NĂM 1996 NGUYỄN VIỆT LONG Hiệu quả phòng trừ bệnh đốm vằn trên lúa của 02 chủng vi khuẩn đối kháng với nấm Rhizoctonia solani trên ruộng lúa tại tỉnh Đồng Tháp Previentive effect of sheathblight disease on rice of two antagonistic bacterias isolated with Rhizoctonia solani fungi on the field in Dong tháp province Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 lần lặp lại nhằm -Đánh giá hiệu quả của các phương pháp xử lý, xác định số lần phun, khoảng cách phun thích hợp và tìm hiểu ảnh hưởng của hai chủng vi khuẩn đối kháng với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trên lúa. -Khảo sát khả năng ức chế và sự lây lan bệnh đốm vằn theo chiều ngang của hai chủng VKĐK DP7L1 – 17, DP7V – 19 ngoài đồng ruộng. Đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc Validacin và hai chủng VKĐK với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn lúa ngoài đồng ruộng. Kết quả cho thấy: -Xử lý vi khuẩn bằng phương pháp ngâm hạt, ngâm hạt + phun VKĐK hai lần cách nhau 05 ngày cho hiệu quả kém trong phòng trừ bệnh và bằng với đối chứng không phun thuốc Validacin 3 DD, không sử dụng VKĐK. -Phun thuốc Validacin 3 DD hiệu quả trừ bệnh tốt hơn sử dụng VKĐK riêng lẻ và đối chứng không phun thuốc Validacin 3 DD, không sử dụng VKĐK. -Phun VKĐK DP7L1 – 17 (Bacillus cepacia) với mật số 106 CFU/ml ba lần cách nhau 05 ngày và phun VKĐK DP7L1 – 17 với mật số 106 CFU/ml ba lần có phối hợp thêm nữa liều thuốc Validacin 3 DD (15 ml/ bình 8 lít) ở lần phun vi khuẩn đầu tiên 25 NSC đã bảo vệ cây lúa không bị nhiễm bệnh đốm vằn trong suốt 40 ngày kể từ ngày chủng hạch nấm lây bệnh. -Phun VKĐK vào thời điểm 25 NSC (05 ngày sau khi chủng hạch nấm Rhizoctonia solani ) là thời điểm thích hợp giúp cho VKĐK DP7L1 – 17 kịp thời phát huy tác dụng. NGUYỄN NINH PHƯỚC Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) là dịch hại mới, quan trọng tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa bàn ốc xuất hiện và gây hại sớm nhất. Ở một vài địa điểm (Thủ Đức, Hốc Môn…), ốc xuất hiện trên ruộng rau muống với mật số rất cao 50 – 200 con/m2 (Chi Cục BVTV thành phố Hồ Chí Minh, 1994 ), nhiều thiệt hại do ốc gây ra trên lúa, rau đã được báo cáo. Đề tài : NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI, GÂY HẠI CỦA ỐC BƯƠU VÀNG (Pomacea canaliculata) VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . được tiến hành từ năm 1995 đến 2001 tại thành phố Hồ Chí Minh (điều tra thực địa, thực nghiệm trong phòng) và Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam khảo nghiệm ngoài đồng) nhằm tìm hiểu quy luật phát sinh, phát triển, gây hại của ốc bươu vàng tại thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh thái, gây hại của ốc trên ruộng lúa nước đồng thời khảo sát hiệu quả của một số biện pháp diệt ốc để có thể vận dụng vào biện pháp phòng trị tổng hợp. Đề tài được hướng dẫn bởi T.S Bùi Cách Tuyến. Kết quả điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy diện tích nhiễm ốc trên rau ít thay đổi qua các tháng trong năm, ngược lại trên lúa diện tích nhiễm có xu hướng bắt đầu gia tăng vào đầu mùa mưa, đạt cao điểm vào các tháng 9, 10 và kéo dài đến hết mùa mưa. So với các năm, diện tích nhiễm có xu hướng gia tăng vào các năm 1999 và 2000 chủ yếu là gia tăng trên lúa. Tại thành phố, địa bàn ốc sinh sống và gây hại chủ yếu trên lúa, rau muống. Huyện Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức là các huyện ngoại thành có diện tích nhiễm lớn trong khi Huyện Cần Giờ và Bắc Nhà Bè không ghi nhận có ốc xuất hiện. Biện pháp diệt ốc chủ yếu là bắt tay, thả vịt, thuốc hóa học hầu như ít dùng do đắt tiền và độc hại. Qua nghiên cứu để phân biệt đực/cái cho thấy ngoài khác biệt về cơ thể học, có thể căn cứ vào 5 đặc điểm hình thái : 1. Vỏ miệng ốc lài ra hay cúp vào. 2. Nắp miệng vểnh lên hay lõm xuống. 3. Nắp dầy hay mỏng. 4. Độ sâu/cạn khi đóng nắp và 5. Kích thước ốc to hay nhỏ (cùng lứa). Nghiên cứu cũng đã xác định vòng đời ốc trong điều kiện nuôi trong phòng (lọ) là 107 ngày. Nghiên cứu thức ăn cho thấy ốc có tính đa thực, thích ăn các loại thức ăn thực vật mềm, mỏng, đặc biệt ghi nhận trong rau húng quế có chứa hoạt chất có khả năng diệt ốc chỉ sau 24 giờ trong điều kiện nuôi trong lọ. Tỷ lệ trung bình ốc đực/cái, qua điều tra là 31/69. Nghiên cứu trong lọ cho thấy ốc có khả năng đẻ nhiều ổ trong tháng, lượng trứng thay đổi tùy cá thể, trung bình ốc đẻ 1.000 trứng/tháng, cá biệt có thể đẻ 1.500 trứng/tháng, tỷ lệ nở khoảng 85 %. Ốc nở đa số có vỏ đen, tuy nhiên có một số ốc vỏ vàng hay vàng sọc đen. Khảo nghiệm trong lọ cho thấy ở độ mặn 0,6% đã có ảnh hưởng đến ốc, ở độ mặn 0,8% ốc chết 100% sau 3 ngày. Trong điều kiện thí nghiệm khô hạn nhân tạo trong chậu (rút nước dần), quan sát sau 1 tháng, ốc vùi mình sâu xuống đất trung bình 8 cm. Thành phần thiên địch bao gồm vịt, cá, rắn, chuột… đặc biệt ghi nhận kiến đen ăn trứng. Cuối cùng khảo nghiệm trên ruộng tại Trung Tâm BVTV phía Nam từ tháng 5 – 8/2001, 3 lần lập lại, 8 nghiệm thức : 1. Padan 4G - 2. Padan 4G + thức ăn dẫn dụ - 3. CuSO4 - 4. Diaphos 10H - 5.Deadine Bullets - 6. Vôi bột – 7. Dịch chiết rau Húng quế – 8. Đối chứng. Kết quả các nghiệm thức Vôi, CuSO4, Deadline Bullets, Padan 4G, Padan + chất dẫn du, cho hiệu lực diệt ốc rất cao và tương đương nhau.
Điều tra thành phần sâu hại trên nhãn và bước đầu tìm hiểu một số biện pháp phòng trị sâu hại chính trên địa bàn huyện Châu Thành – Đồng Tháp.
Survey on species structure of harmful pests on logan tree in Chau Thanh district, Dong Thap province and some preventive measuers
Kết quả cho thấy:
- nông dân địa phương nhận biết khá tốt về các đối tượng gây hại chính trên nhãn, biện pháp phòng trị chủ yếu là nông dược với số lần phun xịt khá cao từ 7 –10 lần/ vụ nhãn.
