ĐẬU VĂN HẢI
Khảo sát khả năng sản xuất của một số nhóm dê lai F1 giữa giống Saanen, Alpine với Bách thảo và Barbari tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi Sông Bé
Performances of the crossbred goats between Saanen and Alpine breeds with Bachthao and Barbari Breeds in Song Be Livestock Research Center
Đề tài được tiến hành tại xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, thời gian từ tháng 01 năm 1996 đến tháng 12 năm 2000. Dê lai F1 được tạo bởi từ tinh của dê đực (nhập từ Pháp) giống Saanen (SS) và Alpine (AA) với dê cái giống Bách thảo (BB) và Barbari (RR) bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, các nhóm dê lai được nuôi trong cùng một điều kiện như nhau, nuôi dưỡng theo phương thức bán chăn thả, thời gian chăn thả 6 – 8 giờ/ngày, sau đó về chuồng có bổ sung thêm thức ăn tinh (14% protein thô và năng lượng trao đổi 2500 Kcal) từ 0,1 – 0,35 kg/con/ngày (dê từ 3 – 10 tháng tuổi), 0,35 – 0,45 kg/con/ngày (dê mang thai) và 0,4 – 0,6 kg/con/ngày (dê nuôi con và vắt sữa), và bổ sung cỏ 1,5 – 4,5 kg/con/ngày (dê 3 – 10 tháng tuổi) và 4 – 6 kg/con/ngày (dê mang thai, nuôi con và vắt sữa).
Kết quả cho thấy:
- Phần lớn các con dê lai sinh ra có màu sắc lông giống với màu sắc lông của bố. Bầu vú của các nhóm lai SB, AB, SR và AR lớn hơn của BB và RR.
- Tầm vóc của các nhóm dê lai SB, AB, SR và AR tương đương nhau và lớn hơn tầm vóc của hai nhóm dê BB và RR qua từng tháng tuổi.
- Trọng lượng của hai nhóm dê lai SB và AB cao hơn hai nhóm dê lai SR và AR qua từng tháng tuổi và nhỏ nhất là trọng lượng của hai nhóm dê thuần BB và RR. Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ xương và tỷ lệ nội tạng tương đương giữa các nhóm dê.
- Tỷ lệ phối giống đậu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo ở các nhóm dê lai (56,25 – 58,82%) thấp hơn tỷ lệ phối giống đậu thai nhảy trực tiếp ở hai nhóm dê thuần (85,71 – 100%). Khả năng sinh sản tốt nhất là nhóm BB, kế đến là RR, tiếp theo là hai nhóm dê lai SB, AB và sau cùng là hai nhóm lai SR và AR
- Năng suất sữa và sản lượng sữa giữa các nhóm dê lai tương đương nhau, nhưng bước đầu cho thấy hai nhóm lai AB và SB có phần trội hơn hai nhóm AR và SR.
- Các nhóm dê lai SB, AB, SR và AR có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng không thua kém so với hai nhóm dê thuần BB và RR, được thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ nhiễm bệnh và các hằng số sinh lý (thân nhiệt, nhịp thở số lượng hồng cầu và bạch cầu) bình thường.
NGUYỄN HỮU HOÀI PHÚ
Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và phát triển của bê lai hướng thịt từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi tại Lâm Hà-Lâm Đồng
Growth and development of calf from birth to 18 months of age in Lam Ha district, Lam Dong province
Đề tài được tiến hành tại huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng , thời gian từ tháng 6/1999 đến 6/2001. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên
Kết quả thu được :
1/ Tỷ lệ thụ thai của gieo tinh nhân tạo tinh bò ngoại với bò nền lai Sind
- Giống Sind X Lai Sind : 80%
- Giống Brahman X Lai Sind : 60%
- Giống Simmental X Lai Sind : 70%
- Giống Charolais X Lai Sind : 70%
Số liều tinh sử dụng cho một lần thụ thai là 2 ống rạ
Tỷ lệ đực / cái của bê đẻ ra: 58,3% / 41,7%
Tỷ lệ nuôi sống của bê ở các nhóm giống:
- Giống lai Sind (đối chứng) : 75%
- Giống Brahman F1 : 85,72%
- Giống Simmental F1 : 100%
- Giống Charolais F1 : 85,72%
2/ Trọng lượng bê lúc 18 tháng tuổi (kg)
- Giống lai Sind (đối chứng) : 192,00
- Giống Brahman F1 : 195,00
-Giống Simmental F1 : 211,50
-Giống Charolais F1 : 227,70
3/ Tăng trọng tuyệt đối (gram/ ngày) của bê lai ngoại giai đoạn từ 12 đến 18 tháng tuổi :
- Giống lai Sind (đối chứng) : 262,0
- Giống Brahman F1 : 225,6
-Giống Simmental F1 : 336,1
-Giống Charolais F1 : 344,4
4/ Mức độ cải tiến về trọng lượng của bê lai ngoại so với bê lai Sind ở giai đoạn 18 tháng tuổi :
- Giống Brahman F1 : 1,6%
-Giống Simmental F1 : 10,2%
- Giống Charolais F1 : 18,6%
Tăng cao hơn so với bê lai Sind
Kết luận: Bê lai hướng thịt Charolais F1 và Simmental F1 từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi , có sức sinh trưởng và phát triển tốt hơn bê Brahman F1 và lai Sind cho mục đích sản xuất thịt tại Lâm hà , tỉnh Lâm đồng.
NGUYỄN THỊ LÊ
Xác định mức protein và lysine thích hợp trong khẩu phần gà thịt BT2
Determination of proper protein and lysine levels in ration for BT2 broiler
Đề tài được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bình Thắng và một hộ chăn nuôi tại ấp Bình Thắng, Bình An, Dĩ An, Bình Dương, từ tháng 2 năm 2000 đến tháng 2 năm 2001. Đây là thí nghiệm hai yếu tố, bố trí theo mẫu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần, mỗi lần 540 gà được chia thành 9 lô, các nghiệm thức được phân phối ngẫu nhiên vào các ngăn chuồng, mỗi ngăn 60 con, với 3 mức protein cho mỗi giai đoạn: 20,0; 18,5; 17,0 % cho giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi, 18,0; 16,5; 15,0 % cho giai đoạn 7 - 12 tuần tuổi và 3 mức lysine cho mỗi mức protein: 1,2; 1,1; 1,0 % cho giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi, 1,0; 0,9; 0,8% cho giai đoạn 7 - 12 tuần tuổi. Các axit amin thiết yếu như methionine, methionine + cystine, threonine được tính theo tỷ lệ phần trăm của lysine tương ứng là 45; 82; 73 % cho giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi và 38; 71; 80 % cho giai đoạn 7 - 12 tuần tuổi (NRC, 1994), nếu thiếu thì bổ sung bằng axit amin tổng hợp. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nuôi sống, chất lượng quày thịt (tỷ lệ thịt xẻ, thịt đuì, thịt ức ), thành phần hóa học cơ bản của thịt đùi, ức, đạm tổng số và đạm cặn trong huyết thanh gà khi kết thúc thí nghiệm và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các khẩu phần khác nhau. Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm minitab 12.
Kết quả cho thấy không có khác biệt rõ rệt về thể trọng của gà BT2 được nuôi với khẩu phần có mức protein cao với khẩu phần có mức protein trung bình (1950 g so với 1954 g, p> 0,05), nhưng thể trọng gà được nuôi với khẩu phần có mức protein thấp, thấp hơn đáng kể 11,3% (1950 g so với 1752 g p< 0,05) so với gà được nuôi với khẩu phần có mức protein cao và trung bình. Không có khác biệt về thể trọng (1958 g so với 1955 g, 1762 g so với 1745 g, p> 0,05) của gà ở các lô nuôi với khẩu phần có mức lysine khác nhau nhưng cùng mức protein cao (20,0, 18,0%) và thấp (17,0, 15,0%). Nhưng ở mức protein trung bình (18,5 %, 16,5 %), có sự khác biệt về thể trọng gà giữa lô có mức lysine cao và trung bình (1,2 %, 1,1 % và 1,0 %, 0,9 % ), với lô có mức lysine thấp (1,0 %, 0,8 %). Từ những kết quả trên cho thấy, tương ứng với giai đoạn 0 – 6 và 7 – 12 tuần tuổi, hàm lượng protein thích hợp cho gà thịt BT2 là 18,5 % và 16,5 %, lysine là 1,1 % và 0,9 %. Gà được nuôi với khẩu phần này có chất lượng thịt cao, hàm lượng đạm trong thịt cao, béo thấp (21,52 % CP, 1,56 % béo so với 20,49 % CP, 1,98 % béo ở thịt ức, 18,57 % CP, 2,6 % béo so với 17,72 % CP, 3,40 % béo ở thịt đùi), tiêu tốn thức ăn thấp (2,85 so với 3,15) khả năng sử dụng protein cao hơn thể hiện qua hàm lượng đạm cặn trong máu thấp hơn (0,00816 g % so với 0,01011 g %), mang lại hiệu quả kinh tế cao (chi phí thức ăn thấp 7601 đ/ kg tăng trọng so với 8087 đ/ kg tăng trọng).
