệu trên chó tại TP.HCM”

Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2002 đến tháng 8/2003 tại Phòng Điều Trị Thú Y quận Phú Nhuận và tại hai lò mổ (một lò mổ ở quận Tân Bình và một lò mổ thuộc phường Tam Hà, quận Thủ Đức TP.HCM). Mục tiêu của đề tài là đưa ra các nhận định ban đầu về tình trạng rối loạn hệ niệu, các dạng bệnh thường gặp và hiệu quả điều trị trên chó nuôi tại TP.HCM.

Các nội dung nghiên cứu bao gồm:

1.       Bước đầu chẩn đoán, điều trị và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ có liên quan  đến rối loạn ở hệ niệu trên chó tại phòng điều trị.

2.       Đánh giá bệnh tích hệ niệu trên số chó giết mổ mỗi ngày tại lò mổ.

Kết quả đạt được như sau:   

1.       Tình trạng rối loạn hệ niệu trên chó nuôi tại TP. HCM:

Rối loạn hệ niệu chiếm 18,92% trong 3965 con khảo sát. Rối loạn tại thận là 13,47%, sỏi niệu 2,98%, bệnh ở bàng quang là 0,88%, tiểu không kiểm soát 0,83% và bệnh ở tuyến tiền liệt là 0,76%.

-        Trong đó suy thận mãn chiếm tỉ lệ cao nhất (8,52%), do khó phát hiện nguyên nhân và bệnh thường kéo dài nên cho hiệu quả điều trị kém.

-        Suy thận cấp chiếm 4,04%, tuy trầm trọng nhưng do được chữa trị kịp thời nên có tỉ lệ khỏi bệnh khá cao (41,07%).

-        Sỏi niệu xảy ra nhiều (2,98%), trong đó có 4 con có sỏi tại thận, 10 con kẹt sỏi ở ống niệu và chủ yếu là 104 con có sỏi ở bàng quang.

-        Bệnh ở bàng quang (0,88%) với tỉ lệ khỏi bệnh cao, chủ yếu do nhiễm khuẩn.

-        Tiểu không kiểm soát chiếm 0,83% và bệnh ở tuyến tiền liệt là 0,76%, tuy xuất hiện thấp nhưng tốn kém cho điều trị mà hiệu quả thường rất hạn chế.

2.       Hiệu quả điều trị

-   Bệnh lý ở bàng quang có tỉ lệ khỏi bệnh cao nhất 68,57%, tiếp theo là sỏi niệu 59,82% và suy thận cấp là 41,07%.

-   Hiệu quả điều trị kém khi suy thận cấp phát hiện muộn, trong suy thận mãn tiến triển, các dạng tắc nghẽn nặng và ở những chó ngưng liệu trình quá sớm.

-   Khả năng phục hồi phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, mức độ bệnh lý và sự có hay không có nhiễm trùng.

3.       Các yếu tố nguy cơ có liên quan ở mức có ý nghĩa đến rối loạn niệu bao gồm giống, giới tính, tuổi, thức ăn, nước uống và phương thức nuôi dưỡng.

4.       Tỉ lệ thận có bệnh tích ở lò mổ khá cao (66%), tuy nhiên chỉ tiêu máu và nước tiểu gần như bình thường, có lẽ do chó khảo sát còn nhỏ tuổi.

Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy vấn đề rối loạn ở hệ niệu ở chó nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh là khá nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề lên sức khoẻ chó nuôi, nguyên nhân gây bệnh thường phức tạp gây nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán nhưng hiệu quả điều trị thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diễn tiến thời gian bệnh, đáp ứng của vật chủ và sự tuân thủ liệu trình điều trị.

Leâ Ñình Haø Thanh

“Khảo sát tình trạng viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp phòng trị

Đề tài được tiến hành tại 10 quận huyện có chăn nuôi bò sữa tập trung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 8/2003 đến tháng 8/2004, gồm 5 nội dung sau:

     (1) Điều tra, khảo sát cơ cấu đàn bò sữa, giống bò, phương thức chăn nuôi, qui mô chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, kỹ thuật khai thác sữa, vệ sinh phòng bệnh....

     (2) Khảo sát tỷ lệ viêm vú thể tiềm ẩn trên cá thể bò sữa và trên thùy vú.

     (3) Phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ 80 mẫu có mức nhiễm từ 3+ đến 4+.

    (4) Thử nghiệm phương pháp điều trị bằng các đường bơm thùy vú, chích bắp, kết hợp giữa bơm thùy vú và chích bắp trên 60 thùy vú có mức nhiễm 4+

    (5) Áp dụng các biện pháp cải thiện vệ sinh môi trường trong chăn nuôi và khai thác sữa để phòng bệnh viêm vú tiềm ẩn.

           Kết quả thu được sau thời gian thực hiện như sau:

    (1) Khảo sát tình hình chăn nuôi bò sữa tại 317 hộ với tổng đàn 2.128 con, trong đó có 1.036 con bò cái đang vắt sữa, nhận thấy qui mô đàn bò sữa nuôi trong dân chưa cao (hộ nuôi < 10 con/hộ chiếm 77,92%); tỷ lệ bò cái đang vắt sữa trên tổng đàn bò sữa khảo sát chiếm 48,68%; phương thức chăn nuôi chủ yếu là nuôi nhốt, cấu trúc chuồng thô sơ với nền chuồng là ciment (99,23%), mái tôn (67,75%), không vách (100%), hầm chứa phân lộ thiên thải ra phía sau chuồng (85,69%); nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ tươi và bổ sung cám hỗn hợp; phương thức khai thác sữa chủ yếu là thuê người vắt sữa (81,07%), vắt bằng tay (93,38%), vắt tại khu chuồng nuôi (89,91%), với các biện pháp vệ sinh trước và sau khi vắt sữa chưa đảm bảo.

     (2) Tỷ lệ bò bị viêm vú tiềm ẩn khá cao (78,38%), trong đó viêm 1 vú chiếm tỷ lệ 18,35%, viêm 2 vú là 22,78%, viêm 3 vú là 17,74% và viêm 4 vú là 41,13%. Tỷ lệ vú bị viêm tiềm ẩn là 54,13%, trong đó viêm ở mức 2+ là 33,97%, mức 3+ là 38,25% và mức 4+ là 27,78%. 

     (3) Vi khuẩn phân lập được chủ yếu là Streptococcus spp (81,25%), Staphylococcus spp (11,25%) và Staphylococcus aureus (6,25%). Theo kết quả kháng sinh đồ, vi khuẩn nhạy với một số kháng sinh như amoxicillin, cephalexin, tetracycline, doxycycline, gentamycin, nhóm quinolones.  

     (4) Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm vú tiềm ẩn với 3 đường sử dụng thuốc (bơm vào thùy vú, tiêm bắp, kết hợp vừa bơm vào thùy vú vừa tiêm bắp) nhận thấy phương pháp điều trị bằng đường bơm vào thùy vú kết hợp tiêm bắp đạt hiệu quả cao nhất (100%), kế đến là đường bơm vào thùy vú (85%).

     (5) Sau khi áp dụng một số biện pháp cải thiện điều kiện vệ sinh trong chăn nuôi và khai thác sữa cho thấy tỷ lệ vú bị viêm tiềm ẩn giảm rõ rệt, tỷ lệ vú viêm tiềm ẩn ở lô TN giảm đáng kể từ 48,28% xuống 18,97%, ở lô ĐC giảm từ 35,71% xuống 33,33%, tỷ lệ vú viêm tiềm ẩn ở lô TN thấp hơn so với lô ĐC (P < 0,05).