- có 18 loài côn trùng gây hại. Trong đó xuất hiện phổ biến và gây hại quan trọng là sâu đục trái Conogethes punctiferalis Guenee (Pyralidae – Lepidoptera), sâu đục gân lá Conopomorpha litchiella Bradley (Gracillariidae – Lepidoptera) và hai loài sâu ăn bông Thalassodea falsaria Prout (Geometridae – Lepidoptera), Statherotis discana Felder & Rogenhofer (Tortricidae – Lepidoptera).
- Kết quả khảo nghiệm cho thấy phun xịt 2 lần vào giai đọan cây ra lá non và 7 ngày sau đó với thuốc có tính lưu dẫn như Padan 95 SP hoặc kết hợp một lọai thuốc nhóm cúc như Fastac 5 EC và một lọai thuốc có tính lưu dẫn như Marshal 200 SC cho hiệu quả cao trong việc phòng trị sâu đục gân lá
-Dầu DC Tron Plus có hiệu quả đối với sâu đục gân lá so với đối chứng ở một lần và 2 lần phun. Tuy nhiên trong thí nghiệm hiệu quả này chưa cao so với các nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học.
- Sử dụng bao keo vải để bao trái vào giai đọan trái 30 ngày tuổi giúp hạn chế tác hại của sâu đục trái và giảm số lần phun thuốc sâu.
HUỲNH KIM NGỌC
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái, gây hại của ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) và khảo sát hiệu lực của một số biện pháp phòng trị tại thành phố Hồ Chí Minh .
Study on some bionomics, damaging pattern of golden snail and on the efficacy of some golden snail control measures in HCMC
Đề tài được tiến hành từ năm 1995 đến 2001 tại thành phố Hồ Chí Minh (điều tra thực địa, thực nghiệm trong phòng và khảo nghiệm ngoài đồng) nhằm tìm hiểu quy luật phát sinh, phát triển, gây hại của ốc bươu vàng tại thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh thái, gây hại của ốc trên ruộng lúa nước, khảo sát hiệu quả của một số biện pháp diệt ốc để có thể vận dụng vào biện pháp phòng trị tổng hợp. Đề tài được hướng dẫn bởi T.S Bùi Cách Tuyến.
Kết quả điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy diện tích nhiễm ốc trên rau ít thay đổi qua các tháng trong năm, ngược lại trên lúa diện tích nhiễm có xu hướng gia tăng vào đầu mùa mưa, đạt cao điểm vào các tháng 9, 10 và kéo dài đến hết mùa mưa. So với các năm, diện tích nhiễm có xu hướng gia tăng vào các năm 1999 và 2000 chủ yếu trên lúa. Tại thành phố, địa bàn ốc sinh sống và gây hại chủ yếu trên lúa, rau muống. Huyện Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức là các huyện ngoại thành có diện tích nhiễm lớn trong khi Huyện Cần Giờ và Bắc Nhà Bè không ghi nhận có ốc xuất hiện. Biện pháp diệt ốc chủ yếu là bắt tay, thả vịt. Thuốc hóa học hầu như ít dùng do đắt tiền và độc hại. Qua nghiên cứu để phân biệt đực/cái cho thấy ngoài khác biệt về cơ thể học, có thể căn cứ vào 5 đặc điểm hình thái : 1. Vỏ miệng ốc lài ra hay cúp vào. 2. Nắp miệng vểnh lên hay lõm xuống. 3. Nắp dầy hay mỏng. 4. Độ sâu/cạn khi đóng nắp và 5. Kích thước ốc to hay nhỏ (cùng lứa). Nghiên cứu cũng đã xác định vòng đời ốc trong điều kiện nuôi trong phòng tổng số là 107 ngày. Nghiên cứu thức ăn cho thấy ốc có tính đa thực, thích ăn các loại thức ăn thực vật mềm, mỏng, đặc biệt ghi nhận trong rau húng quế chứa hoạt chất có khả năng diệt ốc chỉ sau 24 giờ trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tỷ lệ trung bình ốc đực/cái là 31/69. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy ốc có khả năng đẻ nhiều ổ trong tháng. Lượng trứng thay đổi tùy cá thể, trung bình ốc đẻ 1.000 trứng/tháng, cá biệt có thể đẻ 1.500 trứng/tháng, tỷ lệ nở khoảng 85 %. Ốc nở đa số có vỏ đen, tuy nhiên có một số ốc vỏ vàng hay vàng sọc đen. Khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy ở độ mặn 0,6% ảnh hưởng đến ốc, ở độ mặn 0,8% ốc chết 100% sau 3 ngày. Trong điều kiện thí nghiệm khô hạn nhân tạo trong chậu (rút nước dần), quan sát sau 1 tháng, ốc vùi mình sâu xuống đất trung bình 8 cm. Thành phần thiên địch bao gồm vịt, cá, rắn, chuột… đặc biệt ghi nhận kiến đen ăn trứng. Cuối cùng khảo nghiệm trên ruộng tại Trung Tâm BVTV phía Nam từ tháng 5 – 8/2001, 3 lần lập lại, 8 nghiệm thức : 1. Padan 4G - 2. Padan 4G + thức ăn dẫn dụ - 3. CuSO4 - 4. Diaphos 10H - 5.Deadine Bullets - 6. Vôi bột – 7. Dịch chiết rau Húng quế – 8. Đối chứng. Kết quả các nghiệm thức Vôi, CuSO4, Deadline Bullets, Padan 4G, Padan + chất dẫn du,ï cho hiệu lực diệt ốc rất cao và tương đương nhau.
LÊ MINH DŨNG
Nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái của ruồi đục lá rau (Liriomyza sp.) và khảo sát biện pháp phòng trị chúng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Study of the biological and eco-biological features of the leaf-mining fly (Liriomyza sp.) and survey of the integrated preventive measures in Ho Chi Minh city”
Đề tài được thực hiện ở TP. Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 4/2000 đến tháng 4/2001.
Kết quả thu được như sau:
- để phòng trừ dòi đục lá rau, nông dân chủ yếu dùng thuốc gốc lân hữu cơ và Pyrethroid. Đa số nông dân phun khi thấy dòi đục lá và dùng thuốc theo nồng độ khuyến cáo.
- có 2 loài ruồi đục lá rau phổ biến là Liriomyza huidobrensis Blanchard và Liriomyza trifolii Bergess và 1 loài dòi đục thân đậu là Ophiomyia phaseloli Tryon thuộc họ Agromyzidae, bộ Diptera. và 15 loại cây rau bị dòi đục lá gây hại, trong đó các loại rau cà chua, dưa leo, đậu cô ve, đậu búng là những loại rau bị dòi đục lá gây hại năng nhất.
- có 6 loài ong ký sinh dòi đục lá trên tại Tp. Hồ Chí Minh. Mức độ ký sinh của ong không cao, trên dưa leo từ 1,16 –30,43 %, trên đậu cô ve từ 0,32 – 16,13 %. Khả năng vũ hóa của ruồi đục lá rau thấp, trên dưa leo tỷ lệ ruồi vũ hóa từ 4,34 – 46,72 %, trên đậu cô ve từ 12,77 – 42,28%.
Kích thước ruồi đục lá rau trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh biến động, trên cà chua, chiều dài con cái 1,57 ± 0,42 mm, con đực 1,42 ± 0,23 mm. Trên dưa leo, chiều dài con cái là 1,68 ± 0,27 mm, con đực là 1,51 ± 0,31 mm. Trên cây đậu cô ve chiều dài con cái là 1,69 ± 0,22 mm, con đực 1,61 ± 0,24 mm.
Dòi đục lá phát sinh trên ruộng rau ngay từ đầu vụ và gia tăng vào cuối vụ. Biến động tác hại của dòi đục lá rau tùy thuộc cây trồng và mùa vụ. Mức độ gây hại của dòi đục lá rau trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa.
Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM đối với dòi đục lá rau mà chủ yếu là bón phân cân đối và sử dụng thuốc BVTV đúng đã thu được hiệu quả kinh tế cao hơn áp dụng theo tập quán nông dân. Trên dưa leo vụ hè thu 2000, áp dụng IPM và lợi nhuận cao hơn áp dụng theo tập quán nông dân là 424.000 đ/ha, Trên đậu cô ve, vụ mùa khô 2001, áp dụng IPM lợi nhuận cao hơn áp dụng theo tập quán nông dân là 6.518.000 đ/ha.
NGUYỄN PHÚ HIỆN
Đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật IPM đối với nông dân sản xuất lúa tại tỉnh Đồng Tháp
Evaluation of effect of IPM practice on rice farmers in Dong Thap province
Đề tài được thực hiện ở 8 huyện, thị, gồm 24 đơn vị xã, phường của tỉnh Đồng Tháp. Đề tài thực hiện theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên 309 hộ, thuộc hai nhóm: nông dân đã dự lớp tập huấn về quản lý dịch hại tổng hợp (nông dân IPM) và nông dân không được tập huấn về quản lý dịch hại tổng hợp (nông dân không IPM), trong khoảng thời gian từ 1/11/1999 đến 1/06/2001 và đã hoàn thành vào tháng 12 năm 2002.
Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù không được dự lớp tập huấn, nhưng có đến 81,03% nông dân đã nhận biết thông tin về IPM. Sau khi được tiếp thu hoặc nhận biết các thông tin về IPM, có 96,7% nông dân IPM (đã dự lớp FFS) và 68,3% nông dân không IPM có thái dộ đồng tình và cho rằng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp là hợp lý. Trong đó, tỷ lệ nông dân có áp dụng thử các kỹ thuật IPM là 92,3% đối với nông dân IPM và 50,4% đối với nông dân không IPM.
Các kỹ thuật IPM được nông dân áp dụng phổ biến là giảm số lần phun thuốc và giảm mật độ sạ. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ít phổ biến hơn là bón phân cân đối, quản lý nước, sử dụng giống kháng.
Trong các nguyên nhân chủ yếu khiến nông dân không áp dụng kỹ thuật IPM, phổ biến nhất là: chung quanh chưa có người áp dụng (20,6% nông dân IPM và 11,7% nông dân không IPM) và không an tâm sợ lúa bị thất thu, kinh tế gia đình gặp khó khăn (7,9% nông dân IPM và 7,2% nông dân không IPM). Qua đó cho chúng ta thấy, tâm lý cộng đồng có vai trò quan trọng trong áp dụng kỹ thuật IPM.
Nhận biết thiên địch là sự chuyển biến nhận thức quan trọng của nông dân trồng lúa, có 60,5% nông dân không IPM nhận biết có những côn trùng, dộng vật không gây hại trên ruộng lúa.
Các biện pháp chuyển giao kỹ thuật IPM có hiệu quả cao là: trình diễn (68,0% nông dân IPM và 31,9% nông dân không IPM), lớp tập huấn FFS (62,5% nông dân IPM), hội thảo (40,2% nông dân IPM). Trong các phương tiện truyền thông đại chúng ti-vi có vai trò quan trọng nhất (29,3% nông dân IPM và 29,4% nông dân không IPM) và sau đó là radio (16,8% nông dân IPM và 15,1% nông dân không IPM).
Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ khá cao 26,3% nông dân IPM và 64,2% nông dân không IPM cho rằng cần phun thuốc trừ sâu ngay khi thấy sâu rầy xuất hiện, tương tự có 14,3% nông dân IPM và 29,1% nông dân không IPM cho rằng nên phun ngừa thuốc trừ sâu.
DƯƠNG VĂN HÀ
“Nghiên cứu tính kháng thuốc của 3 quần thể sâu tơ Plutella xylostela L. thuộc họ Yponomeutidae, bộ Lepidoptera ở Đà Lạt, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
“Study of resistance of three populations of Diamond back moth Plutella Xylostella L. in DaLat, TienGiang and HoChiMinh city"
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại gồm 10 cá thể. Thí nghiệm được tiến hành trên sâu non tuổi 3.
Kết quả cho thấy:
-Các loại thuốc phenthoate, B.thuringiensis var kurstaki, abamectin khi sử dụng theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất có hiệu quả trừ sâu tơ cao đối với 3 dòng sâu tơ ở Đà Lạt, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó B. thuringiensis var kurstaki và phenthoate đạt hiệu quả cao nhất.
-Dòng sâu tơ ở Đà Lạt đã kháng với B. thuringiensis var kurstaki và cypermethrin, chưa phát triển tính kháng với phenthoate, abamectin và nereistoxin. Trong khi với nồng độ thí nghiệm, dòng sâu tơ ở Tiền Giang, hiệu lực của chế phẩm vi khuẩn đối kháng và kích thích sinh trưởng trong phòng trừ bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn) trên lúa” được tiến hành tại Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, Ô Môn, Cần Thơ, thời gian từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 8 năm 2002.
Năm dòng vi khuẩn đã được chọn để nghiên cứu gồm: B49, B52, P71, P101, và B 177. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và nhà lưới được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), 3 – 5 lần nhắc lại. Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí theo kiểu khối đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại.
Kết quả cho thấy:
Năm dòng vi khuẩn thí nghiệm đều duy trì khả năng đối kháng với nấm R. solani qua. Các dòng này đều không gây triệu chứng bệnh trên cây lúa khi được lây nhiễm nhân tạo bằng phương pháp cắt lá. Ngoài khả năng đối kháng với nấm R.solani, cả năm dòng vi khuẩn khi được dùng xử lý hạt giống đã có tác dụng kích thích tăng trưởng, làm tăng chiều dài rễ và chiều cao cây, từ đó làm tăng trọng lượng khô của cây mạ từ 31,8% - 70,1%.
Đối với môi trường nhân sinh khối, môi trường Nutrient Broth (NB) và môi trường nước trích cám gạo là hai môi trường thích hợp cho cả năm dòng vi khuẩn. Môi trường cỏ và môi trường rơm không phù hợp cho các dòng vi khuẩn phát triển. Đối với môi trường nhân sinh khối dạng đặc, môi trường Nutrient Agar (NA) là môi trường cho sinh khối vi khuẩn cao nhất đối với cả năm dòng, kế đến là môi trường cám và môi trường cám trộn trấu. Các môi trường chuối chín, chuối chín trộn trấu, đậu nành hạt, đậu nành hạt trộn trấu, đậu nành bột, đậu nành bột trộn trấu đều cho mật số vi khuẩn thấp.
Các tỷ lệ phối trộn khác nhau của chất mang (bột talc) trong chế phẩm chứa vi khuẩn đối kháng dòng B 52 đã ảnh hưởng đến khả năng sống và phát triển của dòng vi khuẩn này theo thời gian tồn trữ. Ở các công thức có tỷ lệ phối trộn 10:100 (10 ml dung dịch vi khuẩn gốc mật số 108 tbvk/ml + 100 gram bột talc) và 1:100 (1 ml dung dịch vi khuẩn gốc mật số 108 tbvk/ml + 100 gram bột talc), mật số vi khuẩn sống luôn luôn cao và duy trì được 5 tháng trong điều kiện nhiệt độ 27 – 280C. Ngược lại, các công thức có tỷ lệ phối trộn 0,5:100 và 0,1:100 tỏ ra không thích hợp, vi khuẩn đối kháng chứa trong chế phẩm tuy có khả năng duy trì sự tồn tại trong vòng 3 – 4 tháng tồn trữ, nhưng mật số luôn luôn thấp hơn đáng kể so với công thức tỷ lệ phối trộn 1:100 và 10:100.