PHẠM VĂN QUYẾN
Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của một số nhóm bò lai hướng thịt tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi Sông Bé
The growing and developing performance of some crossbred cattle for beef production purpose at Song Be Animal Husbandary Research and Experiment Centre
Đề tài được tiến hành tại xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, thời gian từ tháng 1 năm 1997 đến tháng 12 năm 2000. Bò lai F1 được tạo ra từ tinh của bò đực giống Charolais, Hereford (nhập từ Pháp) và Simmental (nhập từ Hungari) với bò cái nền lai Sind Việt Nam bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Các nhóm bò lai được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện theo phương thức nuôi dưỡng bán chăn thả. Thời gian thả từ 6 - 8 giờ/ngày, sau đó về chuồng có bổ sung thức ăn tinh (14% Protein và năng lượng trao đổi 2500 Kcal/kg) với mức: 0,1 kg/ con/ngày giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi; 0,5 – 0,6 kg/con/ngày giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi; 1,2 kg/con/ngày giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi và 1,8 kg/con/ngày giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi. Thức ăn thô xanh bổ sung là các loại cỏ trồng: Ruzi, Guinea, Andropogon, với mức: 2 – 3 kg/con/ngày ở giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi; 5 – 9 kg/con/ngày ở giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi; 14 - 25 kg/con/ngày ở giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi và 26 - 34 kg/con/ngày ở giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi.
Kết quả cho thấy:
- Tỷ lệ phối giống đậu thai của bò cái nền lai Sind ở lần phối thứ nhất bình quân đạt 63,75%, ở nhóm đực lai Sind nhảy trực tiếp đạt 75%, các nhóm khác phối bằng tinh cọng rạ đạt tỷ lệ từ 55% đến 65%. Tỷ lệ bò đẻ trên số bò đậu thai là 98,6%.
- Thời gian mang thai cuả bò cái nền biến động trong khoảng từ 276,24 đến 278,12 ngày và giữa các nhóm phối với tinh bò ngoại khác nhau không có ý nghĩa.
- Về màu sắc bê lai: Bê lai F1 Charolais, lông chủ yếu là màu trắng ngà vàng chiếm tới 92%, một số có màu trắng bạc (8%). Bê lai F1 Hereford đa số có lông màu đỏ nâu hoặc vàng nhạt xen lẫn những mảng lông trắng, chiếm 78%; số còn lại (28%) có lông màu đen vằn lẫn vàng nhạt và những mảng lông trắng ở trán, yếm, bụng và đuôi. Bê lai Simmental, lông màu cánh gián, nâu sậm chiếm đa số (84%), màu vàng nâu chiếm 16%.
- Tầm vóc của bê lai F1 Charolais và bê F1 Hereford cao hơn so với bê lai Simmental và lai Sind trong suốt giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi.
- Trọng lượng ở các mốc tuổi bê lai Charolais đạt cao nhất, kế đến là bê lai Hereford và lai Simmental, thấp nhất là bê lai Sind. Ở thời diểm 18 tháng tuổi trọng lượng cuả bê lai Charolais, lai Hereford và lai Simmental cao hơn so với bê lai Sind lần lượt là: 50,27%; 41,91% và 7,19%.
- Tỷ lệ nuôi sống bê lai từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi từ 88,24% đến 94,12%, bình quân đạt 90,14%.
- Tỷ lệ nhiễm ve giữa các nhóm bê lai giai đoạn 0 – 18 tháng tuổi từ 30% đến 42%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là nhóm bê lai Hereford: 41,46%, kế đến nhóm bê lai Charolais: 39,02%; nhóm bê lai Simmental: 35% và thấp nhất là nhóm bê lai Sind 30,43%. Số ve bình quân trên một bê là 29 ve/bê.
- Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột của các nhóm bê lai giai đoạn 0 – 18 tháng tuổi, cao nhất đối với giun đũa (21,74 –34,15%), giun xoăn (27,5 – 34,15%) và cầu trùng (26,83 – 31,71%).
- Nhóm bò lai Charolais có tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và diện tích thăn thịt cao nhất, kế đến là bò lai Hereford, lai Simmental và thấp nhất là lai Sind. Ở 18 tháng tuổi tỷ lệ thịt xẻ của bò lai Charolais đạt 56,32%, bò lai Hereford: 54,74%, bò lai Simmental: 48,28% và bò lai Sind là 44,62%. Tỷ lệ thịt tinh tương ứng của các nhóm là 44,83%; 43,23%; 38,40% và 35,60%.
- Thành phần hóa học của thịt bò không có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm bò lai. Tỷ lệ nước từ 77,21% đến 78,10%. Tỷ lệ protein từ 20% đến 20,35%, lipid từ 0,70% đến 0,85%.
CHẾ QUANG TUYếN
“Sử dụng heo đực giống ngoại được chọn lọc qua kiểm tra năng suất cá thể để cải thiện năng suất, chất lượng đàn heo ở huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp”
Đề tài đã được triển khai từ tháng 5 năm 1998 đến tháng 5 năm 2000 tại huyện Cao lãnh tỉnh Đồng Tháp, gồm ba nội dung chính:
Chọn lọc qua kiểm tra năng suất cá thể của 3 giống đực ngoại thuần: Yorkshire, Duroc, Landrace và đực lai Landrace xYorkshire (LY); Xây dựng trạm thụ tinh nhân tạo để quản lý, nuôi dưỡng và sản xuất tinh của 10 heo đực giống được chọn lọc nhằm cung cấp tinh và triển khai phối giống cho đàn heo nái địa phương thông qua màng lưới dẫn tinh viên; Chọn lọc cái hậu bị từ các đàn nái được phối giống với đực chọn lọc nhằm thay thế dần đàn nái địa phương bằng nái có chất lượng tốt hơn..
Kết quả phân tích cho thấy đàn heo đực được chọn lọc qua KTNSCT có chỉ số chọn lọc I > 100 (biến thiên từ 108 đến 121), đặc biệt một số heo có độ dày mỡ lưng nhỏ hơn 10 mm. Sau 2 năm sản xuất, đàn heo đực có chất lượng tinh tốt, ổn định với VAC bình quân đạt trên 30 tỷ/ lần xuất tinh và đã cung cấp cho mạng lưới TTNT trên 15.000 liều tinh với VAC = 3 tỷ tinh trùng tiến thẳng / liều.
đàn heo nái được phôi (TTNT) với tinh của đưc giống chọn lọc có tỷ lệ thụ thai bình quân 2 năm là 75%, với số con sơ sinh bình quân /ô đạt 10,2 con.
heo thỊt củ heo đực chọn lọc sử dụng trong đề tài có chất lượng tốt hơn so với heo thịt củ heo đực đỊa phươngửơ một số chỉ tiêu sau:
+ chỈ tiêu tăng trọng của heo thịt của heo đực chọn lọc đạt 588 g / ngày, cao hơn heo thỊt của heo đực của địa phương 21 g /ngày, tăng hơn 3,7 % ( p < 0,05 )
+ chỈ tiêu dày mỡ lưng bình quân của heo thịt của heo đực chọn lọc đạt 17,0 mm, mỎng hơn 3,1 mm, giẢm tương đương 15,4 % so với dày mỡ lưng heo thỊt củ đực đỊa phương (p < 0,05).
+ tỷ lệ thịt xẻ đạt 73,5 % , cao hơn 2,8 % so với vcùng chỈ tiêu này củ heo đực đỊa phương.
+ Tỷ lệ thịt nạc heo thịt của heo đực TTNT đạt 49,2%, cao hơn 4,7 % so với heo thịt của heo đực của địa phương.
Heo cái hậu bị chọn từ các đàn nái được phối với đực chọn lọc phát triển tốt, một số đã tham gia sinh sản. Tuổi lên giống lần đầu bình quân của số hậu bị này là 225 ngày, và tuổi đẻ lứa 1 bình quân là 364 ngày, với số con sơ sinh sống bình quân/ổ ở lứa đẻ đầu là 9,7 con.
BÙI THị KIM DUNG
Khảo sát ảnh hưởng các nguyên liệu giàu xơ cám mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì lên một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái”
Đề tài được tiến hành tại Xí Nghiệp Lợn Giống Đông Á, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, từ tháng 4/2003 đến tháng 10/2003.
Thí nghiệm gồm 36 heo nái hậu bị mang thai 21 ngày thuộc giống Yorkshire x Landrace được phân bố ngẫu nhiên vào 4 lô đồng đều về giống và đực phối (9 heo nái cho mỗi lô). Lô I: khẩu phần đối chứng thấp xơ. Lô II: khẩu phần có sử dụng 23% cám mỳ. Lô III: khẩu phần có sử dụng 11,5% vỏ đậu nành. Lô IV: khẩu phần có sử dụng 25% lá khoai mì.