 

Lê Hùng Diệp

“Sử dụng progesterone để can thiệp các trường hợp dọa sẩy thai trên heo nái và gây động dục trên heo hậu bị chậm động dục

 Đề tài được tiến hành từ tháng 08/2002 đến 12/2003, tại các trại chăn nuôi heo Phước Long,     Gò Sao, Đồng Hiệp, Công Ty Chăn Nuôi Nông Lâm Đài Loan và phân tích hàm lượng progesterone trong máu heo tại Khoa xét nghiệm Bệnh viện Từ Dũ. 

Kết quả của nghiên cứu như sau: 

w Tình hình sẩy thai trên heo tại 3 xí nghiệp chăn nuôi

Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái sinh sản chiếm 3,99 % so với tổng số nái sinh sản và so với tổng số heo nái đang mang thai là 6,85 %.

w Hàm lượng progesterone trong máu ở heo nái mang thai bình thường   

Phân tích hàm lượng progesterone trong máu ở heo nái mang thai bình thường ở các thời điểm trong thời gian mang thai: 1, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 35, 50, 65, 80, 95 và 105 ngày. Nồng độ progesterone trong máu thấp nhất vào ngày mang thai thứ 1 là 0,95 ng/ml, rồi tăng dần và đạt cao nhất vào ngày mang thai thứ 12 là 58,8 ng/ml, sau đó giảm dần đến ngày mang thai thứ 35 là 24,1 ng/ml, rồi tương đối ổn định đến ngày mang thai thứ 105 là 24,9 ng/ml.

w Sử dụng progesterone dạng tiêm trên heo nái có biểu hiện dọa sẩy thai với liều tiêm 0, 25 và 50 mg/lần; lần đầu vào ngày đầu tiên phát hiện, tiếp theo vào ngày thứ 3, 5, 7 và sau đó tiêm mỗi lần cách nhau 7 ngày cho đến khi heo nái mang thai được 100 ngày.

Liệu pháp dùng progesterone có hiệu quả trong việc can thiệp chứng dọa sẩy thai trên heo nái mang thai.   

Sử dụng progesterone để can thiệp chứng dọa sẩy thai sẽ không ảnh hưởng đến thời gian mang thai của heo nái, số heo con và trọng lượng heo con sơ sinh trên một nái. 

w Sử dụng progesterone trên heo hậu bị chậm động dục

Nghiên cứu sử dụng progesterone trên heo hậu bị sau 270 ngày tuổi nhưng chưa có biểu hiện động dục.

Chế phẩm chứa progesterone dạng cho ăn được trộn vào thức ăn mỗi buổi sáng hàng ngày, cho heo ăn liên tục trong 18 ngày, sau đó theo dõi động dục. Với lô thí nghiệm không sử dụng kích dục tố progesterone trong suốt thời gian thí nghiệm và lô sử dụng liều 10, 15, 20 mg progesterone/heo/ngày.

Sử dụng progesterone gây động dục trên heo cái hậu bị chậm động dục là có hiệu quả. Tỷ lệ động dục thấp nhất ở lô không sử dụng progesterone (30 %) và cao nhất ở lô thí nghiệm bổ sung 20 mg/heo/ngày (83,33 %), kế đến là lô     15 mg/con/ngày (73,33 %), tiếp theo là lô 10 mg/heo/ngày (66,67 %)ø. 

Sự tác động của progesterone giúp heo nái có biểu hiện động dục, khi heo đã động dục thì đạt tỷ lệ thụ thai cao. 

Đề tài nghiên cứu “Sử dụng progesterone để can thiệp các trường hợp dọa sẩy thai trên heo nái và gây động dục trên heo hậu bị chậm động dục” được tiến hành từ tháng 08/2002 đến 12/2003, tại các trại chăn nuôi heo Phước Long,     Gò Sao, Đồng Hiệp, Công Ty Chăn Nuôi Nông Lâm Đài Loan và phân tích hàm lượng progesterone trong máu heo tại Khoa xét nghiệm Bệnh viện Từ Dũ. 

Kết quả của nghiên cứu như sau: 

w Tình hình sẩy thai trên heo tại 3 xí nghiệp chăn nuôi

Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái sinh sản chiếm 3,99 % so với tổng số nái sinh sản và so với tổng số heo nái đang mang thai là 6,85 %.

w Hàm lượng progesterone trong máu ở heo nái mang thai bình thường   

Phân tích hàm lượng progesterone trong máu ở heo nái mang thai bình thường ở các thời điểm trong thời gian mang thai: 1, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 35, 50, 65, 80, 95 và 105 ngày. Nồng độ progesterone trong máu thấp nhất vào ngày mang thai thứ 1 là 0,95 ng/ml, rồi tăng dần và đạt cao nhất vào ngày mang thai thứ 12 là 58,8 ng/ml, sau đó giảm dần đến ngày mang thai thứ 35 là 24,1 ng/ml, rồi tương đối ổn định đến ngày mang thai thứ 105 là 24,9 ng/ml.

w Sử dụng progesterone dạng tiêm trên heo nái có biểu hiện dọa sẩy thai với liều tiêm 0, 25 và 50 mg/lần; lần đầu vào ngày đầu tiên phát hiện, tiếp theo vào ngày thứ 3, 5, 7 và sau đó tiêm mỗi lần cách nhau 7 ngày cho đến khi heo nái mang thai được 100 ngày.

Liệu pháp dùng progesterone có hiệu quả trong việc can thiệp chứng dọa sẩy thai trên heo nái mang thai.   

Sử dụng progesterone để can thiệp chứng dọa sẩy thai sẽ không ảnh hưởng đến thời gian mang thai của heo nái, số heo con và trọng lượng heo con sơ sinh trên một nái. 

w Sử dụng progesterone trên heo hậu bị chậm động dục

Nghiên cứu sử dụng progesterone trên heo hậu bị sau 270 ngày tuổi nhưng chưa có biểu hiện động dục.

Chế phẩm chứa progesterone dạng cho ăn được trộn vào thức ăn mỗi buổi sáng hàng ngày, cho heo ăn liên tục trong 18 ngày, sau đó theo dõi động dục. Với lô thí nghiệm không sử dụng kích dục tố progesterone trong suốt thời gian thí nghiệm và lô sử dụng liều 10, 15, 20 mg progesterone/heo/ngày.

Sử dụng progesterone gây động dục trên heo cái hậu bị chậm động dục là có hiệu quả. Tỷ lệ động dục thấp nhất ở lô không sử dụng progesterone (30 %) và cao nhất ở lô thí nghiệm bổ sung 20 mg/heo/ngày (83,33 %), kế đến là lô     15 mg/con/ngày (73,33 %), tiếp theo là lô 10 mg/heo/ngày (66,67 %)ø. 

Sự tác động của progesterone giúp heo nái có biểu hiện động dục, khi heo đã động dục thì đạt tỷ lệ thụ thai cao. 