Các chế phẩm chứa các dòng vi khuẩn đối kháng đã được đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh khô vằn khi được phun riêng rẽ và phun hỗn hợp với mật số khoảng 108 tbvk/ml hai lần vào giai đoạn đẻ nhánh tối đa. Kết quả thí nghiệm trong chậu cho thấy tất cả các dòng vi khuẩn đối kháng đều đã làm giảm tỉ lệ chồi nhiễm bệnh khô vằn đồng thời giảm đáng kể số lượng hạch nấm sinh ra từ vết bệnh. Hiệu lực phòng trừ bệnh khô vằn giữa các dòng không khác biệt nhau khi xử lý riêng rẽ cũng như khi xử lý hỗn hợp. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng ruộng với cùng các chế phẩm này đã cho thấy các dòng vi khuẩn đối kháng làm giảm sự lây lan bệnh theo chiều ngang, hạn chế tốc độ phát triển bệnh theo thời gian. Tất cả các công thức xử lý các chế phẩm chứa các dòng vi khuẩn đối kháng riêng rẽ hoặc hỗn hợp đều có hiệu lực ngang nhau và tương đương với công thức xử lý thuốc Validacin 3L.
Dòng sâu tơ Đà Lạt sau 10 thế hệ xử lý liên tục với thuốc abamectin, tỉ lệ sâu sống tăng 5,8 lần ở nồng độ gây chết 90 % cá thể và 1,7 lần ở nồng độ gây chết 50 % cá thể. Ngược lại, sau 10 thế hệ không tiếp xúc với thuốc abamectin, tỉ lệ sâu sống giảm đi 1,8 lần ở nồng độ gây chết 50 % cá thể và 2,1 lần ở nồng độ gây chết 90 % cá thể. Như vậy, sâu phát triển tính kháng thuốc rất nhanh khi tiếp xúc với thuốc, nhưng khi không tiếp xúc với thuốc thì tính kháng thuốc này giảm đi rất chậm.
PHẠM MINH SANG
“ Hiệu lực của chế phẩm vi khuẩn đối kháng và kích thích sinh trưởng trong phòng trừ bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn) trên lúa”
“ The efficacy of antagonistic and plant growth-promoting bacterial product controlling rice sheath blight (Rhizoctonia solani Kuhn)
Ðề tài được tiến hành tại Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, Ô Môn, Cần Thơ, thời gian từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 8 năm 2002.
Năm dòng vi khuẩn đã được chọn để nghiên cứu gồm: B49, B52, P71, P101, và B 177. Các thí nghiệm trong phòngthí nghiệm và nhà lưới được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), 3 – 5 lần nhắc lại. Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí theo kiểu khối đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại.
Kết quả đề tài được ghi nhận như sau:
Năm dòng vi khuẩn thí nghiệm đều duy trì khả năng đối kháng với nấm R. solani . Các dòng này đều không gây ra triệu chứng bệnh trên cây lúa khi được cho lây nhiễm nhân tạo bằng phương pháp cắt lá. Ngoài khả năng đối kháng với nấm R.solani, cả năm dòng vi khuẩn khi được dùng xử lý hạt giống đã có tác dụng kích thích tăng trưởng, làm tăng chiều dài rễ và chiều cao cây, từ đó làm tăng trọng lượng khô của cây mạ từ 31,8% - 70,1%.
Đối với môi trường nhân sinh khối, môi trường Nutrient Broth (NB) và môi trường nước trích cám gạo là hai môi trường thích hợp cho cả năm dòng vi khuẩn. Môi trường cỏ và môi trường rơm không phù hợp cho các dòng vi khuẩn phát triển. Đối với môi trường nhân sinh khối dạng đặc, môi trường Nutrient Agar (NA) là môi trường cho sinh khối vi khuẩn cao nhất, kế đến là môi trường cám và môi trường cám trộn trấu. Các môi trường chuối chín, chuối chín trộn trấu, đậu nành hạt, đậu nành hạt trộn trấu, đậu nành bột, đậu nành bột trộn trấu đều cho mật số vi khuẩn thấp đối với các dòng vi khuẩn thí nghiệm.
Các tỷ lệ phối trộn khác nhau của chất mang (bột talc) trong chế phẩm chứa vi khuẩn đối kháng dòng B 52 đã ảnh hưởng đến khả năng sống và phát triển của dòng vi khuẩn này theo thời gian tồn trữ. Ở các công thức có tỷ lệ phối trộn 10:100 (10 ml dung dịch vi khuẩn gốc mật số 108 tbvk/ml + 100 gram bột talc) và 1:100 (1 ml dung dịch vi khuẩn gốc mật số 108 tbvk/ml + 100 gram bột talc), mật số vi khuẩn sống luôn luôn cao và duy trì được 5 tháng trong điều kiện nhiệt độ 27 – 280C. Ngược lại, các công thức có tỷ lệ phối trộn 0,5:100 và 0,1:100 tỏ ra không thích hợp, vi khuẩn đối kháng chứa trong chế phẩm tuy có khả năng duy trì sự tồn tại trong vòng 3 – 4 tháng tồn trữ, nhưng mật số luôn luôn thấp hơn đáng kể so với công thức tỷ lệ phối trộn 1:100 và 10:100.
Các chế phẩm chứa các dòng vi khuẩn đối kháng đã được đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh khô vằn khi được phun riêng rẽ và phun hỗn hợp với mật số khoảng 108 tbvk/ml hai lần vào giai đoạn đẻ nhánh tối đa. Kết quả thí nghiệm trong chậu cho thấy tất cả các dòng vi khuẩn đối kháng đều làm giảm tỉ lệ chồi nhiễm bệnh khô vằn đồng thời giảm đáng kể số lượng hạch nấm sinh ra từ vết bệnh. Hiệu lực phòng trừ bệnh khô vằn giữa các dòng không khác biệt nhau khi xử lý riêng rẽ cũng như khi xử lý hỗn hợp. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng ruộng với cùng các chế phẩm này đã cho thấy các dòng vi khuẩn đối kháng làm giảm sự lây lan bệnh theo chiều ngang, hạn chế tốc độ phát triển bệnh theo thời gian. Tất cả các công thức xử lý các chế phẩm chứa các dòng vi khuẩn đối kháng riêng rẽ hoặc hỗn hợp đều có hiệu lực ngang nhau và tương đương với công thức xử lý thuốc Validacin 3L.
TRẦN MINH TÔN
Phát triển ong ký sinh Cotesia Plutellae (Hymenotera: Braconidae) trong quản lý tổng hợp sâu tơ Plutella xylostella L. (Lepidoptera Yponomeutidae)hại rau họ thập tự vùng đất thấp
Use of parasitoid Cotesia Plutellae (Hymenotera: Braconidae) in IPM of Plutella xylostella L. (Lepidoptera Yponomeutidae) at lowland
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
-Mô hình toán học biểu thị tương quan ký sinh-ký chủ trong hoạt động ký sinh đã được thiết lập. Dựa vào các mô hình này, người sử dụng tác nhân sinh học có thể dự doán khả năng ký sinh khi xuất hiện đồng thời biến động quần thể sâu tơ và C. plutellae, qua đó có thể vận dụng sát với tiềm năng trong phòng trừ sinh học.
-Tính chọn lựa tuổi ký chủ cho phép chọn thời điểm thích hợp để bố trí tiếp xúc ký sinh-ký chủ trong nhân nuôi và phóng thích. Tính chịu đựng nhiệt độ thấp của giai đoạn nhộng cho phép tồn trữ và vận chuyển sinh khối, đáp ứng nhu cầu số lượng cần phục vụ cho những đợt phóng thích vào những thời điểm đúng kế hoạch.
-Tính đáp ứng của nguồn thức ăn cho ong trưởng thành là khâu quan trọng trong nhân nuôi và phóng thích trên đồng ruộng, kể cả việc du nhập C. plutellae đến vùng địa lý mới.