Kết quả giai đoạn mang thai tăng trọng ở các lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng không đáng kể (tăng trọng ở lô I, II, III và lô IV lần lượt là 40,8kg; 40,4kg; 39,6kg và 40,0kg)(p>0,05), tuy nhiên giảm trọng giai đoạn nuôi con thấp hơn lô đối chứng (giảm trọng ở lô I, II, III và IV lần lượt là 17kg; 17,1kg; 15,9kg và 16,6kg)(p>0,05). Thời gian sinh của heo nái ở lô ăn thức ăn thí nghiệm đều ngắn hơn so với lô I từ 0,25 giờ đến 1,22 giờ (p>0,05). Sản lượng sữa bình quân của nhóm heo nái ở lô IV cao nhất 124 kg; ở các lô I, II và III lần lượt là 99kg; 102kg và 114kg (p<0,05). Số heo con sơ sinh sống trên ổ ở lô I, II, III và IV lần lượt là 9,2; 9,0; 9,6 và 10,1 con (p>0,05). Các khẩu phần thí nghiệm đã cải thiện số heo con nuôi sống đến cai sữa, ở các lô II, III và IV đều cao hơn lô I lần lượt là 0,2 con/ổ; 0,4 con/ổ và 1,1 con/ổ (p>0,05). Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa cao hơn ở các lô thí nghiệm do sản lượng sữa cao hơn, ở lô I; II; III và IV lần lượt là 44,9 kg; 45,6kg; 49,5kg và 52,7kg (p>0,05). Do ảnh hưởng của thức ăn nhiều xơ, tỉ lệ tiêu hóa protein đã có khuynh hướng giảm so với lô đối chứng (p>0,05), kết quả ở các lô I đến IV lần lượt là 80,8% 76,5%; 78,4% và 75,4% (p>0,05). Hiệu quả kinh tế ở lô II; III và lô IV cao hơn so với lô I lần lượt là 4,8%; 16% và 28,8%. Như vậy, có thể cho heo nái mang thai ăn khẩu phần với các nguồn chất xơ khác nhau như cám mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì không làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở lứa một.
ĐỖ HỮU PHƯƠNG
“Ảnh hưởng của việc bổ sung men porzyme 9302 vào các khẩm phần có tỷ lệ cám gạo khác nhau đến năng xuất heo thịt”
Thí nghiệm đã tiến hành trên 315 heo lai thương phẩm (Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain) lúc 8 tuần tuổi, trọng lượng trung bình đạt 23kg. Heo thí nghiệm được chia đều thành 9 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Thiết kế thí nghiệm theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 yếu tố thí nghiệm là cám gạo (3 mức độ – 8, 16, 24% và 25, 35, 45% tương ứng cho 2 giai đoạn 20 – 50kg và 50 – 100kg) và men Porzyme 9302 (3 mức độ – 0, 0,05 và 0,1%). Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung men Porzyme 9302 đã cải thiện tăng trọng 3,52 – 5,93%, giảm tiêu tốn thức ăn 3,70 – 7,41%, giảm chi phí thức ăn 3,47 – 6.95% so với không bổ sung Porzyme 9302. Tỷ lệ sử dụng cám gạo tốt nhất là 8 – 16% đối với giai đoạn heo 20 – 50kg, 25% cám gạo đối với giai đoạn heo 50 – 100kg. Sử dụng cám gạo tỷ lệ cao 24% trong giai đoạn heo 20 – 50kg, trên 35% cho giai đoạn 50 – 100kg sẽ giảm tăng trọng. Khẩu phần 25% cám gạo có bổ sung 0,1% Porzyme 9302 mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp tiết kiệm 10,62% chi phí thức ăn so với trung bình chung của toàn thí nghiệm. Mức sử dụng 45% cám gạo có hiệu quả kinh tế không cao dù cho có hay không có bổ sung Porzyme 9302. Bổ sung men tiêu hóa Porzyme 9302 cải thiện độ đồng đều của heo thí nghiệm, độ biến thiên trọng lượng xuất chuồng trong khoảng 2,55 – 3,87% so với không bổ sung Porzyme 9302 là 6,92%. Yếu tố cám gạo có ảnh hưởng đến độ dày mỡ lưng của heo thí nghiệm. Độ dày mỡ lưng của heo đo được từ các nghiệm thức có mức cám gạo cao là 12,91mm, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức có mức cám thấp. Bổ sung Porzyme 9302 giúp cải thiện độ dày mỡ lưng 1,05 – 3,16% so với các nghiệm thức không có bổ sung Porzyme 9302. Tuy nhiên những khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các ghi nhận từ kết quả thí nghiệm không thấy ảnh hưởng sai biệt thống kê của các yếu tố Porzyme 9302 và cám gạo trên các chỉ tiêu mổ khảo sát. Không có sự tương tác giữa hai yếu tố thí nghiệm lên các chỉ tiêu theo dõi. Bổ sung 0,05% Porzyme 9302 vào khẩu phần 45% cám không cải thiện được hiệu quả kinh tế. Với khẩu phần nhiều cám gạo (45%) thì mức bổ sung 0,1% Porzyme 9302 là hợp lý. Nghiệm thức 3 (8 - 25% cám, 0,1% Porzyme 9302) cho mức lợi nhuận cao nhất.
NGUYỄN HỮU DUỆ
“Ảnh hưởng của nước cất và kháng sinh trong môi trường pha tinh lên sức sống và khả năng gây thụ thai của tinh trùng heo”
Đề tài được thực hiện tại một xí nghiệp chăn nuôi heo nằm trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian tiến hành từ tháng 06/2003 đến tháng 11/2003.
Thí nghiệm được bố trí qua 6 lô môi trường pha tinh heo với 2 yếu tố:
(1) Nước cất: nước cất 1 lần và nước cất 2 lần.
(2) Kháng sinh: tetracyclin (liều 0,05 g/1lít môi trường), penicillin+streptomycin (liều 500.000 đơn vị + 0,50 g/1lít môi trường) và gentamycin (liều 0,20 g/1lít môi trường).
Kết quả thực hiện đề tài cho thấy:
(1) Chất lượng tinh nguyên của 8 heo đực trong thí nghiệm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Nhà nước, đặc biệt mức độ nhiễm vi khuẩn trong tinh rất thấp.
(2) Kết quả kháng sinh đồ cho thấy gentamycin còn tác dụng kháng khuẩn tốt hơn penicillin, streptomycin và tetracyclin.
(3) Chất lượng nước cất 1 lần thông qua các chỉ tiêu như độ dẫn điện, pH, chất rắn tổng số, chất rắn hòa tan, tổng số vi khuẩn hiếu khí đều có khuynh hướng không tốt cho tinh trùng so với nước cất 2 lần, nhất là ở độ dẫn điện và pH (P<0,001).
(4) Hai loại nước cất không ảnh hưởng tới mức độ nhiễm vi khuẩn hiếu khí trong tinh pha cũng như không ảnh hưởng đến tác dụng của các loại kháng sinh sử dụng trong môi trường pha tinh.
(5) Nếu bảo quản trong 24 giờ, tinh pha với nước cất 1 lần hoặc nước cất 2 lần không khác biệt nhau và vẫn đảm bảo chất lượng để phối cho heo nái.
Hai loại nước cất tác động khác biệt nhau rõ rệt đến chất lượng của tinh trùng sau 48 giờ và 72 giờ bảo quản (P<0,05). Sử dụng nước cất 2 lần mới đảm bảo chất lượng tinh pha để phối cho heo nái qua 48 giờ bảo quản.
(6) Ba loại kháng sinh trong môi trường pha tinh đã có tác động khác nhau rõ rệt đến số lượng vi khuẩn hiếu khí vấy nhiễm trong tinh (P<0,05). Gentamycin có tác dụng tốt hơn penicillin+streptomycin và kém hơn cả là tetracyclin.
(7) Không phát hiện ra sự hiện diện của vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis trong tinh pha qua 3 đợt khảo sát ở cả 6 lô thí nghiệm và qua bảo quản 72 giờ (trên 216 mẫu kiểm tra).
(8) Tinh pha với 3 loại kháng sinh qua suốt thời gian bảo quản 72 giờ không gây ảnh hưởng khác biệt lên hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ sống và tỷ lệ còn nguyên acrosom của tinh trùng.
(9) Trong điều kiện của thí nghiệm này, tinh pha của 6 lô thí nghiệm được sử dụng ngay sau khi khai thác để phối cho 126 heo nái thì chất lượng nước và loại kháng sinh không ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng gây thụ thai của tinh trùng. Tỷ lệ đậu thai lúc 21 ngày (90,48%), tỷ lệ đẻ (76,98%), số heo con đẻ ra/ổ (10,92 con), số heo con sơ sinh còn sống/ổ (10,08 con), trọng lượng heo sơ sinh bình quân (1,49kg/con) ở 6 lô thí nghiệm khá phù hợp với kết quả sản xuất của Xí nghiệp và có thể được đánh giá là khá tốt.