 

Lê Thị Mai Khanh

“Phát hiện một số gen độc lực của Escherichia coli phân lập được từ phân và thịt của bò, heo bằng kỹ thuật multiplex - PCR

 

Đề tài được thực hiện nhằm phát hiện một số gen độc lực mã hóa các protein gây độc của E. coli phân lập được từ phân và thịt của bò, heo bằng kỹ thuật multiplex – PCR. Tổng cộng 212 mẫu phân và thịt của bò, heo đã được phân lập E. coli. Trên môi trường phân lập, mỗi mẫu chọn khoảng 20 khuẩn lạc để ly trích DNA bằng phương pháp nhiệt.

Kết được ghi nhận như sau:

1- Qui trình định lượng E. coli có giai đoạn nuôi cấy ở 44,5oC không thích hợp cho nhóm E. coli gây bệnh phát triển tốt nên không phát hiện được các gen độc lực ở 51 mẫu phân và thịt của bò, heo.

2- Với 32 mẫu phân bê và heo con tiêu chảy được phân lập trực tiếp E. coli bằng môi trường chọn lọc MacConkey ở 370C thì:

* Tỉ lệ phát hiện các gen độc lực của E. coli là 70% ở phân bê tiêu chảy, 77,3% ở phân heo con tiêu chảy.

- Đối với phân bê tiêu chảy, 60% mẫu có E. coli mang đồng thời gen stx và gen eae (và có hoặc không có gen hly).

- Đối với phân heo con tiêu chảy, E. coli mang gen stb, stx2, stx2e được phát hiện với tỉ lệ lần lượt là 72,7%, 45,5% và 31,8%.

* E. coli trong phân bò và phân heo bình thường cũng mang các gen độc lực với tỉ lệ phát hiện thấp hơn trong phân tiêu chảy.

- Trong phân bò bình thường, tỉ lệ mẫu E. coli mang gen stx2, stx1 lần lượt là 42,9% và 38,1%.

- Trong phân heo bình thường, E. coli mang gen sản sinh độc tố vero stx2e được phát hiện với tỉ lệ 16%.

* STEC/EHEC lưu cữu tự nhiên trong phân bò. Gen stx1 của E. coli chỉ được tìm thấy trong phân bò. Gen stx2e sản sinh độc tố vero gây tiêu chảy phù thủng chỉ hiện diện ở E. coli trong phân heo.

3- Sử dụng môi trường tăng sinh chọn lọc CT-SMAC để phân lập E. coli từ 83 mẫu quày thịt cho thấy tỉ lệ phát hiện các gen độc lực của E. coli trong thịt bò và thịt heo lần lượt là 61,8% và 24,5%.

* Có 7/34 mẫu E. coli trong thịt bò (20,6%) mang đồng thời 3 – 4 gen độc lực của STEC/EHEC (gen stx2, eae, hly và có hoặc không có gen stx1) cho thấy nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

* Chỉ có 1/49 mẫu E. coli trong thịt heo (2,0%) phát hiện đồng thời các gen stx2, eae, hly.

4- Chưa phát hiện được gen lt-I của E. coli trong 65 mẫu phân và thịt bò, 96 mẫu phân và thịt heo.

 

Nguyễn Thị Ngọc Diệp

“Khảo sát hiệu quả của levamisol trong điều trị giun tim (Dirofilaria immitis) trên chó

 Đề tài được tiến hành tại Bệnh xá Thú y Trường Đại hoạc Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 2003 đến tháng 1 năm 2004 gồm 3 nội dung như sau:

            (1) Xác định liều tối ưu levamisol với liệu trình thích hợp (cấp qua đường cho ăn) trong việc diệt ấu trùng L1 giun tim trong máu.

(2) Xác định liều tối ưu levamisol cũng như liệu trình thích hợp (cấp qua đường cho ăn) trong việc điều trị giun tim trưởng thành trên chó.

(3) Bước đầu ghi nhận tính an toàn của levamisol qua những dấu hiệu lâm sàng của chó trong thời gian thí nghiệm và theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý máu trước và sau liệu trình sử dụng levamisol (số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu, hàm lượng hemoglobin, hematocrit, số lượng tiểu cầu và hàm lượng protein toàn phần).

            Để thực hiện các nội dung trên, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm bằng việc cấp 6 liều levamisol (7,5; 10; 15; 20; 25 hoặc 30 mg/kgP/ngày) với 3 liệu trình sử dụng (10; 15 hoặc 20 ngày) qua đường cho ăn và mổ khám đối với 72 con chó nhiễm giun tim (aspirin 20 mg/kgP/ngày được cấp kèm theo trong suốt quá trình điều trị). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố và kết quả thu được như sau:

(1) Tỷ lệ diệt ấu trùng L1 giun tim trong máu ở 6 liều levamisol 7,5; 10; 15; 20; 25 và 30 mg/kgP/ngày cấp qua đường cho ăn với 3 liệu trình điều trị 10; 15 và 20 ngày đều đạt tỷ lệ 100%. Do đó, nên sử dụng liều levamisol 7,5 mg/kgP/ngày ở liệu trình 10 ngày  để điều trị ấu trùng L1 giun tim.

            (2) Tỷ lệ tẩy giun tim trưởng thành đạt 96 – 100 % ở liều levamisol 25 mg/kgP/ngày cấp qua đường cho ăn với liệu trình 15 hay 20 ngày và tỷ lệ chữa khỏi giun tim trên chó là 75%. Giun đực chết nhiều hơn giun cái.

            (3) Các liệu trình sử dụng levamisol khá an toàn cho chó. Hầu hết chó thí nghiệm đều sinh hoạt và ăn uống bình thường.  Một số chỉ tiêu sinh lý máu như: hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, hemoglobin, hematocrit và protein tổng số không có sự biến động lớn khi so sánh giữa trước và sau khi điều trị giun tim trên chó bằng levamisol. Riêng số lượng tiểu cầu có giảm nhưng vẫn nằm trong trị số sinh lý bình thường.

       

Nguyễn Đình Quát

“Một số đặc điểm gây bệnh của virus Newcastle phân lập được trên chim cút và thử nghiệm qui trình chủng ngừa”

 Đề tài đã được tiến hành từ ngày 01/02/2002 đến ngày 01/06/2004 tại Bệnh xá Thú y, Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, với mục tiêu là xác định một số đặc điểm gây bệnh của virus Newcastle phân lập được trên chim cút và xác định chương trình tiêm chủng phòng chống bệnh Newcastle cho chim cút. Các thí nghiệm được bố trí theo yêu cầu và theo những tiêu chuẩn thường qui. Các phản ứng HA (dùng để xác định virus Newcastle) và HI (dùng để xác định virus và hiệu giá kháng thể) được sử dụng cho nghiên cứu này. Ngoài ra, quan sát triệu chứng, bệnh tích đại thể và xem nhưng biến đổi bệnh lý mô học cũng được áp dụng cho nghiên cứu này. Đối tượng khảo sát là cút và gà, phôi trứng cút và phôi trứng gà.

            Các nội dung nghiên cứu đã được thiết lập, đó là: phân lập virus Newcastle gây bệnh cho chim cút, xác định độc lực của những virus phân lập được, xác định liều gây chết 50% của các chủng virus phân lập được, thử nghiệm 6 loại vaccine phòng bệnh Newcastle của gà có ở thị trường Việt Nam cho cút và thử nghiệm chương trình chủng ngừa vaccine phòng bệnh Newcastle cho cút.