-Thực trạng gây hại của sâu tơ trên đồng ruộng cần đến các biện pháp phóng thích C. plutellae khác nhau khi ứng dụng phòng trừ sinh học, xác nhận tính hiệu quả của một tác nhân sinh học bên cạnh những thuộc tính tự nhiên đã được tổng kết, còn phụ thuộc nhiều vào cách thức ứng dụng trong phòng trừ sinh học.
NGUYỄN NGỌC BÍCH
"Bước đầu nghiên cứu một số bệnh virus gây hại chính trên thuốc lá của tỉnh Tây Ninh"
“Study of major virus diseases on tobacco in Tay Ninh province”
Kết quả nghiên cứu cho thấy
- Trên vùng thuốc lá Tây Ninh tìm thấy 6 loài virus gây hại: Tomato spotted wilt virus, Tobacco mosaic virus, Cucumber mosaic virus, Tobacco leaf curl virus, Potato virus Y và Tomato bushy stunt virus. Ba loài là TSWV, TMV và CMV đã được xác định chính xác. Loài TLCV nhận dạng nhờ tai lá thừa điển hình. Trong đó virus héo đốm cà chua gây triệu chứng xoăn đọt thuốc lá đã phát thành dịch tại nhiều khu vực trồng thuốc lá của Tây Ninh vụ mùa 2001 - 2003.
- Phân tích trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp DAS-ELISA cho kết quả:
. Tất cả các mẫu thuốc lá biểu hiện các triệu chứng xoăn đọt hay ne ngọn ngoài đồng, mẫu lây nhiễm lại trong nhà lưới có hoặc không thể hiện triệu chứng. Một số mẫu cây khác như đậu đen, cà tím, thiên lý, thuốc lá nâu, dưa chuột, ớt, khổ qua, bí đỏ, đậu xanh, đậu phộng, dền gai đều cho phản ứng dương với kit TSWV.
. Các mẫu thuốc lá xoăn đọt với triệu chứng: chết ngọn, nâu gân, lốm đốm vàng và cây khác như đậu đen, cà tím thiên lý, dưa chuột cho phản ứng dương tính mạnh với kit TSWV, cho phản ứng âm hoặc dương tính yếu với kit CMV và TMV.
. Các mẫu thuốc lá thể hiện dạng khảm và một số cây trồng quanh vùng như thuốc lá nâu, đậu đen, cà tím phồng rộp, đậu bắp, thiên lý, đậu phộng dạng chồi xù. Tất cả cho phản ứng dương tính mạnh với kit TMV.
. Các mẫu thuốc lá thể hiện dạng u lồi rõ hoặc loang lỗ xanh đậm nhạt xen kẽ của giống Coker 176, cây ớt, chùm bao, đậu đen, thuốc lá nâu, dưa chuột, đậu bắp. Tất cả đều cho phản ứng dương tính mạnh với kit CMV.
- Kết quả trồng cây trong nhà lưới tại Phước Đông Tây Ninh và cơ quan Phân Viện đã xác định bọ trĩ chính là tác nhân truyền bệnh virus héo đốm cà chua. Cách ly côn trùng truyền bệnh sẽ không tìm được bệnh.
Hà Đình Tuấn
“Điều tra thành phần bệnh hại mía trên một số giống mới nhập nội và khảo sát diễn biến bệnh hại quan trọng ở vùng mía nguyên liệu miền Đông Nam bộ”
Kết quả đã ghi nhận được 3 bệnh do virus, 5 bệnh do vi khuẩn, 31 bệnh do nấm, 1 bệnh do phytoplasma, 4 bệnh chưa rõ tác nhân, và một số bệnh khác do tuyến trùng, thực vật bán ký sinh, do yếu tố môi trường và dinh dưỡng gây ra. Trong đó, hầu hết các bệnh quan trọng đều có diễn biến tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng của cây mía. Ngoại trừ bệnh cháy lá giảm dần sau giai đoạn đẻ nhánh và xoắn cổ lá có xu hướng giảm dần sau giai đoạn làm lóng vươn cao. Trong khi đó đại đa số người trồng mía không quan tâm đến bệnh hại mía cũng như các biện pháp phòng trừ bệnh. Trong 53 giống mới, ngoài những bệnh thông thường trên giống C86-12 tiềm ẩn bệnh than; giống Comus, CoC577 và CoTR527 biểu hiện triệu chứng bệnh khảm virus và kết quả dương tính đối với virus SCMV qua chẩn đoán phương pháp DAS-ELISA. Ngoài sản xuất, thành phần bệnh hại mía đa dạng hơn, hầu hết các bệnh hại chính không có sự khác biệt giữa các vùng mía nguyên liệu, ngoại trừ bệnh trắng lá mía chỉ xuất hiện ở Đồng Nai (Định Quán, Xuân Lộc) và Bình Dương (Bến Cát). Bên cạnh đó, giống VĐ86-368 nhiễm nặng bệnh than, giống ROC16 đồng thời nhiễm nặng bệnh than và vàng gân lá, giống My55-14 và F156 đều thấy xuất hiện triệu chứng bệnh than , giống My55-14 xuất hiện bệnh rỉ sắt.
Nguyễn Ngọc Trí
“Nghiên cứu khả năng kích kháng của acid salicylic trên cây ớt đối với bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra”
Đề tài được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh lý thực vật-Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cho các thí nghiệm trong phòng; Khu nhà lưới trại thực nghiệm-Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cho các thí nghiệm nhà lưới và tại cánh đồng Ấp Vĩnh Trường, Xã Tân Vĩnh Hiệp, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, cho thí nghiệm ngoài đồng. Thời gian tiến hành từ tháng 03 đến tháng 09 năm 2004. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với các thí nghiệm sau đây:
Thí nghiệm 1: Khảo sát phản ứng kích kháng của SA trên cây ớt trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm 2: Khảo sát mức độ chống chịu bệnh thán thư của cây ớt đã được xử lý SA trong điều kiện nhà lưới.
Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng chống bệnh thán thư của cây ớt đuợc xử lý kích kháng bằng SA trong thí nghiệm ngoài đồng.
* Kết quả xác định:
- SA có hiệu quả cao trong việc kích kháng cây ớt (giống Inda Hot) giai đoạn 6 - 8 lá chống bệnh thán thư. Nồng độ sử dụng thích hợp nhất là 1.000ppm.
- Trong điều kiện nhà lưới, SA cho hiệu quả bảo vệ cây ớt khỏi bệnh thán thư tương đương với thuốc Score hiện đang sử dụng để phòng trừ bệnh.
- Trong điều kiện ngoài đồng, sử dụng SA 1.000ppm phun 10 lần/vụ mang lại hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư cao và có thể dùng trong phòng trừ bệnh thán thư cho ớt.
Dương kim Hà
“Nghiên cứu tác nhân và đánh giá tác hại của bệnh héo khô đầu lá dứa”
Đề tài được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 tháng 5 năm 2004 đến ngày 30 tháng 10 năm 2005.
Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng phương pháp Reverse Transcription - Polymerase Chain Reaction (RT – PCR) để nhận diện bệnh héo khô đầu lá do Pineapple Mealybug Wilt – associated Virus (PMWaV).
Các nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Điều tra tình hình bệnh héo khô đầu lá dứa (MWP) ngoài đồng ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định sự ảnh hưởng của bệnh MWP đến năng suất và chất lượng.
- Xác định các triệu chứng biểu hiện bệnh MWP.
- Xây dựng qui trình phát hiện gen HSP 70 của PMWaV bằng phương pháp RT – PCR có độ tin cậy cao, phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm hiện có.
- Khảo sát sự lây nhiễm của rệp sáp truyền bệnh MWP trên cây dứa.
Kết quả đạt được như sau:
- Sử dụng qui trình ly trích RNA và phương pháp RT – PCR đã phát hiện ra hai loài virus trên dứa là PMWaV – 1 và PMWaV – 2 với kích thước sản phẩm PCR được thiết kế trên gen HSP 70 tương ứng là 589 bp và 609 bp. Tại các vùng chuyên canh dứa, cây dứa nhiễm 1 trong 2 loài PMWaV và có cây nhiễm cùng lúc 2 loài PMWaV.