NGUYỄN TẤT THẮNG
“Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh tiêu chảy và kích thích tăng trưởng heo con sau cai sữa”
Đề tài được tiến hành tại Trại chăn nuôi Thống Nhất, Thái Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2003. Mục đích đánh giá tác dụng của một số chế phẩm thảo dược được bào chế từ các loại thảo mộc có sẵn ở nước ta trong việc phòng bệnh tiêu chảy và kích thích tăng trưởng heo con sau cai sữa, từng bước tiến tới thay thế việc sử dụng kháng sinh tổng hợp trong thức ăn cho heo, nhằm hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh và tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm.
1. Xác định liều lượng thích hợp chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” trên heo con sau cai sữa
Thí nghiệm gồm 5 lô: đối chứng, bổ sung chế phẩm “R” với các tỷ lệ 0,20% - 0,25% - 0,30% - 0,35%. Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 5 lần, mỗi lần 10 con. Tổng số heo của thí nghiệm này là 250 con (5lô x 5 lần x 10 con).
Kết quả cho thấy bổ sung chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” được bào chế từ cây vàng đắng, cỏ sữa lá lớn, tô mộc, vỏ măng cụt, với tỷ lệ 0,30% trong thức ăn cho heo con sau cai sữa đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy 45,87%, cải thiện 10,31% tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm 10,60%, chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giảm 9,94% so với không bổ sung.
2. Xác định liều lượng thích hợp chế phẩm thảo dược kích thích tăng trưởng “T” trên heo con sau cai sữa
Thí nghiệm gồm 5 lô: đối chứng, bổ sung chế phẩm với các tỷ lệ 0,15% - 20% - 0,25% - 0,30%. Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 5 lần, mỗi lần 10 con. Tổng số heo cần cho thí nghiệm này là 250 con (5 lô x 5 lần x 10 con).
Kết quả cho thấy bổ sung chế phẩm thảo dược kích thích tăng trưởng “T” được bào chế từ cây nghệ, trần bì, thần khúc, mật động vật, với tỷ lệ 0,20% trong thức ăn cho heo con sau cai sữa đã có tác dụng cải thiện 8,83% tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm 7,19%, chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giảm 6,23%, tỷ lệ tiêu chảy giảm 19,71% so với không bổ sung.
3. Xác định ảnh hưởng của đồng thời hai loại thảo dược phòng ngừa tiêu chảy “R” và kích thích tăng trưởng “T” trên heo con sau cai sữa
Thí nghiệm gồm 5 lô: đối chứng, bổ sung 100 ppm colistin, bổ sung 0,30% chế phẩm phòng bệnh đường ruột “R”, bổ sung 0,20% chế phẩm kích thích tăng trưởng “T” và bổ sung kết hợp cả hai loại chế phẩm (0,30% R + 0,20% T). Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 5 lần, mỗi lần 10 con. Tổng số heo cần cho thí nghiệm này là 250 con (5 lô x 5 lần x 10 con).
Kết quả cho thấy bổ sung hai loại chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” (tỷ lệ 0,30%) và chế phẩm kích thích tăng trưởng “T” (tỷ lệ 0,20%) trong thức ăn cho heo con sau cai sữa đã có tác dụng cải thiện 13,41% tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm 12,42%, chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giảm 11,04%, tỷ lệ tiêu chảy giảm 45,18% so với không bổ sung.
Có thể sử dụng kết hợp chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy (tỷ lệ 0,30%) và chế phẩm thảo dược kích thích tăng trưởng (tỷ lệ 0,20%) thay thế cho việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn cho heo con sau cai sữa.
PROM DON
“Thăm dò một số công thức lai tạo gà thả vườn thương phẩm”
Mục đích của đề tài là nghiên cứu một số công thức lai để sản xuất gà thịt thả vườn thương phẩm. Hai thí nghiệm được tiến hành tại trung tâm thực nghiệm đại học Nông Lâm TP.HCM từ tháng 6/2002 đến tháng 10/2003. Các công thức lai tạo như sau: nhóm I (trống Tam Hoàng mái Tàu Vàng), nhóm II (trống Lương Phượng mái Tàu Vàng) và nhóm III (trống Tàu Vàng mái Tàu Vàng) với tỷ lệ trống mái là 1:10 ở tất cả các công thức lai. Thí nghiệm được tiến hành qua hai đợt, đợt I có 60 mái 41 tuần tuổi và 111 gà con một ngày tuổi được theo dõi để khảo sát tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở và khả năng sinh trưởng của gà con và đợt II có 60 mái 34 tuần tuổi và 275 gà con một ngày tuổi.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ ấp nở từ công thức lai II (80,12-87,84%) cao hơn 2 công thức lai còn lại. Ở 12 tuần tuổi, trọng lượng bình quân của gà trống (1825 g/con) và gà mái (1425 g/con) từ công thức lai II cũng cao hơn một cách có ý nghĩa so với trọng lượng gà trống và mái từ công thức lai I và III. Tương tự hiệu quả sử dụng thức ăn từ công thức lai giữa trống Lương Phượng với mái Tàu Vàng cũng cho kết quả tốt nhất, chẳng hạn hệ số chuyển hóa thức ăn của gà trống và gà mái lần lượt là 2,31 và 2,90.
Trong suốt giai đoạn thí nghiệm, tỷ lệ nuôi sống gà sinh trưởng tương đối cao ở tất cả các công thức lai. Ngoài ra, khi giết mổ ở 12 tuần tuổi thì gà trống và gà mái từ công thức lai II cũng cho tỷ lệ quày thịt tốt hơn, cụ thể là 66,07% đối với con trống và 63,78% đối với con mái.
TĂNG TRÍ HƯNG
“ Bước đầu chọn lọc và phân nhóm giống gà ác từ hai nguồn Tp. Hồ Chí Minh và Long An “
Đề tài được tiến hành tại Xí nghiệp gà Tam Bình – Công ty gia cầm thành phố, thời gian từ 01/1998 đến 6/ 2001. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên.
Gà được mua về từ 2 nguồn: thành phố Hồ Chí Minh và Long An, được nuôi ở 2 dãy liền nhau với cùng điều kiện tiểu khí hậu cũng như nuôi dưỡng và chăm sóc. Gà được theo dõi từ thế hệ nguồn (đàn cơ bản) cho đến thế hệ thứ 1 và thứ 2 dưới 2 hình thức đàn lớn (quần thể) và ô gia đình (thế hệ 1), nhóm gia đình (thế hệ 2).
Theo dõi kết quả chọn lọc và nhân giống gà Ác qua 3 thế hệ, khởi đầu là đàn gà lai tạp từ 2 nguồn thành phố Hồ Chí Minh và Long An gọi là đàn cơ bản cho đến thế hệ 1 và 2, đã có một số kết luận sau :
- Công tác chọn lọc trên các tiêu chuẩn về giống gà Ác do công ty đưa ra cũng như các mục tiêu của đề tài đã thực hiện được.
- Tỉ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị đã có cải thiện, trung bình đạt 95%.
- Trọng lượng đàn gà tương đối ổn định qua các thế hệ và có xu hướng tăng. Trong đó nhóm có lông chân có tốc độ tăng trọng thấp hơn nhóm không có lông chân. Trung bình gà mái lên đẻ đạt 700 – 720g, gà trống đạt 900 – 1000g.
- Tỉ lệ đẻ có xu hướng tăng lên nhưng rất ít và chưa có ý nghĩa, trung bình cả đời đạt 22- 23%.
- Tỉ lệ nở có sự cải thiện rõ rệt, trung bình cả đời đạt 75%.
- Tỉ lệ phân ly giảm đáng kể với sự khác biệt có ý nghĩa p < 0,05 đã cho thấy công tác chọn lọc và thuần chủng có kết quả và ngày càng hoàn thiện.
- Số gà con sản xuất /mái gia tăng đáng kể, trung bình cả đời đạt 50 –52 con/mái.
- So sánh giữa 2 nguồn: nhìn chung không có sự khác biệt nhiều về các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản, năng suất.
- Đối với tính trạng lông chân thì bước đầu cho thấy nhóm không có lông chân có các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản có cao hơn nhóm có lông chân nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa. Tuy nhiên, nhóm không có lông chân có sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ phân ly gà con có lông chân (chiếm khoảng 20 –30% số gà con nở ra).