            Qua thời gian thực hiện, các kết quả đạt được như sau:

(1)   Phân lập được 2 chủng virus gây bệnh Newcastle cho chim cút có nguồn gốc từ Biên Hòa, Đồng Nai và Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Chúng được ký hiệu là QC-2002 (Quận 9) và BC-2002 (Biên Hòa).

(2)   Các bước xác định chỉ số độc lực (MDT, ICPI và IVPI) của 2 chủng virus đã được tiến hành trên cút và gà.

- Chủng QC-2002 có chỉ số độc lực trên cút gồm: MDT = 48 giờ, ICPI = 1,75 và IVPI = 1,55; trên gà gồm: MDT = 46,8 giờ, ICPI = 1,83 và IVPI = 2,44.

- Chủng BC-2002 có chỉ số độc lực trên cút gồm: MDT = 49,2 giờ, ICPI = 1,43 và IVPI = 1,89; trên gà gồm: MDT = 48 giờ, ICPI = 1,80 và IVPI = 2,41.

Tổng kết các chỉ số độc lực trên, cả 2 chủng QC-2002 và BC-2002 được xếp vào nhóm virus cường độc.

(3)   Liều gây chết 50% (LD50) trên cút của chủng QC-2002 = 10-8,2 và BC-2002 = 10-10,2.

(4)   Cả 6 loại vaccine phòng bệnh Newcastle của gà là: La Sota (Navetco – Việt Nam), Chịu nhiệt (Navetco – Việt Nam), Niu-cát-xơn Hệ II (Navetco – Việt Nam), Bipestos (Merial – Pháp), Newcastle-Bronchitis (Vineland – Mỹ) và Nobilis-MA5+Clone30 (Intervet – Hà Lan) đều tạo ra đáp ứng miễn dịch tốt cho cút (MG trung bình từ 6,5 – 9,8), cho tỉ lệ bảo hộ sau khi công cường độc từ 83,3% - 100% đạt yêu cầu.

(5)   Qui trình chủng ngừa bằng 2 loại vaccine La Sota và Chịu nhiệt gồm: 3 ngày và 3 tuần cho cút thịt; và 3 ngày, 3 tuần và 7 tuần cho cút đẻ gây đáp ứng miễn dịch tốt cho cút và tỉ lệ bảo hộ đạt yêu cầu.

 

Nguyễn Quang Vũ

“Khảo sát và phòng trị viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa tại quận 12, TP. Hồ Chí Minh”  Đề tài được tiến hành từ 1/6/2004 đến 31/12/2004. Sau khi tiến hành điều tra tổng quát tại 45 hộ chăn nuôi và xét nghiệm CMT, thí nghiệm được bố trí thành 03 nhóm bò đang cho sữa riêng biệt như sau:

             Nhóm 1 gồm 73 con, khảo sát tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn, phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ, tỷ lệ điều trị và thời gian khỏi bệnh với việc tác động vệ sinh và điều trị bằng kháng sinh những vú viêm có mức độ 3(+) và 4(+).

            Nhóm 2 có 80 con, khảo sát tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện vệ sinh.

            Nhóm 3 có 87 con, khảo sát tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn qua các tháng theo dõi.

         Kết quả đạt được như sau:

         + Khảo sát 240 bò đang cho sữa có sản lượng sữa bình quân (17,01 kg/con/ngày), trong đó nhóm giống 3/4 và 7/8 máu HF chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 33,30% và 40,98%. Các bò tập trung chủ yếu ở lứa đẻ thứ 5 (20,69%) và tháng cho sữa thứ 4 (25,29%).

            + Ở nhóm 1 (nhóm điều trị và vệ sinh): trên 73 bò đang cho sữa có 50 con bò bị viêm vú tiềm ẩn (68,49%), tỷ lệ bò viêm 2 vú là 56%, viêm 3 vú là 22%, viêm 4 vú là 18% và viêm 1 vú là 4%. Số thùy vú viêm tiềm ẩn là 127 vú (43,49%). Sau đó phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ trước khi điều trị, đã phát hiện các loài vi khuẩn chủ yếu là Staphylococcus aureus (37,08%), Streptococcus spp. (17,98%), Staphylococcus spp. (13,48%), Streptococcus agalactiae (8,99%). 

 

            - Sau khi áp dụng biện pháp điều trị và vệ sinh,  tỷ lệ bò viêm vú tiềm ẩn giảm rõ rệt, giảm nhiều nhất ở tháng thứ 1 (15,07%); tỷ lệ vú viêm tiềm ẩn giảm rõ, nhất là ở tháng thứ 1 (5,14%); tỷ lệ vú viêm tiềm ẩn ở mức độ CMT 4(+)ø không còn, ở mức độ CMT 3(+) không còn hoặc còn rất thấp (7,69%).

            - Với 50 bò được điều trị, tỷ lệ bò điều trị khỏi viêm vú tiềm ẩn sau 3 ngày bằng Mastijet Fort là 100%, Bioneomas là 94,44% và Biotetramas là 86,67%.

            + Ở nhóm 2 (nhóm tác động vệ sinh): trên 80 bò đang cho sữa có 55 con bị viêm vú tiềm ẩn (68,75%), trong đó tỷ lệ viêm 4 vú là 20%, viêm 3 vú là 34,55%, viêm 2 vú là 36,36% và viêm 1 vú là 9,09%. Tổng số vú bị viêm tiềm ẩn là 146 (45,63%).

- Sau khi tác động vệ sinh, tỷ lệ bò viêm vú tiềm ẩn giảm đáng kể, giảm nhiều nhất ở tháng thứ 5 (38,75%); tỷ lệ bò viêm 4 vú không còn hoặc còn thấp (2,70%), viêm 3 vú giảm thấp, nhất là ở tháng thứ 2 (9,30%); tỷ lệ thùy vú viêm tiềm ẩn giảm đáng kể, nhiều nhất ở tháng thứ 5 (16,88%), với mức độ CMT 4(+) không còn hoặc còn thấp (5,81%), CMT 3(+) giảm thấp.

            + Ở nhóm 3 (nhóm không tác động): khảo sát trên 87 bò đang cho sữa từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 5, kết quả tỷ lệ bò viêm vú tiềm ẩn cao nhất ở tháng thứ 2 và 5 (71,26%)

- Tỷ lệ vú viêm tiềm ẩn cao nhất ở tháng thứ 2 và thứ 5 (41,95%).

- Tỷ lệ vú viêm theo mức độ CMT 3(+) cao nhất ở tháng thứ 1 (51,85%), thấp nhất ở tháng thứ 4 (44,85%), và CMT 4(+) cao nhất ở tháng thứ 1 (20%), thấp nhất ở tháng thứ 4 (14,70%).

 

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

“Tình hình bệnh lở mồm long móng trên trâu bò, heo giết mổ và nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá khả năng bảo hộ của quy trình tiêm phòng Chi cục thú y đang áp dụng

Đề tài được thực hiện tại Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 01/2003 đến tháng 12/2004 và đạt được các kết quả sau:

Trong 2 năm 2003-2004, tại 6 cơ sở giết mổ ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện được 117 heo nghi ngờ mắc bệnh lở mồm long móng. Không phát hiện được trường hợp trâu bò nào nghi ngờ mắc bệnh lở mồm long móng.

Bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng nguyên, bộ kit của Pirbright Laboratories, Anh Quốc, đã xác định được 114 trong số 117 heo nghi mắc bệnh lở mồm long móng mang kháng nguyên vi rút lở mồm long móng týp O, chiếm tỷ lệ 97,43%.

Bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC, bộ kit FMD-3ABC-po của công ty Intervet, Hà Lan, đã xác định được 12/266 ca nhiễm vi rút lở mồm long móng tự nhiên trên heo trong năm 2003, chi?m t? l? 4,51% và không có ca nào nhiễm vi rút lở mồm long móng tự nhiên trên heo trong năm 2004.

Bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC, bộ kit FMD-3ABC-bo-ov của công ty Intervet, Hà Lan, đã xác định được 61/480 ca, chiếm tỷ lệ 12,71% (năm 2003) và 45/430 ca, chiếm tỷ lệ 10,47% (năm 2004) nhiễm vi rút lở mồm long móng tự nhiên trên bò sữa. Không có trường hợp nào phản ứng với vắc-xin Aftopor và Aftovax trên 105 heo và 45 bò sữa được tiêm phòng.

Sau khi tiêm phòng vắc-xin Aftopor, tỷ lệ heo được bảo hộ chống bệnh lở mồm long móng ở các thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau tiêm phòng vắc-xin Aftopor lần lượt là 86,67%, 80,00% và 43,81%. Kết quả này chỉ ra rằng, 6 tháng sau khi tiêm phòng vắc-xin Aftopor, số heo được bảo hộ giảm nhanh, không thể bảo vệ đàn heo chống bệnh lở mồm long móng.

Sau khi tiêm phòng vắc-xin Aftovax, tỷ lệ bò sữa được bảo hộ chống bệnh lở mồm long móng ở các thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau tiêm phòng lần lượt là 88,89%, 86,67% và 86,67%. Kết quả này chỉ ra rằng quy trình tiêm phòng đang áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh đủ khả năng bảo hộ bò sữa chống bệnh lở mồm long móng.

 

Nguyễn Thị Thu Hồng

“Xác định thời điểm tiêm vacxin dịch tả heo lần đầu thích hợp cho heo con từ đàn nái của các trại chăn nuôi heo sinh sản quy mô lớn”.

Nội dung đề tài bao gồm: khảo sát sự biến thiên hiệu giá kháng thể thụ động theo lứa tuổi trên heo con từ heo mẹ được tiêm vacxin DTH và xác định mức độ hiệu giá kháng thể thụ động thích hợp đối với lần đầu tiêm vacxin cho heo con có kháng thể mẹ truyền, đồng thời khảo sát tình hình KTTĐ của heo con tại thời điểm tiêm vacxin lần đầu ở 5 trại heo.

Sử dụng phương pháp trung hòa nối kết enzyme (Neutralization Peroxidase Linked Assay - NPLA) và  thử  nghiệm công cường độc (Protective Test) để đánh giá thí nghiệm, chúng tôi ghi nhận các kết quả sau:

Hiệu giá kháng thể (HGKT) trong huyết thanh của 98 nái vào thời điểm 30 ngày trước khi đẻ (a.p.- ante partum) giao động từ 3 đến 10log2 và trung bình là

6,2 + 2,0log2.

HGKT này hầu như không thay đổi cho đến ngày thứ 2 sau khi đẻ (p.p. – post-partum) (P > 0,05).

Hàm lượng kháng thể trong huyết thanh heo nái và trong huyết thanh heo con có hệ số tương quan là r= 0,89 (P < 0,001).

Xét nghiệm từng cá thể heo con cho thấy: thời gian bán hủy của KTTĐ là 10 ngày và heo trong cùng một bầy có thể có cùng 1 hoặc tới 5 giá trị HGKT định danh khác nhau.

HGKT thụ động > 6log2 có khả năng bảo hộ heo hoàn toàn khi công cường độc và HGKT thụ động < 4log2 sẽ không ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch chủ động do tiêm vacxin DTH. Miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động có cùng mức bảo hộ 66,7% ở hiệu giá KTTĐ 5log2.

Tỷ lệ heo con có HGKT thụ động > 5log2 tại 5 trại heo vào thời điểm tiêm phòng là 80,3% vào khoảng 1 tuần tuổi (trại A); 76,6% khoảng 2 tuần tuổi (trại B) ; 28,1% và 47,8% vào 3 tuần tuổi (trại C và D) và 6,6% vào lúc 5 tuần tuổi (trại E). Điều đó có nghĩa là việc tiêm phòng vào lúc 1 tuần tuổi sẽ có 80,3% số heo con của trại A bị ảnh hưởng bởi KTTĐ. Suy luận tương tự như vậy với heo con vào các lứa tuổi khác.

 

Nguyeãn vaên Duõng

  “Điều tra tỷ lệ nhiễm và phân tích một số yếu tố liên quan đối với bệnh do Mycobacterium bovis, Leptospira và Brucella trên bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh”

Đề tài được tiến hành tại 10 quận/huyện có chăn nuôi bò sữa ở TP. Hồ Chí Minh từ  1/1/2004 đến 31/12/2004. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh được sử dụng trong nghiên cứu này gồm MAT (leptospirosis) , Rose Bengal (brucellosis) và ELISA (tuberculosis). Qua khảo sát 1201 mẫu máu bò sữa, kết quả ghi nhận được như sau :

         Tỷ lệ nhiễm bệnh do M. bovisBrucella trên bò sữa là 0%.

         Tỷ lệ nhiễm bệnh do Leptospira trên bò sữa là 30,97%. Các serovar có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong số 17 serovar đã được phát hiện là hardjo (29,56%), hebdomadis (25,57%), tarassovi (11,19%), saxkoebing (6,66%), vughia (6,26%), hardjo Hardjitno (5,19%). Số serovar nhiễm trên một cá thể  phổ biến nhất là 1 đến 2 serovar, chiếm tỷ lệ  là 87,69%. Hiệu giá kháng thể ngưng kết thường gặp nhất  là 1/100- 1/400, chiếm tỷ lệ là 84,68%.  Serovar có hiệu giá kháng thể ngưng kết cao nhất (1/3200) là các serovar hardjo Hardjo Bovis, hebdomadis và tarassovi.

        Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên bò sữa  đẻ  2 lứa (38,49%), đẻ 3 lứa (32,70%) và trên 3 lứa (39,83%) cao hơn nhóm bò tơ (17,82%) và bò đẻ 1 lứa (23,87%). Nhóm bò sữa  đẻ 2 lứa (OR= 1,54), đẻ 3 lứa (OR=1,10) và trên 3 lứa (OR=1,64)  có nguy cơ nhiễm Leptospira cao hơn nhóm bò tơ ( OR=0,44) và bò đẻ một lứa

(OR=0,65).

         Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên bò sữa tại vùng I (Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12) (36,02%) cao hơn so với vùng II (Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh và Bình Tân) (19,90%)  và vùng III (Quận 9 và Thủ Đức) (12,50%). Những bò sữa nuôi ở vùng I (OR=2,72) có nguy cơ nhiễm Leptospira cao hơn những bò sữa nuôi tại vùng II (OR=0,540) và vùng III (OR=0,25).