- Rệp sáp Dysmicoccus brevipes là môi giới truyền PMWaV cho cây dứa gây bệnh héo khô đầu lá dứa. Cây dứa biểu hiện triệu chứng bệnh MWP khi có sự hiện diện của rệp sáp D. brevipes.
- Bệnh héo khô đầu lá do PMWaV gây hiện tượng “biến màu và biến dạng” trên lá dứa. Điểm khác nhau cơ bản của triệu chứng bệnh héo khô đầu lá so với các hiện tượng héo khác như do hạn, các triệu chứng bệnh lý khác thể hiện ở trình tự héo của các lá trên cây, màu sắc của lá và cách héo của lá dứa.
- Tác hại của bệnh héo khô đầu lá do PMWaV làm cây sinh trưởng phát triển chậm, giảm năng suất, chất lượng trái dứa. Thể hiện qua việc giảm trọng lượng trái từ 40 – 50 %, độ brix từ 5 – 10 % so với cây không nhiễm bệnh MWP.
- Tỉ lệ nhiễm bệnh héo khô đầu lá do PMWaV là 11,7 %. Dứa Cayenne mẫn cảm hơn dứa Queen và giống dứa Cayenne có nguồn gốc từ Thái Lan nhiễm nhẹ hơn so với giống dứa có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ing Sina
"Bước đầu nghiên cứu sử dụng bọ xít bắt mồi Orius sp. (Anthocoridae: Hemiptera) để phòng trừ bọ trĩ hại nho ở tỉnh Ninh Thuận" Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2004 tại trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu cây bông và cây có sợi và Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận.
1. Kết quả điều tra thành phần bọ trĩ và thiên địch của chúng cho thấy có 2 loài bọ trĩ, trong đó phổ biến nhất Scirtothrips dorsalis Hood và Thrips palmi Karny và 3 loài thiên địch của bọ trĩ trên cây nho.
2. Về đặc điểm sinh học của bọ trĩ với nhiệt độ trung bình là 29,530C và ẩm độ 77,93% thì bọ trĩ Scirtothrips dorsalis khi nuôi trên lá nho có vòng đời từ trứng cho đến trưởng thành đẻ trứng đầu tiên là 14,03 ngày, tuổi thọ bọ trĩ đực, cái lần lượt là 2,23 ngày, 5,49 ngày và sức đẻ trứng là 4,1 trứng.
3. Đặc điểm sinh học của bọ xít Orius sp. với nhiệt độ 270C và ẩm độ 75%. Khi nuôi bọ xít trên bọ trĩ thì vòng đời từ trứng cho đến trưởng thành đẻ trứng đầu tiên là 20,82 ngày, tuổi thọ bọ xít đực, cái lần lượt là 20,8 ngày; 48 ngày và sức đẻ trứng là 100,1 trứng.
- Khi nuôi bọ xít Orius sp. trên trứng ngài gạo có vòng đời trung bình là 23 ngày và sức đẻ trứng là 96,39 trứng.
- Khả năng phát triển sau giai đoạn đẻ trứng của bọ xít Orius sp. khi nuôi trên trứng ngài gạo có tỷ lệ bọ xít non sống là 76,47% và khi nuôi trên bọ trĩ có tỷ lệ bọ xít non sống là 85,88%.
- Khả năng ăn mồi của bọ xít Orius sp. tuổi 2, tuổi 5 và trưởng thành trên bọ trĩ là 19,3 con/ngày, 32,2 con/ngày và 33,1 con/ngày; trứng ngài gạo là 14,4 trứng/ngày, 18,3 trứng/ngày và 21,5 trứng/ngày; nhện đỏ là 8,2 con/ngày, 14,7 con/ngày và 16,9 con/ngày và trứng sâu xanh là 5,9 trứng/ngày, 7,9 trứng/ngày và 8,7 trứng/ngày.
4. Thí nghiệm trong lồng lưới có mật độ thả bọ xít Orius sp. trưởng thành là 2 con/lồng, 4 con/lồng và 6 con/lồng với mật độ bọ trĩ lần lượt là 13,93;13,73 và 13,87con/lá trong các nghiệm thức thí nghiệm với điều kiện bình thường.
Kết quả cho thấy mật độ bọ trĩ trong các nghiệm thức thả bọ xít 2 con, 4 con và 6 con đều giảm dần với mật độ bọ trĩ trung bình là 11,05; 7,63 và 4,31 con/lá trong các nghiệm thức thí nghiệm khi so sánh thống kê giữa nghiệm thức thả bọ xít 2 con và 4 con; 4 con và 6 con thì không có sự khác biệt nhưng nghiệm thức thả bọ xít 2 con và 6 con thì có sự khác biệt có ý nghĩa.
Đối với mật độ bọ xít lại tăng lên với mật độ trung bình là 2,75; 5,08 và 6,67 con/lồng lưới trong các nghiệm thức thí nghiệm khi so sánh thống kê giữa nghiệm thức thả bọ xít 2 con và 4 con; 2 con và 6 con thì có sự khác biệt có ý nghĩa nhưng nghiệm thức thả bọ xít 4 con và 6 con thì không có sự khác biệt có ý nghĩa.
5. Trong điều kiện không phun thuốc với phương pháp thả nhiễm 3 lần bọ xít Orius sp. đã thiết lập được quần thể là 0,98 con/cành so với ruộng không thả chỉ có 0,01 con/cành. Do đó mật độ bọ trĩ trên ruộng thả bọ xít bị thiên địch khống chế còn là 13,94 con/cành và tỷ lệ quả nho bị hại thấp là 5,52% so với ruộng không thả bọ xít và có phun thuốc hoá học như nông dân (31 lần/vụ) mật độ bọ trĩ là 26,04 con/cành và tỷ lệ quả bị hại lên đến 36,84% .
Lý Đại Khoa
”Điều tra sức khỏe hạt giống lúa và ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh trên hạt tại An Giang ‘’
Đề tàiđược tiến hành vào vụ Hè Thu 2003 ; tại ba huyện đại diện của tỉnh An Giang là huyện Thoại Sơn, huyện Châu Phú và huyện Chợ Mới, 90 chủ hộ nông dân được phỏng vấn trực tiếp theo phiếu theo điều tra và 90 mẫu hạt lúa giống được thu thập cho nghiên cứu. Kết quả điều tra thấy các giống lúa như OM 2517, OM 1490, OM 50404, OMCS 2000 và Jasmine là những giống lúa chiếm đa số diện tích canh tác trong vụ Hè Thu. Xét về nguồn gốc của những giống lúa này, phần lớn các giống lúa được gieo trồng tại đây là do bà con tự chọn làm giống và trao đổi lẫn nhau (kho?ng 67,78%). Phần còn lại (kho?ng 22,22%) do các Trung Tâm Giống của tỉnh, Công ty giống, các Viện và Trường cung cấp. Thời gian thay giống khoảng 3 vụ trở lên (chiếm 77,44%).
Ð? dánh giá sức khỏe và chất lượng hạt lúa giống, thu thập mỗi hộ1kg hạt lúa giống chuyển về Bộ Môn Bệnh Cây của Viện Nghiên Cứu Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long để kiểm tra bệnh và đánh giá chất lượng. Bằng phương pháp giấy thấm (Blotter method), đã phát hiện hầu hết các mẫu hạt đều nhiễm nấm bệnh. Nấm Alternaria padwickii xuất hiện trên 90 mẫu hạt, t? l? nhiễm 15,89 - 24% và là tác nhân gây ra bệnh phỏng lá nhỏ. Nấm Bipolaris oryzae, t? l? nhiễm 7,87% - 10,12% là tác nhân gây ra bệnh đốm lá lúa. Nấm Curvularia lunata gây bệnh đốm lá nhỏ, t? l? nhiễm 5,47 – 8,33%. Nấm Fusarium moniliforme gây ra bệnh lúa von xuất hiện trên 90 mẫu hạt và t? l? nhiễm 0,87 – 3,93%. Đây là
những tác nhân nấm gây bệnh quan trọng có khả năng truyền qua hạt. Các loại nấm hoại sinh kho vựa cũng phát hiện nhiễm trên mẫu hạt như Rhizopus sp., Aspergillus sp. ... nhưng với tần suất thấp.