TRẦN THỊ THU THỦY
“Khảo sát tác dụng thay thế kháng sinh của probiotics trong phòng ngừa tiêu chảy do E. coli trên heo con”
Đề tài được tiến hành tại 2 xí nghiệp chăn nuôi heo khu vực TP.HCM từ tháng 4/ 2002 – 7/ 2003 với 3 nội dung:
1) Khảo sát tình hình tiêu chảy trên 1154 heo con theo mẹ, 332 heo con sau cai sữa, khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong phòng – trị tiêu chảy tại 2 xí nghiệp chăn nuôi heo và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli qua xét nghiệm kháng sinh đồ trên 80 mẫu phân heo tiêu chảy.
2) Xác định liều probiotics thông qua việc sử dụng chế phẩm Organic Green với thành phần chứa 400 tỉ CFU/Kg các vi sinh vật có lợi gồm Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae và Aspergillus oryzea trong phòng ngừa tiêu chảy do E. coli với 4 mức 0; 0,04; 0,08 và 0,12 tỉ CFU/KgP trên 40 bầy heo con theo mẹ với 2 lần lặp lại; và 4 mức 0; 0,4; 0,8 và 1,2 tỉ CFU/KgTA trên 200 heo con sau cai sữa cũng với 2 lần lặp lại.
3) So sánh tác dụng phòng ngừa tiêu chảy của probiotics (với liều đã xác định ở các thí nghiệm trên) với các kháng sinh nhạy cảm với E. coli gây tiêu chảy: giai đoạn theo mẹ là gentamycin và cephalexin (lần 1), norfloxacin và colistin (lần 2) trên 40 bầy heo con của mỗi lần lặp lại; giai đoạn sau cai sữa là gentamycin và cephalexin trên 160 heo con sau cai sữa với 2 lần lặp lại.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
1) Tình hình tiêu chảy tại 2 xí nghiệp xảy ra với tỉ lệ khá cao, thay đổi từ 3,33 – 19,74% trên heo con theo mẹ và từ 4,87 – 9,74% trên heo con sau cai sữa. Cả 2 xí nghiệp đều sử dụng nhiều loại kháng sinh như colistin, tetracycline, thiamphenicol, tylosin, gentamycin, flumequine, enrofloxacin và norfloxacin để phòng ngừa hoặc điều trị tiêu chảy, từ đó gây nên sự đề kháng của vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy với phần lớn các kháng sinh. Trong 13 loại kháng sinh thực hiện kháng sinh đồ, E. coli chỉ còn nhạy cảm với cephalexin, gentamycin, colistin và norfloxacin với tỉ lệ khá thấp (35 – 50%).
2) Bổ sung probiotics với liều 0,12 tỉ CFU/KgP trên heo con giai đoạn theo mẹ và 1,2 tỉ CFU/KgTA trên heo con giai đoạn sau cai sữa mang lại hiệu quả cao nhất trong việc làm giảm số lượng vi khuẩn E. coli trong phân heo con, giảm tỉ lệ tiêu chảy và cải thiện tăng trọng.
3) Probiotics với liều trên đây đã có tác dụng ngang bằng với kháng sinh gentamycin, cephalexin, colistin, norfloxacin (giai đoạn theo mẹ) gentamycin, cephalexin (giai đoạn sau cai sữa) trong việc kiểm soát bệnh tiêu chảy trên heo con, đồng thời có hiệu quả tương đương hoặc cao hơn các loại kháng sinh trên trong việc nâng cao khả năng tăng trọng trên heo con.
VŨ THỊ LAN PHƯƠNG
“Xác định tỷ lệ lysine / năng lượng thích hợp cho heo sinh trưởng và heo vỗ béo giống Yorkshire.”
Đề tài được tiến hành từ tháng 12- 2000 đến tháng tháng 8 – 2001 tại trại thực nghiệm Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bình Thắng, Viện Khoa học Nông nghiệp Miền nam.
Mục tiêu của đề tài : Xác định tỷ lệ lysine / năng lượng tối ưu cho heo sinh trưởng và heo thịt giống Yorkshire (con lai giữa Yorkshire Úc và Yorkshire Việt nam) nhằm đạt tăng trọng cao, tỷ lệ nạc cao và hiệu quả kinh tế cao.
Đề tài được lặp lại 3 lần. Mỗi lần có 36 con heo thịt giống Yorkshire Việt – Úc (trọng lượng ban đầu trung bình từ 24 – 25,83 kg). Gồm 18 con đực và 18 con cái. Heo được chia đều cho 9 lô đồng đều về giới tính, tuổi và trọng lượng ban đầu.
Mẫu thí nghiệm là mẫu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố với 3 mức lysine: 0,55 ; 0,65 ; 0,75 (g / MJDE) trong giai đoạn đầu và 0,45 ; 0,55 ; 0,65 (g / MJDE) giai đoạn cuối, và 3 mức năng lượng : 12,5 ; 13,5 ; 14,4 (MJDE/ kg tă) giai đoạn đầu và 11,5 ; 12,5 ; 13,5 MJ DE / kg tă giai đoạn cuối. Gồm 9 nghiệm thức (NT) như sau:
NT 1: 0,55 –0,45 g lysine / MJDE ; năng lượng: 12,5 – 11,5 MJDE / kg tă
NT 2: 0,65 – 0,55 g lysine / MJDE ; năng lượng:12,5 – 11,5 MJDE / kg tă
NT 3: 0,75 – 0,65 g lysine / MJDE ; năng lượng:12,5 – 11,5 MJDE / kg tă
NT 4: 0,55 – 0,45 g lysine / MJDE ; năng lượng:13,5 – 12,5 MJDE / kg tă
NT 5: 0,65 – 0,55 g lysine / MJDE ; năng lượng:13,5 – 12,5 MJDE / kgtă
NT 6: 0,75 – 0,65 g lysine / MJ DE; năng lượng: 13,5 – 12,5 MJ DE/kg tă
NT 7: 0,55 – 0,45 g lysine / MJ DE; năng lượng: 14,4 – 13,5 MJ DE/ kg tă
NT 8: 0,65 – 0,55 g lysine / MJ DE ; năng lượng: 14,4 – 13,5 MJ DE / kg tă
NT 9: 0,75 – 0,65 g lysine / MJ DE ; năng lượng: 14,4 – 13,5 MJ DE / kg tă
Kết quả khảo sát cho thấy:
1. Khẩu phần có lysine 0,65 g / MJ DE trong giai đoạn đầu đạt năng suất và hiệu quả cao hơn các mức 0,55 và 0,75 g / MJ DE.
2. Khẩu phần có mức năng lượng 13,5 MJ DE đạt năng xuất cao nhất trong cả 2 giai đoạn nuôi heo vỗ béo từ 0 – 16 tuần với trọng lượng ban đầu từ 24-2 6 kg.
3. Tỷ lệ thịt xẻ tốt nhất ở mức năng lượng 2 (13,5 – 12,5 MJ DE / kg thức ăn) và mức lysine 2 (0,65 – 0,55 g / MJ DE).
4. Tỷ lệ lysine / năng lượng thích hợp nhất cho heo sinh trưởng và heo vỗ béo là mức lysine 2 (0,65 – 0,55 g / MJ DE) / năng lượng 2 (13,5 – 12,5 MJ DE / kg tă). Đã cho năng suất chăn nuôi cao, chất lượng thịt xẻ tốt tốt nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất, vượt qua các tỷ lệ khác từ 5,56 – 32,74% tiền lời từ tăng trọng.
VƯƠNG NAM TRUNG
" Xác định mật độ năng lượng, axít amin thích hợp và mức thay thế hợp lý bột cặn sữa trong khẩu phần heo con theo mẹ"
Đề tài được tiến hành tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng hiệp từ 20/10/2002 đến 20/2/2003 và gồm 2 thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Xác định mật độ năng lượng, axít amin thích hợp trong khẩu phần.
Bảy hai heo nái, mỗi nái gồm 10 heo con 1 ngày tuổi được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên vào 9 lô, mỗi lô 8 nái. Thí nghiệm gồm 2 yếu tố, 3 mức năng lượng (3200; 3300; 3400 kcal ME /kg tă), 3 mức axít amin (4,5; 5,0; 5,5 mg lysine /kcal ME). Các axít amin khác như methionine, methionine+cystine, threonine được tính tương đối theo lysine tương ứng là 40; 57 và 63%. Heo nái giữa các lô thí nghiệm bảo đảm tính đồng đều về giống, lứa đẻ, số heo con/ổ, heo nọc và năng xuất sinh sản lứa trước. Heo con được ăn thức ăn thí nghiệm từ lúc 10 ngày đến 28 ngày tuổi. Kết quả thu được cho thấy thức ăn chứa 3300 kcal ME/kg; 5,0 mg lysine; 2,0 mg methionine; 2.85 mg methionine+cystine; 3,15 mg threonine /kcal ME hoặc khẩu phần chứa 1,65% lysine; 0,66% methionine; 0,94% methionine+cystine; 1,04% threonine là thích hợp nhất cho heo con theo mẹ.
Thí nghiệm 2: Xác định mức thay thế bột cặn sữa hợp lý trong khẩu phần.