 

Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan

“Khảo sát bệnh do Demodex trên chó và thử nghiệm một số phác đồ điều trị”

Đề tài được tiến hành tại Bệnh xá Thú y - Đại học Nông Lâm, phòng khám Thú y Quận 2, và 2 lò mổ tại khu vực Tp.HCM từ tháng 11/2003- 11/2004 với 2 bước khảo sát. Bước 1: khảo sát tỷ lệ nhiễm Demodex trên chó tại lò mổ và chó mang đến khám tại 2 phòng mạch trên. Bước 2: bố trí điều trị thí nghiệm với 3 phác đồ trên 3 lô (lô 1: amitraz; lô 2: amitraz và ivermectin; lô 3: amitraz, ivermectin và dầu tắm) và trên 2 dạng bệnh là  dạng cục bộ và dạng toàn thân.

            Kết quả khảo sát tỷ lệ nhiễm Demodex trên chó cho thấy: tỷ lệ nhiễm Demodex là 25,12% ở 215 mẫu tại lò mổ vàø 79,17% đối với 264 mẫu từ 2 phòng khám, trong đó nhiễm dạng cục bộ là 45,00% và nhiễm dạng toàn thân là 55,00%. Tỷ lệ nhiễm Demodex có khuynh hướng giảm dần theo lứa tuổi, chó trên 5 tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp hơn chó dưới 5 năm tuổi. Chó đực có tỷ lệ nhiễm thấp hơn chó cái (93,68% so với 71,00%). Tuy nhiên giữa các giống chó không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm bệnh.

            Chó mắc bệnh có mùi hôi khó chịu, ngứa, rụng lông, lở da, suy nhược... nhưng không làm thay đổi các chỉ tiêu huyết học như số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, protein, huyết thanh. Tuy nhiên, chỉ số thực bào và hàm lượng lysozyme đều tăng cao trên chó mắc bệnh.

            Kết quả điều trị cho thấy phối hợp giữa dầu tắm Bio-skin với thoa amitraz và chích ivermectin cho thời gian khỏi bệnh trung bình sớm nhất: 27,8 ± 3 ngày (dạng cục bộ) và 29,2 ± 3,7 ngày (dạng toàn thân); chỉ sử dụng thoa amitraz cho kết quả thời gian khỏi bệnh trung bình muộn hơn  (30,8 ± 3,8 ngày (dạng cục bộ) và 38,4 ± 1,5 ngày (dạng toàn thân)).

 

Nguyễn Vĩ Nhân

“Ung dụng siêu âm trong xác định sớm sự mang thai và   theo dõi sự phát triển kích
 thước của thai ở heo nái

 

Đề tài được tiến hành từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2003 tại trại chăn nuôi heo Hợp Tác Xã Chế Biến Thức Aên Gia Súc Bình Minh, xã Tân Mỹ Chánh, Mỹ Tho – Tiền Giang. Mục tiêu của đề tài là ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong xác định sớm sự mang thai và theo dõi sự phát triển kích thước của thai ở heo nái.

Trong điều kiện sẵn có của trại, đề tài được thực hiện trên 60 heo nái thuộc nhóm giống lai theo hướng Landrace, Yorkshire  hoặc Pietrain – Duroc. Ngay sau khi phối giống, heo nái được chọn ngẫu nhiên với thể trạng bình thường trong cùng điều kiện dinh dưỡng, có lứa đẻ từ 1 – 3 lứa.

Các bước nghiên cứu gồm:

            Bước 1: áp dụng kỹ thuật siêu âm kiểm tra 60 heo nái sau khi phối ở các thời điểm 15 ngày,18 ngày, 21 ngày để xác định sớm sự mang thai. Từ đó, chọn những heo nái mang thai.

            Bước 2: dựa vào kết quả giai đoạn 1, định kỳ kiểm tra tình trạng bên trong tử cung của heo nái mang thai qua các thời điểm 21 ngày và 28 ngày để nhận biết số  túi thai, phôi thai và ước lượng số lượng thai.

Nhận biết sự thay đổi hình thái của túi thai và phôi thai qua các thời điểm 15 ngày, 18 ngày, 21 ngày, 28 ngày, 35 ngày, 45 ngày, 60 ngày, 90 ngày.

Bước 3: đối chiếu với kết quả heo con sơ sinh để kiểm tra lại.

            Kết quả khảo sát được cho thấy:

            1.  Có khả năng áp dụng kỹ thuật siêu âm hình ảnh để dự đoán sớm sự mang thai ở heo lúc 15 ngày sau khi phối (độ chính xác 88,3%). Siêu âm heo nái ở thời điểm 21 ngày sau khi phối để chẩn đoán sớm sự mang thai ở heo có độ chính xác cao hơn siêu âm heo nái ở thời điểm 15 ngày và 18 ngày.

    2. Siêu âm heo nái trong khoảng 21 – 28 ngày sau khi phối cho phép ước lượng được số lượng thai thông qua việc đếm số túi thai và phôi thai trên màn ảnh siêu âm. Tuy nhiên, siêu âm heo nái ở thời điểm 28 ngày sau khi phối sẽ ước lượng được số thai (92,05% so với số heo sơ sinh bình quân/ ổ) chính xác hơn siêu âm ở thời điểm 21 ngày (83,21%).

     3. Chiều dài túi thai bình quân ở ngày thứ 21 sau phối là 31,18 mm, ngày 28 đạt 110,72 mm. Chiều dài phôi bình quân ngày thứ 28 là 30,6 mm và ngày 35 là 39,72 mm. Chiều sâu hộp sọ bình quân 17,86 mm ở ngày thứ 45, 31,82 mm vào ngày 60 và 45,74 mm ở ngày 90. Chiều dài xương đùi bình quân ngày thứ 90 sau phối là 25,8mm.

4. Chức năng máy siêu âm model CX – 130 còn hạn chế do độ rõ nét chưa cao. Cho nên, qua siêu âm chúng tôi chỉ có thể đánh giá được có thai hay không có thai, ước lượng được số thai, đo được kích thước của phôi thai mà chưa đánh giá được tình trạng của tử cung, buồng trứng và những bất thường do bệnh lý ở tử cung (nếu có).

Phaïm Phong Vuõ

Ứng dụng kỹ thuật RT- nPCR trong một ống để chẩn đoán bệnh dịch tả heo”

Đề tài được tiến hành tại Trung Tâm Thú Y Vùng Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 04 năm 2004 đến tháng 06 năm 2005. Mục tiêu của đề tài là chẩn đoán nhanh, chính xác bệnh DTH bằng kỹ thuật RT- nPCR trong một ống, nhằm hỗ trợ kịp thời cho công tác xử lý ổ dịch.

Nội dung nghiên cứu:

1. Khảo sát độ nhạy phân tích của kỹ thuật RT- nPCR trong một ống so với TCID50 (50 percent tissue culture infective dose).

2. Xác định loại mẫu (máu kháng đông, bạch cầu, hạch hạnh nhân, lách…) cho tỷ lệ dương tính cao với kỹ thuật RT- nPCR trong một ống.

3. Phát hiện virus DTH bằng kỹ thuật RT- nPCR trong một ống, đồng thời đối chiếu với phương pháp chuẩn (phân lập virus DTH trên tế bào PK15A).

Kết quả đạt được:

1. Kỹ thuật RT- nPCR trong một ống có thể phát hiện được lượng virus DTH đã phân lập được ở Việt Nam trên tế bào PK15A là 0,32 TCID50/100 µl, gần tương tự như virus chuẩn dòng Weybridge là 0,4 TCID50/100 µl được cung cấp bởi AAHL.