Hai loài vi khuẩn ký sinh trên hạt lúa giống là vi khuẩn Acidovorax avenae gây chết cây mạ với tỉ lệ nhiễm 3,73 – 5,00% và vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây cháy bìa lá chúng có khả năng truyền qua hạt, có tỉ lệ nhiễm 2,56 – 6,45% cũng phát hiện nhiễm trên các mẫu hạt giống.
Các chỉ tiêu về chất lượng hạt lúa giống như độ sạch, độ ẩm, tỉ lệ nẩy mầm, tỉ lệ hạt thối, cây con không bình thường, tỉ lệ lẫn giống khác. Mẫu phân tích (40 gam) được tách từ mẫu gốc, kết quả cho thấy hầu hết mẫu hạt lúa giống có chất lượng chưa cao, 93% số mẫu có độ ẩm cao vượt quá qui định cho bảo quản (13,5%). Các chất tạp (>37%), lẫn hạt giống khác nhiều, hạt lúa cỏ và hạt cỏ dại lẫn nhiều trong mẫu. Tỉ lệ nẩy mầm (70,18%) thấp hơn qui định cho giống lúa (>85%). Tỉ lệ hạt chết (17%), hạt thối cũng như cây con dị hình (12%) ở hầu hết các giống.
Với mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của mầm bệnh trên hạt giống đến năng suất và khả năng truyền bệnh, chúng tôi đã chọn hạt giống có tỉ lệ nhiễm nấm Bipolaris oryzae (74 - 89% số hạt nhiễm) và lem hạt để thí nghiệm tại Trại thực nghiệm của Viện. Kết quả theo dõi, phân tích cho thấy hạt giống lúa có tỉ lệ hạt lem và nhiễm nấm Bipolaris oryzae cao có khả năng truyền bệnh sang vụ sau và gây ảnh hưởng đến năng suất. Các nghiệm thức dùng hạt giống nhiễm nấm bệnh cao thường có tỉ lệ hạt lem nhiều, tỉ lệ hạt lép cao dẫn đến năng suất lúa thấp hơn so với đối chứng dùng giống sạch (p < 0,05).
Trong vụ Hè Thu, tỉ lệ hạt lem, tỉ lệ hạt lép, năng suất cũng như mức độ nhiễm nấm bệnh trên hạt lúa sau thu hoạch có mối liên quan đến mật độ gieo sạ và lượng đạm áp dụng. Những nghiệm thức sạ dày (160, 200 kg/ha) và bón đạm nhiều (120 kg/ha) dẫn đến bệnh lem lép hạt phát triển mạnh, gây hại nặng làm cho năng suất lúa thấp hơn khi so với nghiệm thức sạ thưa (80 -120) và bón đạm thấp (80 kg/ha) (p < 0,05). Bệnh đốm vằn phát triển mạnh ở các nghiệm thức sạ dày và bón đạm cao nếu dùng thuốc nấm phòng trừ sẽ làm tăng chi phí sản xuất.
Nguyễn Minh Tâm
“Đặc điểm và biện pháp phòng chống mối hại một số loài cây trồng ở Bến Cát - Bình Dương” Đề tài được tiến hành ở huyện Bến Cát – Bình Dương, thời gian từ tháng 01 năm 2005 – tháng 09 năm 2005 gồm 2 nội dung: Điều tra thành phần, tác hại của các loài mối và biện pháp phòng chống mối trên vườn cây cao su, điều và sầu riêng.
¨ Thí nghiệm phòng và trị (cách 1) được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên RCBD. Trong đó các nghiệm thức đều được bố trí trong cùng một khu vực.
¨ Thử nghiệm trị (cách 2) Mỗi nghiệm thức được bố trí trên một vườn cây cách biệt nhau. kết qủa ghi nhận:
Tổng số loài mối tấn công phá hại trên 3 loại cây trồng được tìm thấy ở Bến Cát - Bình Dương là 9 loài, và chỉ tập trung vào 2 họ Rhinotermitidae (với 1 phân họ là Rhinotermitinae) và họ Termitidae (với 3 phân họ là Amitermitinae, Nasutitermitinae và Macrotermitinae). Trong đó, trên cây cao su gồm 7 loài, sầu riêng 5 loài. và cây điều 3 loài. Ở các vườn nhân, kiến thiết cơ bản và kinh doanh trên 3 loại cây trồng đều bị mối. Tuy mức độ thiệt hại ở mỗi loại cây khác nhau, mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
Năm loại hóa chất (Vibasa, Vifuran, Vicarp, Lorban, and Confidor) được thực hiện trên cây cao su khỏe đều mang lại hiệu qủa so với đối chứng nhưng không có sự khác biệt giữa các hóa chất.
+Chín loại thuốc (Vibasa, Vifuran, Vicarp, Lorban, Confidor, Dipel, Crymax, Tập kỳ và Brightin) thử nghiệm trên cây cao su bị nhiễm mối. Kết qủa chỉ ra rằng, Confidor và Brightin là 2 hóa chất có hiệu qủa tốt nhất so với các nghiệm thức. Các nghiệm thức có nguồn gốc lân hữu cơ là Lorban và Vibasa không có sự khác biệt. Ngược lạiù thuốc có nguồn gốc Carbamate là Vicarp và Vifuran có sự khác biệt, trong đó thuốc Vifuran hiệu qủa trị liệu tốt hơn. Các nghiệm thức thuốc có nguồn gốc vi khuẩn là Dipel và Crymax có sự khác biệt rõ rệt, trong đó thuốc Crymax hiệu qủa trị liệu tốt hơn.
+Năm loại thuốc (Dipel, Tập kỳ, Confidor, Lorban và Vibasa) trên cây cao su bị nhiễm mối. Kết qủa cho thấy, Confidor cho hiệu qủa khác biệt và là tốt nhất. Trong 2 loại thuốc có nguồn gốc lân hữu cơ là Lorban và Vibasa có sự khác biệt có ý nghĩa, trong đó Lorban hiệu qủa trị liệu tốt hơn. Các loại thuốc có nguồn gốc sinh học bao gồm Dipel (có nguồn gốc vi khuẩn) và Tập kỳ (có nguồn gốc nấm) có sự khác biệt rõ rệt, trong đó Tập kỳ hiệu qủa trị liệu tốt hơn.
Nguyễn Thị Phương Thảo
“Nghiên cứu đặc điểm lịch sử đời sống của ong vàng (Bracon hebetor)”
Đề tài được tiến hành tại Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 5 năm 2003 đến tháng 9 năm 2004. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, kiểu lô phụ với 3 lần lặp lại. Số liệu thí nghiệm được phân tích biến lượng (ANOVA), trắc nghiệm phân hạng theo LSD và phân tích tương quan. Kết quả thu được như sau:
§ Đặc điểm sinh học của B. hebetor: vòng đời của chúng từ: 9 – 14 ngày, thời gian sống của thành trùng là: 5 – 6 ngày.