Bốn tám heo nái được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên vào 6 lô, mỗi lô 8 nái theo thiết kế sau: lô 1: đối chứng, trong khẩu phần có 25% bột cặn sữa; ở lô 2, lô 3, lô 4, lô 5 và lô 6 lần lượt thay thế 20, 40, 60, 80 và 100% bột cặn sữa bằng đường lactose. Heo nái giữa các lô thí nghiệm bảo đảm tính đồng đều như thí nghiệm 1. Heo con được ăn thức ăn thí nghiệm từ lúc 7 ngày đến 28 ngày tuổi.
Kết quả thí nghiệm cho thấy thay thế 40% bột cặn sữa bằng lactose không làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu sản xuất của heo nhưng đã cải thiện 2,71% chi phí tiền thức ăn /kg tăng trọng.
Bùi Thị Kim Dung
“ Khảo sát ảnh hưởng các nguyên liệu giàu xơ cám mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì lên một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái”
Đề tài được tiến hành tại Xí Nghiệp Lợn Giống Đông Á, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, từ tháng 4/2003 đến tháng 10/2003.
36 heo nái hậu bị mang thai 21 ngày thuộc giống Yorkshire x Landrace được phân bố ngẫu nhiên vào 4 lô đồng đều về giống và đực phối (9 heo nái cho mỗi lô). Lô I: khẩu phần đối chứng thấp xơ. Lô II: khẩu phần có sử dụng 23% cám mỳ. Lô III: khẩu phần có sử dụng 11,5% vỏ đậu nành. Lô IV: khẩu phần có sử dụng 25% lá khoai mì.
Kết quả giai đoạn mang thai tăng trọng ở các lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng không đáng kể (tăng trọng ở lô I, II, III và lô IV lần lượt là 40,8kg; 40,4kg; 39,6kg và 40,0kg)(p>0,05), tuy nhiên giảm trọng giai đoạn nuôi con thấp hơn lô đối chứng (giảm trọng ở lô I, II, III và IV lần lượt là 17kg; 17,1kg; 15,9kg và 16,6kg)(p>0,05). Thời gian sinh của heo nái ở lô ăn thức ăn thí nghiệm đều ngắn hơn so với lô I từ 0,25 giờ đến 1,22 giờ (p>0,05). Sản lượng sữa bình quân của nhóm heo nái ở lô IV cao nhất 124 kg; ở các lô I, II và III lần lượt là 99kg; 102kg và 114kg (p<0,05). Số heo con sơ sinh sống trên ổ ở lô I, II, III và IV lần lượt là 9,2; 9,0; 9,6 và 10,1 con (p>0,05). Các khẩu phần thí nghiệm đã cải thiện số heo con nuôi sống đến cai sữa, ở các lô II, III và IV đều cao hơn lô I lần lượt là 0,2 con/ổ; 0,4 con/ổ và 1,1 con/ổ (p>0,05). Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa cao hơn ở các lô thí nghiệm do sản lượng sữa cao hơn, ở lô I; II; III và IV lần lượt là 44,9 kg; 45,6kg; 49,5kg và 52,7kg (p>0,05). Do ảnh hưởng của thức ăn nhiều xơ, tỉ lệ tiêu hóa protein đã có khuynh hướng giảm so với lô đối chứng (p>0,05), kết quả ở các lô I đến IV lần lượt là 80,8% 76,5%; 78,4% và 75,4% (p>0,05). Hiệu quả kinh tế ở lô II; III và lô IV cao hơn so với lô I lần lượt là 4,8%; 16% và 28,8%. Như vậy, có thể cho heo nái mang thai ăn khẩu phần với các nguồn chất xơ khác nhau như cám mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì không làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở lứa một.
Đặng Minh Phước
“So sánh hiệu quả sử dụng các chế phẩm axít hữu cơ lên sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa”
Đề tài được tiến hành tại ba trại heo trực thuộc Công ty Chăn nuôi Tiền Giang từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 7 năm 2005. Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác dụng của một số chế phẩm axít hữu cơ lên sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa, từng bước tiến tới thay thế việc sử dụng kháng sinh tổng hợp trong khẩu phần thức ăn cho heo, nhằm hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh và tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi.
1. Xác định giá trị đệm của thức ăn và khảo sát liều sử dụng axít hữu cơ
Thí nghiệm gồm 4 lô: đối chứng, bổ sung chế phẩm axít hữu cơ “A” với các tỷ lệ 0,3% - 0,4% - 0,5%. Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần 10 con. Tổng số heo của thí nghiệm này là 120 con (4 lô x 3 lần x 10 con).
Kết quả cho thấy bổ sung chế phẩm axít hữu cơ “A” với mục đích kích thích tăng trưởng và phòng bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa với tỷ lệ sử dụng từ 0,3% đến 0,5% đều cho kết quả tương đương nhau. Việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ “A” vào thức ăn với các tỷ lệ khác nhau đã có tác dụng cải thiện khả năng tăng trọng từ 4,75% đến 10,29%, làm giảm 33,78% đến 49,23% tỷ lệ ngày con tiêu chảy, có tác dụng cải thiện 2,79% đến 4,72% lượng thức ăn/con/ngày và làm giảm 7,57% đến 8,11% hệ số chuyển hóa thức ăn và mang lại 11,93% đến 12,81% hiệu quả kinh tế cho mỗi kg tăng trọng so với đối chứng không bổ sung.
2. So sánh hiệu quả của các loại chế phẩm axít hữu cơ hiện có trên thị trường
Thí nghiệm gồm 5 lô: đối chứng và 4 lô thí nghiệm được bổ sung 4 loại chế phẩm axít hữu cơ khác nhau hiện có trên thị trường, mỗi chế phẩm được mã hoá thành các mẫu tự A, B, C, D tương ứng cho mỗi chế phẩm. Mỗi lô thí nghiệm được lập lại 3 lần, mỗi lần 10 con. Tổng số heo cần cho thí nghiệm là 150 con (5 lô x 3 lần x 10 con).
Kết quả cho thấy bổ sung chế phẩm C vào khẩu phần thức ăn heo con sau cai sữa để kích thích tăng trọng và phòng bệnh tiêu chảy cho hiệu quả cao nhất. Bổ sung chế phẩm C đã cải thiện 11,05% tăng trọng, giảm 6,89% hệ số chuyển hoá thức ăn, làm tăng 8,13% lượng thức ăntiêu thụ/con/ngày, làm giảm 26,45% tỷ lệ tiêu chảy và hiệu quả kinh tế mang lại tăng 10,52% so với đối chứng.
Các axít hữu cơ và muối của nó đã có tác dụng tốt trong việc kích thích tăng trọng và phòng bệnh tiêu chảy; có thể sử dụng các chế phẩm axít hữu cơ để thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn cho heo con sau cai sữa.
Đoàn Văn Lang
“Khảo sát khả năng sinh sản của nhóm gà lông màu ĐN và sức sinh trưởng ở đời con theo màu lông, khối lượng cơ thể gà mẹ lúc 19 tuần tuổi tại Xí nghiệp gà Đồng Nai”.
Đề tài được tiến hành từ tháng 05 năm 2004 đến tháng 05 năm 2005. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố. Màu sắc lông (3 loại: vàng, đốm bông đậm và đốm bông nhạt) và khối lượng cơ thể của gà hậu bị 19 tuần tuổi (có 2 mức: nhẹ cân và nặng cân) là hai yếu tố chính của thí nghiệm cần khảo sát, gà trống đồng màu lông vàng tía với 2 mức khối lượng cơ thể.
Kết quả khảo sát nhóm gà lông màu ĐN theo khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi và màu sắc lông kết quả thu được:
1. Thời điểm đẻ quả trứng đầu tiên, ở nhóm gà nhẹ cân lúc 19 tuần tuổi đẻ sớm hơn (143 ngày) nhóm gà nặng cân (146 ngày), nhưng đạt đến tỷ lệ đẻ 50% chậm hơn (168- 174 ngày) nhóm nặng cân (159- 164 ngày). Màu sắc lông gà thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê đến tuổi đẻ quả trứng đầu và tốc độ tăng tỷ lệ đẻ (P>0,05).
2. Khối lượng cơ thể của gà mái lúc 19 tuần tuổi ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng/mái/tuần bình quân của các lô thí nghiệm. Nhóm gà nhẹ cân cho tỷ lệ đẻ (45,30%) và năng suất trứng/mái/tuần (3,16 quả) cao hơn nhóm gà nặng cân (tỷ lệ đẻ: 44,15% và năng suất trứng/mái/tuần: 3,08 quả). Nhưng ngược lại, nhóm gà màu lông vàng nặng cân đạt tỷ lệ đẻ (46,61%), năng suất trứng/mái/tuần (3,25 quả) cao hơn nhóm gà màu lông vàng nhẹ cân (43,60% và 3,04 quả).