2. Kỹ thuật RT- nPCR trong một ống phát hiện được virus DTH với tỷ lệ cao trong máu kháng đông, bạch cầu, hạch bạch huyết màng treo ruột, lách và hạch hạnh nhân.

3. Kết quả cho thấy có sự thống nhất nhiều về khả năng phát hiện virus DTH trên mẫu bệnh phẩm nghi ngờ bệnh DTH giữa kỹ thuật RT- nPCR trong một ống và phương pháp chuẩn với trị số thống kê kappa là 0,701 (độ tin cậy 95%).

4. Kỹ thuật RT- nPCR trong một ống có thể phát hiện được virus DTH trong bạch cầu của heo nái mang trùng.

 

Phạm Quang Thái

Hiện nay, bên cạnh quy trình sản xuất vaccine  T.H.T trâu bò theo công nghệ lên men cũ, Công ty thuốc Thú y TW2 đã nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine  T.H.T trâu bò chủng P52 bằng công nghệ lên men cải tiến. Một số chỉ tiêu  kiểm tra đã được xác định thông qua một số thí nghiệm sau :

-   Kiểm tra độ an toàn của vaccine  trên bê, thỏ, chuột với liều tiêm gấp đôi

-   Xác định hiệu quả bảo hộ của vaccine  trên bê, thỏ, chuột bằng phương pháp công cường độc.

Những kết quả thí nghiệm :

1.      Khi tiêm vaccine  cho bê, thỏ, chuột với liều gấp đôi, theo quy trình kiểm nghiệm Quốc gia sau 10 ngày theo dõi thấy toàn bộ thú thí nghiệm đều sống khỏe mạnh. Bê thí nghiệm có biểu hiện tăng nhiệt độ tại thời điểm lúc 6 giờ sau khi tiêm, nhiệt độ trở lại bình thường vào những giờ tiếp theo. Bê lô thí nghiệm không có triệu chứng lâm sàng toàn thân hay cục bộ sau khi tiêm vaccine  .

2.      Xác định được chỉ số bảo hộ là 4,9 trong thí nghiệm xác định hiệu lực của vaccine  trên chuột, phù hợp với tiêu chuẩn theo phương pháp của OIE , 1996 và ASEAN, 1998.

3.      Bê, thỏ sau 21 ngày tiêm vaccine  tạo miễn dịch, công cường độc, kết quả 100% được bảo hộ sau khi công cường độc ở các lô vaccine A và B. Kết quả trên lô vaccine C bê được bảo hộ 100%, thỏ bảo hộ 50%, tỷ lệ này vẫn đạt trong tỷ lệ cho phép theo quy trình kiểm nghiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đây là kết quả quan trọng nhất của đề tài.

 

Phan Thị Ngọc Thảo

“Khảo sát hiệu quả sử dụng potassium diformate thay thế kháng sinh trong việc phòng bệnh tiêu chảy heo con giai đoạn sau cai sữa và kích thích sinh trưởng ở giai đoạn nuôi thịt”

Đề tài được tiến hành tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long từ tháng 4/2003 đến tháng 2/2005 gồm 4 nội dung như sau:

(1)  Xác định liều tối ưu của potassium diformate (PDF) trong việc phòng bệnh tiêu chảy và hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo sau cai sữa.

(2)  Xác định liều tối ưu của PDF trong việc kích thích sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo nuôi thịt.

(3)  So sánh hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy giữa liều tối ưu của PDF với các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy trên heo con sau cai sữa.

(4)  So sánh hiệu quả kích thích tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn giữa liều tối ưu của PDF với các kháng sinh lincomycin, amoxicillin, chlortetracycline trong việc kích thích tăng trưởng trên heo nuôi thịt.

Để thực hiện các nội dung trên, chúng tôi đã tiến hành 5 thí nghiệm với 322 heo con sau cai sữa và 225 heo thịt. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố và kết quả thu được như sau:

(1)  Khi bổ sung vào thức ăn cho heo với các liều 0,2%, 0,3%, 0,4% và 0,5% PDF đã làm cho pH ở dạ dày giảm 0,26 – 0,60 đơn vị và pH tá tràng giảm 0,36 – 0,44 đơn vị so với không bổ sung. Ở mức 0,5% PDF, sự khác biệt pH ở dạ dày và tá tràng so với đối chứng có ý nghĩa (p<0,05). Tuy nhiên, pH ở không tràng, hồi tràng và ruột già các lô TN giảm rất ít so với lô ĐC và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

(2)  Có sự khác nhau về đáp ứng của niêm mạc dạ dày – ruột của heo con sau cai sữa cũng như heo thịt đối với các liều PDF khác nhau. Tương ứng với các liều PDF tăng dần 0%, 0,2%, 0,3%, 0,4%, 0,5% thì tế bào niêm mạc dạ dày ruột có sự cải thiện tốt dần lên, do phản ứng viêm giảm.

(3)  Tổng hợp các kết quả về sự thay đổi pH, những biến đổi mô học ở dạ dày – ruột, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng trọng tốt, chúng tôi chọn liều tối ưu của PDF trong thức ăn cho heo sau cai sữa và heo thịt là 0,4%.

(4) Bổ sung PDF ở mức 0,4% trong thức ăn heo con sau cai sữa có hiệu quả tương đương các loại kháng sinh colistin và kanamycin trong việc phòng bệnh tiêu chảy và cải thiện tăng trọng trên heo con giai đoạn sau cai sữa.

(5)  Mức 0,4% PDF trong thức ăn heo thịt cũng có hiệu quả tương đương với các loại kháng sinh lincomycin, amoxicillin, chlortetracycline trong việc kích thích tăng trưởng trên heo nuôi thịt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn không bổ sung hoặc bổ sung kháng sinh.

 

Taøo Anh Tuaán

 

Điều tra tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu trâu, bò ở huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa và sử dụng thuốc điều trị

Điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu trên 300 con trâu, bò ở huyện Ninh Hoà được thực hiện từ 01 tháng 3 năm 2003 đến 30 tháng 04 năm 2004, kết quả cho thấy:

            04 loài ký sinh trùng đường máu: Trypanosoma evansi, Babesia sp., Anaplasma sp. Theileria sp. được tìm thấy trên 80 trâu, bò trong tổng số 300 trâu bò kiểm tra đạt tỷ lệ nhiễm chung là: 26,67%; trong đó tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi cao nhất: 15%, Anaplasma sp. 11,3%, thấp nhất là Babesia sp. và Theileria sp. 4,67 %.

Ở vùng bán sơn địa có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu cao nhất là 32,8 %; vùng rừng núi 20 %; tỷ lệ nhiễm thấp nhất là vùng đồng bằng ven biển là 16 %.

            Tỷ lệ nhiễm ở trâu là 27,88 %, cao hơn ở bò là 25 %. Trâu nhiễm Trypanosoma evansi cao hơn ở bò; riêng với Babesia sp. và Theileria sp. tỷ lệ nhiễm giữa hai loài này không có sự khác biệt đáng kể.

            Trong số 80 con nhiễm có 27 trường hợp nhiễm ghép: 12 con nhiễm ghép 2 loài Trypanosoma evansiAnaplasma sp.; chiếm tỷ lệ 15 %; 15 con nhiễm ghép Anaplasma sp.  và Babesia sp. chiếm tỷ lệ 19 %.

            Tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi tăng dần theo tuổi, riêng Babesia sp., Anaplasma sp. và Theileria sp. không có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm tuổi.

            Trâu bò nhiễm ký sinh trùng đường máu với cường độ (+) và (++) thường ở dạng mang trùng, trong khi đó ở dạng (+++) đã có biểu hiện lâm sàng rõ rệt.

            Ở trâu bò bệnh với cường độ nhiễm (+++) số lượng hồng cầu và hemoglobin giảm hẳn so với bò bình thường; riêng số lượng bạch cầu tăng lên.

            Sử dụng trypamidium liều 0,001g/kgP tiêm bắp thịt 01 lần đạt hiệu quả điều trị tiên mao trùng 100%. Trường hợp có bổ sung Hematopan B12 thú biểu hiện phục hồi nhanh hơn.

            Oxytetracycline hoặc Doxycyline liều 15mg/KgP tiêm bắp trong 5 ngày liên tục mỗi ngày tiêm 01 lần đạt hiệu quả điều trị 86,6% đối với Anaplasma sp., Babesia sp. Theileria sp.

Thái Thị Mỹ Hạnh

"Khảo sát khả năng khai thác tinh trên chó và khả năng bảo quản của một số môi trường pha chế tinh"

Đề tài được tiến hành tại các trại chó giống thuộc địa bàn quận GòVấp, Thủ Đức, các câu lạc bộ quí khuyển trong thành phố và các hộ nuôi chó trong địa bàn quận Tân Bình. Thời gian thực hiện từ 1/2004 -1/2005. Được chia làm hai giai đoạn.

            Giai đoạn 1, từ 1/2004 -1/2005 tiến hành khai thác tinh trên 46 con chó đực, tinh dịch được bảo quản trong 4 môi trường: Tris - glucose; Tris - BES; EDTA và Glycine đã có được một số kết quả: tỉ lệ khai thác tinh với phương pháp lấy tinh bằng tay là 78,26%. Tỉ lệ mẫu tinh đạt yêu cầu trong thụ tinh nhân tạo là 81,48%. Tỉ lệ mẫu tinh đạt yêu cầu tăng theo thứ tự ở các lần khai thác 1, 2, 6, 3, 4 và 5 với tỉ lệ tương ứng: 44,45; 77,77; 77,77; 94,44; 97,22 và 97,22%. Thể tích tinh dịch trung bình của pha thứ hai là 2,27 ml, thể tích tinh toàn phần là 5,59 ml. Đặc điểm tinh nguyên của chó thu được ở ba nhóm trọng lượng có chỉ số trung bình về hoạt lực là 0,87; nồng độ là 318,69 x106 tinh trùng /ml; kỳ hình là 8,47%; tỉ lệ tinh trùng sống còn acrosome là 87,04%. Tích VAC của một lần xuất tinh trung bình là 621,16 x 106 tinh trùng, số liều tinh của một lần xuất là 3,1 liều/lần. Thời gian tinh trùng sống còn khả năng thụ tinh (t 5) giảm dần theo thứ tự trong các môi trường: Tris - glucose > Glycine > Tris - BES > EDTA tương ứng với thời gian: 65,24 > 61,97 > 25,46 > 19,96 (giờ). Sức sống tuyệt đối (Sa 5) của tinh trùng trong 4 môi trường này cũng giảm dần theo thứ tự: Tris - glucose > Glycine > Tris - BES > EDTA tương ứng: 4230,3 > 4186,7 > 2131,7 > 1994,8.

            Tỉ lệ tinh trùng sống còn acrosome (SC) trong môi trường Tris - glucose là 71,94% cao hơn trong môi trường Glycine là 63,98%.

Giai đoạn 2, từ tháng 7/2004 đến tháng 1/2005 tiến hành thụ tinh nhân tạo với tinh được bảo quản trong môi trường Tris - glucose. Đã thu được tỉ lệ đậu thai là 80%, số con sinh ra trung bình trong một lứa là 6,5 con (khi phối cho15 con chó cái với tinh pha loãng trong môi trường Tris - glucose). Tỉ lệ đậu thai là 73,33%, số con sinh ra bình quân trong một lứa là 6,0 con (khi phối cho 15 con chó cái với tinh bảo quản trong môi trường Tris - glucose sau 48 - 52 giờ).

 

Phan Trung Nghĩa

”Khảo sát tình hình bệnh phù thũng trên heo con sau cai sữa và bước đầu tìm hiểu một số tính chất của vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh tại Bến Tre”

Đề tài được tiến hành tại Trại heo giống tỉnh và các cơ sở chăn nuôi gia đình tại Bến tre, thời gian từ  tháng 10/2000 đến tháng 3/2002. Bằng phương pháp khảo sát lâm sàng các triệu chứng, bệnh tích và phân lập, định danh vi khuẩn Escherichia coli  gây bệnh phù thũng bằng phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, chúng tôi ghi nhận được như sau:

-         Khảo sát 330 con heo giai đoạn cai sữa từ những đàn xảy ra bệnh phù cho thấy tỉ lệ mắc bệnh là 35,5% và tỉ lệ tử vong khá cao 78,7%.

-         Bệnh xảy ra khắp các huyện, thị trong tỉnh Bến Tre trừ huyện Giồng Trôm, tập trung cao nhất vào giai đoạn sau cai sữa 1 – 2 tuần và phát ra nhiều vào thời điểm giao mùa.

-         Triệu chứng bệnh thường gặp là phù mí mắt, xuất hiện các rối loạn thần kinh vận động, thân nhiệt bình thường và bệnh thường xảy ra một cách đột ngột.

-         Bệnh tích của bệnh thường gặp là: phù dạ dày, ruột non rỗng, đầy hơi, màng treo ruột và các hạch lâm ba sung huyết.

-         Nghiên cứu về vi sinh vật học cho thấy: vi khuẩn E. coli phân lập  được từ ruột và hạch màng treo ruột với tỉ lệ khá cao (92,2%); chúng có những tính chất nuôi cấy và sinh hóa đặc trưng chung của E. coli;  trong số các chủng E. coli phân lập chỉ có 44,7% là có khả năng gây dung huyết. Kết quả định týp chỉ phát hiện 2 týp huyết thanh là O139 và O138 với tỉ lệ 9,6% số vi khuẩn E. coli phân lập. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ cho thấy kháng sinh còn có tác dụng tốt với E. coli gây bệnh phù phân lập ở Bến Tre là nhóm fluoroquinolones và gentamycin; đáng lưu ý là có hiện tượng xuất hiện các dòng E. coli  đề kháng với các loại kháng sinh thông dụng điều trị bệnh E. coli như: ampicillin, bactrim và colistin.

 

*********************************************************************************

Về trang ĐHNL

Địa chỉ liên lạc:

PGS.TS.Nguyễn Ngọc Tuân, Trưởng Phòng Sau Đại Học, Đại Học Nông Lâm TP.HCM

Điện thoại: 08.8963339
E-mail: nntuan@hcmuaf.edu.vn
Ngày cập nhật: 25/9/2006
 

Số lần xem trang: 3923
Điều chỉnh lần cuối: 01-10-2007

Trang liên kết

 

 

 

 

HTML Hit Counters

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm hai ba chín năm

Xem trả lời của bạn !

logolink