3. Khối lượng trứng trung bình ở các lô gà thí nghiệm tăng dần qua các thời điểm đạt tỷ lệ đẻ 5%: 40,8g; 30%: 47,33g; 50%: 49,97g và ở 38 tuần tuổi đạt 53,47g.
4. Nhóm gà nặng cân lúc 19 tuần tuổi có tiêu tốn thức ăn/10 trứng (3,41 kg) cao hơn nhóm gà nhẹ cân (3,38 kg).
5. Tỷ lệ phôi/trứng ấp giữa các lô đạt 91,76- 93,35%; tỷ lệ ấp nở đạt 74,9- 79,35%. Khối lượng cơ thể gà mái lúc 19 tuần tuổi ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi/ trứng ấp, ở nhóm gà nặng cân ( 93,09%) cho kết quả cao hơn nhóm gà nhẹ cân (92,27%). Yếu tố màu lông liên quan đến tỷ lệ ấp nở: màu lông vàng đạt 78,51%, cao hơn tỷ lệ ấp nở so với các màu lông còn lại.
6. Các nhóm gà mẹ có màu lông khác nhau đều cho 4 loại màu sắc lông ở gà con 1 ngày tuổi: đốm đen; vàng; trắng; đen. Tỷ lệ màu lông gà con khác nhau tuỳ thuộc vào màu lông gà mẹ, trong đó nhóm gà mẹ màu lông đốm bông đậm cho gà con đốm đen cao nhất (89,74%) và gà con lông trắng ít nhất (1,05%).
7. Màu lông và khối lượng cơ thể gà mẹ lúc 19 tuần tuổi liên quan không rõ rệt đến sức sinh trưởng, khả năng chuyển hóa thức ăn và sức sống của gà con. Khối lượng cơ thể gà con đến 8 tuần tuổi bình quân của các lô đạt 1127,82- 1185,86 g/con; gà con của nhóm gà mẹ lông vàng nặng cân (lô 2) cho kết quả cao nhất: 1185,86 g/con. Tăng trọng tuyệt đối giữa các lô tăng dần theo giai đoạn khảo sát, đạt cao nhất ở giai đoạn 6- 8 tuần tuổi và đạt bình quân 28,05- 31,80 g/con/ngày. Tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi giữa các lô trung bình đạt từ 91,0- 93,5%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng giữa các lô thí nghiệm ở giai đoạn 0- 8 tuần tuổi là 2,56- 2,75 kg.
Đồng Sỹ Hùng
“Khảo sát khả năng sản xuất của con lai từ 1 đến 10 tuần tuổi giữa các dòng gà Sasso, Lương Phượng, BT2-A và BT2-C”
Đề tài được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bình Thắng thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2004. Thí nghiệp được bố trí theo phương pháp “thí nghiệm lai chéo alen” (diallel cross experiment).
Kết quả thu được:
Sử dụng mô hình toán của Henderson (1948) - Harvey (1973) xác định được ảnh hưởng của bố mẹ tới đời lai của các dòng Sasso S44, Lương Phượng, BT2-A và BT2-C cho thấy dòng SS có chênh lệch ảnh hưởng di truyền cộng gộp cao nhất (217 g), ảnh hưởng của mẹ cao nhất thuộc mái CC (54 g), ảnh hưởng của khả năng phối hợp chuyên biệt giữa dòng SS và CC đạt 16 g và ảnh hưởng hỗ tương cao nhất thuộc trống SS lai với mái CC đạt 30,2 g.
Trống Sasso S44 lai với mái BT2-C tạo ra tổ hợp thương phẩm SC nuôi thịt sau 10 tuần tuổi đạt trọng lượng trung bình 2048 g, tỉ lệ nuôi sống 96%, hệ số chuyển hoá thức ăn 2,55, tỉ lệ các thành phần thịt tương đương gà Sasso, Lương phượng, chất lượng thịt tương đương gà BT2 thương phẩm và có hiệu quả kinh tế chung cao nhất.
Sử dụng mô hình toán của Henderson tiên đóan thể trọng lúc 10 tuần tuổi khi sử dụng mái CC với trống SS, LL và AA (kể cả trống lai) cho thấy tổ hợp lai SC cho kết quả tốt nhất.
Dương Minh Nhật
“ Xây dựng chỉ số chọn lọc và đánh giá tiến bộ di truyền của một số tính trạng sản xuất trên đàn heo nái và heo đực thuần chủng nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn”
Đề tài được thực hiện trên số liệu điều tra của 356 heo đực giống, 2999 heo cái và 7212 lứa đẻ của 3 giống heo là Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn từ năm 1993 đến 2003. Phương pháp BLUP – mô hình thú với phần mềm PEST version 4.2 (1999) được sử dụng để ước lượng giá trị gây giống (EBVs). Giá trị kinh tế của các tính trạng số con sơ sinh còn sống trên ổ (SCSS), tuổi đạt trọng lượng 90 kg (T90) và độ dày mỡ lưng lúc 90 kg (DML90) được tính trên cơ sở phương pháp của Kennedy và ctv. (1994). Giá trị kinh tế của tính trạng trong lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi (TLO21) được tính trên cơ sở phương pháp của NSIF (1997). Đơn vị tính của giá trị kinh tế là nghìn đồng Việt Nam.
Kết quả của đề tài là đã tính được giá trị kinh tế của tính trạng SCSS, TLO21, T90 và DML90 lần lượt là 60,2 ; 18,2 ; 3,4 và 3,4. Đã xây dựng được ba chỉ số chọn lọc là chỉ số sinh sản (CSSS), chỉ số dòng bố (CSDB), chỉ số dòng mẹ (CSDM) như sau:
CSSS = 60,2 EBVSCSS + 18,2 EBVTLO21
CSDM = 60,2 EBVSCSS + 18,2 EBVTLO21 + 3,4 EBVT90 + 3,4 EBVDML90
CSDB = 3,4 EBVT90 + 3,4 EBVDML90
Khuynh hướng di truyền tính trạng SCSS của đàn heo nái Duroc, Landrace, Yorkshire và heo đực Yorkshire tương đối tốt với mức tăng trung bình hàng năm không đáng kể lần lượt là 0,008 con (R2 = 0,08), 0,022 con (R2 = 0,38), 0,028 con (R2 = 0,63) và 0,025 con (R2 = 0,24), nhưng khuynh hướng di truyền của tính trạng này trên heo đực Landrace và đực Duroc không tốt với mức giảm trung bình hàng năm lần lượt là – 0,006 con (R2 = 0,04) và – 0,002 con (R2 = 0,02).
Khuynh hướng di truyền tính trạng TLO21 của đàn heo đực Yorkshire, nái Yorkshire, đực Landrace và nái Landrace tăng với mức tăng trung bình hàng năm lần lượt là 0,055 kg (R2 = 0,08); 0,039 kg (R2 = 0,17); 0,054 kg (R2 = 0,10) và 0,103 kg (R2 = 0,43), nhưng khuynh hướng di truyền của tính trạng này trên heo đực Duroc và nái Duroc xấu với mức giảm trung bình hàng năm lần lượt là - 0,021 kg (R2 = 0,17) và – 0,052 kg (R2 = 0,51).
Khuynh hướng di truyền tính trạng T90 của cả ba giống đều tốt, ngoại trừ đực Duroc có mức tăng trung bình hàng năm 0,402 ngày (R2 = 0,26).
Khuynh hướng di truyền tính trạng DML90 của cả ba giống đều tốt với mức giảm trung bình hàng năm của đực Duroc, nái Duroc, đực Landrace, nái Landrace, đực Yorkshire và nái Yorkshire lần lượt là – 0,048 mm (R2 = 0,55); -0,066 mm (R2 = 0,81); -0,008 mm (R2 = 0,09); - 0,026 mm (R2 = 0,69); - 0,054 mm (R2 = 0,28) và – 0,020 mm (R2 = 0,35).
Hoàng Tuấn Thành
“Đánh giá sức sản xuất của vịt bố mẹ CV-Super M2 tại trại giống cấp II, thành phố Hồ Chí Minh",
Đề tài đã khảo sát trên 2 đàn vịt bố mẹ CV – Super M2 với số lượng 240 vịt trống, 1150 vịt mái (giai đoạn 0 – 24 tuần tuổi: vịt con, vịt giò và hậu bị); 180 vịt trống, 920 vịt mái (giai đoạn 24 – 56 tuần tuổi: vịt sinh sản).
Kết quả đề tài cho thấy:
(1) Khối lượng cơ thể: Ở 8 tuần tuổi, khối lượng cơ thể vịt trống và vịt mái của đàn 1 và đàn 2 tương ứng là 2340,67 – 2279,00 g và 2356,33 – 2340,20g. Ở 24 tuần tuổi, khối lượng cơ thể vịt trống và vịt mái của đàn 1 và đàn 2 tương ứng là 3644,33 – 3183,80 g và 3841,67 – 3412,80g (P<0,01).
(2) Mức tăng khối lượng tuyệt đối trung bình trống mái giai đoạn 0 – 8 tuần tuổi của đàn 1 là 40,30 và đàn 2 là 40,39 g/ngày.
(3) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ 0 – 8 tuần tuổi của đàn 1 là 2,65 và đàn 2 là 2,88.
(4) Tuổi đẻ quả trứng đầu, tuổi đẻ 5% của đàn 1 và đàn 2 tương ứng là 169, 182 ngày tuổi và 176, 189 ngày tuổi; Tuần đẻ đỉnh cao của đàn 1 và 2 lần lượt là 15 và 12 tuần với tỷ lệ đẻ tương ứng 91,24 và 85,22%.
(5) Tỷ lệ đẻ bình quân 32 tuần đẻ của đàn 1 và đàn 2 là 72,00% và 69,45% với năng suất trứng tương ứng là 161,48 và 155,50 quả/mái/32 tuần đẻ.
(6) Khối lượng trứng trung bình đàn 1 và đàn 2 là 81,02 – 82,14 g/quả với hệ số biến dị 6,35 – 6,49%.
(7) Tỷ lệ trứng có phôi ở đàn 1 là 97,43%, đàn 2 là 92,77%; tỷ lệ ấp nở/số trứng có phôi đàn 1 là 87,48% và đàn 2 là 82,52%.
(8) Tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống từ 4 - 32 tuần đẻ đàn 1 và đàn 2 là 3,47 và 3,76 kg với mức ăn trung bình 227 g/con/ngày.
(9) Tỷ lệ nuôi sống từ 0 – 8 tuần tuổi vịt trống và vịt mái của đàn 1 và đàn 2 tương ứng là 97,85 – 97,43% và 95,00 - 92,88%; từ 9 – 24 tuần tuổi 94,89 – 98,97% và 97,78 - 96,25 %; tỷ lệ hao hụt của vịt đàn 1 và đàn 2 giai đoạn sinh sản là 0,18 – 0,55 %/tuần.
(10) Chi phí thức ăn cho 1 trứng giống của đàn 1 là 1311 đ/quả và của đàn 2 là 1413 đ/quả.
Lê Phạm Đại
“Nghiên cứu rút ngắn thời gian kiểm tra năng suất cá thể heo đực giống”
Đề tài được thực hiện tại Trạm kiểm tra năng suất cá thể heo đực giống của Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bình thắng thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam, từ năm 2002 đến 2004. Thí nghiệm được theo dõi trên 1000 con heo đực kiểm tra bố trí theo mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố gồm 3 giống Yorkshire, Landrace và Duroc.
Kết quả thực hiện đề tài cho thấy:
Trong 3 giai đoạn tăng trưởng, tang tr?ng ngày (g) các giai đoạn từ 90 – 120, từ 120 – 150 và từ 150 – 180 ngày tuổi (TT1,TT2 và TT3) của heo đực giống kiểm tra năng suất cá thể, tăng trọng ngày của 2 giai đoạn sau (TT2 và TT3) có tuong quan dương cao hơn v?i tang tr?ng ngày của toàn giai đoạn từ 90 – 180 ngày tuổi (TT36) s? ch?n l?c (CSCL) và tương quan âm rất chặt chẽ với ngày tu?i d?t 100 kg (SN100) so với tăng trọng ngày giai đoạn đầu (TT1). H? s? tuong quan gi?a tang tr?ng ngày ? các giai do?n (TT1, TT2, TT3) d?i v?i TT36 là 0,60 , 0,90 và 0,91; d?i v?i SN100 là – 0,56, – 0,78 và– 0,80; d?i v?i chỉ số chọn lọc là 0,52 , 0,70 và 0,74.
Chỉ số chọn lọc có tương quan chặt chẽ với ngày tuổi đạt 100 kg (- 0,76). Tăng trọng ngày và ngày tuổi đạt 100 kg (SN100) cũng có tương quan âm rất chặt chẽ với nhau (- 0,89). Kết quả tương tự cũng được khẳng định qua phân tích hệ số tương quan giữa các tính trạng riêng cho từng giống Duroc, Landrace và Yorkshire.
Thứ hạng của heo kết thúc tính bằng phương pháp 2 (tính toán dựa trên giai đoạn từ 120 – 180 ngày tuổi) tương quan dương rất chặt chẽ với thứ hạng của chính các heo đó tính theo phương pháp 1 (tính toán dựa trên giai đoạn từ 90 – 180 ngày tuổi)(r = 0,96)
Có thể dự đoán ngày tuổi đạt trọng lượng 100 kg từ trọng lượng 150 ngày tuổi cho heo đực các giống nuôi tại Bình Thắng theo phương trình hồi quy sau:
Giống Duroc : SN100 = 280,05 – 1,326 X với R2 = 0,94.
Giống Landrace : SN100 = 282,18 – 1,356 X với R2 = 0, 91.
Giống Yorkshire : SN100 = 277,66 – 1,297 X vớiù R2 = 0,94.
Phương pháp rút ngắn thời gian (từ 120 – 180 ngày) cho kết quả kiểm tra năng suất tốt như phương pháp hiện hành (từ 90 – 180 ngày) và làm tăng lợi nhuận từ một ô cá thể nuôi đực kiểm tra lên 887.432 đồng, hay tăng hiệu quả kinh tế lên 42,3 % .
Kết quả cho thấy, có thể áp dụng quy trình rút ngắn thời gian kiểm tra heo đực giống từ 120 đến 180 ngày tuổi thay cho từ 90 đến 180 ngày vì các số liệu có tương quan rất chặt chẽ.
Nguyễn Hữu Tỉnh
“Xác định một số thông số di truyền của một vài tính trạng sản xuất ở hai dòng gà thả vườn BT2”
Đề tài được tiến hành tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam từ tháng 6 năm 2001 đến tháng 6 năm 2004. Mục tiêu của đề tài nhằm xác định hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa từng cặp tính trạng sinh trưởng (khối lượng gà con 1 ngày tuổi, 6 tuần tuổi và 12 tuần tuổi) và sinh sản (sản lượng trứng và khối lượng trứng từ 25 – 38 tuần tuổi). Số liệu cá thể về các tính trạng sinh trưởng được thu thập theo hệ phả bao gồm 1.284 con thuộc dòng trống (qua 2 thế hệ) và 3.562 con thuộc dòng mái (qua 3 thế hệ). Số liệu cá thể về sinh sản được thu thập theo hệ phả trên 430 gà mái thuộc dòng trống (qua 2 thế hệ) và 468 gà mái thuộc dòng mái (qua 2 thế hệ). Số liệu sản lượng trứng từ 25 – 38 tuần tuổi có phân phối lệch chuẩn, do vậy số liệu này được chuyển đổi bằng phương pháp Box-Cox trên phần mềm MINITAB (version 13.1). Hệ số di truyền và tương quan di truyền được ước lượng bằng phương pháp REML trên phầm mềm DFREML, Version 3.0 b (Meyer, 2000).
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số di truyền của khối lượng gà con 1 ngày tuổi, 6 tuần tuổi và 12 tuần tuổi của hai dòng gà BT2 tương ứng là 0,158; 0,109 và 0,127 ở dòng trống và 0,364 ; 0,065 và 0,114 ở dòng mái. Tương quan di truyền giữa khối lượng gà 1 ngày tuổi với 6 tuần tuổi; giữa khối lượng 1 ngày tuổi với 12 tuần tuổi và giữa khối lượng 6 tuần tuổi với 12 tuần tuổi ở hai dòng trống và dòng mái biến động từ 0,109 – 0,681 ; 0,031 – 0,379 và 0,713 – 0,998. Sản lượng trứng với số liệu gốc và khối lượng trứng từ 25 - 38 tuần tuổi có hệ số di truyền tương ứng là 0,232 và 0,709 ở dòng trống; 0,425 và 0,499 ở dòng mái. Tương quan giữa sản lượng trứng và khối lượng trứng từ 25 – 38 tuần tuổi với số liệu gốc là -0,643 ở dòng trống và -0,714 ở dòng mái. Việc chuyển đổi số liệu sản lượng trứng bằng phương pháp Box-Cox đã làm tăng giá trị của hệ số di truyền 22,8% ở dòng trống và 16,0% ở dòng mái, đồng thời cũng làm tăng giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan di truyền giữa sản lượng trứng và khối lượng trứng tương ứng là 5,9% và 14,0% ở dòng trống và dòng mái.
_______________________________________________________________________
Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ liên lạc:
PGS.TS.Nguyễn Ngọc Tuân, Trưởng Phòng Sau Đại Học, Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Điện thoại: 08.8963339
E-mail: nntuan@hcmuaf.edu.vn
Ngày cập nhật: 25/9/2006
Số lần xem trang: 3840
Điều chỉnh lần cuối: 01-10-2007