§ Một số đặc điểm trong lịch sử đời sống: sự ký sinh của B. hebetor tăng theo sự hiện diện của ấu trùng ký chủ tăng, ký sinh nhiều nhất khi có sự hiện diện 20 ấu trùng ký chủ (số ấu trùng bị ký sinh là 12,33 ấu trùng). Một thành trùng cái B. hebetor có thể đẻ trung bình 84 trứng và có thể đẻ từ 2,4 – 34,1 trứng trên một ấu trùng ký chủ. Thời gian đẻ trứng kéo dài trong vòng 7 ngày. Trong khoảng nhiệt độ từ 150C đến 300C: thời gian phát triển từ lúc trứng đến thành trùng giảm khi nhiệt độ tăng (tại 150C là 36,9 ngày giảm xuống còn 8,2 ngày ở 300C) và thời gian sống của thành trùng B. hebetor cũng giảm khi nhiệt độ tăng (51,35 giảm 27,1 ngày đối với thành trùng cái; 28,9 xuống còn 12,95 ngày đối với thành trùng đực). Khi không có sự hiện diện của ấu trùng ký chủ thì tuổi thọ của thành trùng B. hebetor kéo dài nhất (27,05 ngày và 13 ngày lần lượt đối vối thành trùng cái và đực) khi cho ăn thêm bằng dung dịch mật ong 10 %, trong cùng một điều kiện nhiệt độ, cùng một loại thức ăn: tuổi thọ của thành trùng cái B. hebetor bao giờ cũng kéo dài hơn rất nhiều so với tuổi thọ của thành trùng đực. Kiểu đời sống của B. hebetor là kiểu B.
§ Phổ ký chủ của B. hebetor: có 5 loại ấu trùng ký chủ mà B. hebetor chấp nhận, có 3 loại ấu trùng ký chủ mà chúng ký sinh thích hợp nhưng chỉ có một loại ấu trùng ký chủ mà chúng ưa thích ký sinh nhất đó là: C. cephalonica và tuổi 4 và 5 của ấu trùng ký chủ là hai độ tuổi để chúng ký sinh thích hợp nhất.
§ Aûnh hưởng tuổi của ấu trùng C. cephalonica lên thành trùng B. hebetor: lượng trứng, thành trùng, tỷ lệ và kích thước thành trùng cái B. hebetor được tạo thành khi B. hebetor ký sinh trên ấu trùng C. cephalonica tuổi lớn (tuổi 4, 5) cao hơn trên ấu trùng tuổi nhỏ (tuổi 1, 2 và 3).
§ Bảo quản thành trùng cái B. hebetor: nhiệt độ tối ưu để bảo quản thành trùng cái B. hebetor là 50C. Thời gian bảo quản tối đa hơn 90 ngày ở 50C. Thời gian bảo quản tối ưu là 15 đến 75 ngày ở nhiệt độ 50C. Khả năng tái sinh sản của B. hebetor tốt nhất là 15 ngày sau bảo quản.
§ Sản xuất hàng loạt ký sinh B. hebetor: sản xuất hàng loạt B. hebetor trong phòng thí nghiệm trên ấu trùng C. cephalonica tuổi 4, 5 cho hiệu quả cao nhất, giá thành thấp nhất.
Nguyễn Trọng Thể
“Chọn lọc và sử dụng vi khuẩn đối kháng Pseudomanas fluorescens để phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani và nấm Sclerotium rolfsii gây hại trên cây bông vải và cây cà chua”
Đề tài được tiến hành tại trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, thời gian từ tháng 12/2001 đến tháng 06/2004. Thí nghiệm ngoài đồng ruộng được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên.
Kết quả thu được :
- Xây dựng được phương pháp sắc ký lỏng cao áp để định lượng các chất kháng sinh sinh học như 2, 4-DAPG làm tăng độ tin cậy về tính đối kháng của dòng vi khuẩn được chọn và sẽ được ứng dụng trong việc phát hiện hợp chất này trong rễ cây trồng nhằm đánh giá khả năng định cư của dòng vi khuẩn tiết ra chất kháng sinh này.
- Phương pháp đánh giá tính gây hại nếu có của các dòng vi khuẩn trong ống nghiệm đã được thiết lập trong nghiên cứu, cho kết quả đáng tin cậy, nhanh, chi phí thấp. Phương pháp này rất có ý nghĩa trong trường hợp trang thiết bị không đầy đủ.
- Thiết lập được quy trình nhân sinh khối sản phẩm. Đối với bệnh chết cây cà chua do Sclerotium rolfsii gây ra và bệnh gây hại cây bông vải do nấm Rhizoctonia solani gây ra, có dòng : PMT51 phân lập từ rễ cây mồng tơi ở Tân Ba, tỉnh Bình Dương và PTL135 phân lập từ rễ cây thuốc lá, ở Tây Ninh.
- Lưu trữ một số lượng lớn mẫu vi khuẩn đối kháng, Pseudomonas fluorescens để phục vụ cho các công tác nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế tiếp theo.
Tóm lại đề tài đã xây dựng được các quy trình hay phương pháp giúp cho việc chọn lọc các dòng vi khuẩn có tính đối kháng cao và ổn định nhằm ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Phạm Ngọc Anh
“ Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại dưa hấu, thiên địch bọ trĩ và khảo sát hiệu qua ûcác biện pháp phòng trừ tại Long An”
Đề tài được tiến hành tại Long An thời gian từ 1/2004 đến tháng 12/2004.
Kết quả thu được như sau:
Tại Long An hiện nay nông dân trồng dưa hấu ở cả 2 mùa mưa và khô, nhưng trồng nhiều vào mùa khô. Để phòng trừ bọ trĩ trên dưa hấu nông dân chủ yếu sử dụng thuốc gốc carbamate, lân hữu cơ và pyrethroid. Đa số nông dân phun thuốc khi thấy bọ trĩ xuất hiện và dùng thuốc theo khuyến cáo.
Tại Đức Hòa (Long An) đã ghi nhận được 5 loài bọ trĩ gây hại trên dưa hấu, trong đó có 3 loài trong bộ phụ đốt cuối bụng hình nón Terebrantia là: Thrips palmi Karny (Thripidae – Thysanoptera), Thrips tabaci Linderman (Thripidae – Thysanoptera), và Frankliniella occidentalis Pergande (Thripidae – Thysanoptera), có 2 loài trong bộ phụ đốt cuối bụng hình trụ Tubulifera là Haplothrips sp. (Phlaeothripidae - Thripidae – Thysanoptera), 1 loài thuộc họ Chilothripidae.
Đã ghi nhận 1 loài thiên địch của bọ trĩ trên dưa hấu là Orius tantilus Motschussky tại Đức Hòa ( Long An).
Bọ trĩ dưa Thrips palmi Karny ở địa bàn Long An: thành trùng cái dài 1,06± 0,13 mm, thành trùng đực dài 0,78 ± 0,06 mm.
Mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa hấu phụ thuộc vào mùa vụ và giai đoạn sinh trưởng của dưa hấu. Mức độ gây hại của bọ trĩ trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa. Trong mùa khô mật số bọ trĩ cao nhất là 18,9 con/dây ở giai đoạn 45 NSKG, tỉ lệ lá bị hại 74%, chỉ số lá bị hại 22,4 %. Trong mùa mưa mật số bọ trĩ cao nhất là 4,8 con/dây ở giai đoạn 35 NSKG, tỉ lệ lá bị hại 22%, chỉ số lá bị hại
6,8 %.
Sử dụng thuốc Secure 10 EC hoặc Confidor 100 SL làm giảm đáng kể mật số bọ trĩ. Sử dụng Confidor 100 SL cho hiệu quả 82,2% và sử dụng Secure 10 EC cho hiệu quả 85,6% sau 7 NSXL.
Bước đầu ghi nhận bẫy màu vàng có khả năng lôi cuốn bọ trĩ dưa hấu. Trên khu ruộng thí nhiệm phòng trừ bọ trĩ bằng kỹ thuật canh tác có mật số bọ trĩ cao nhất là 9,2 con/dây vào 42 NSKG thì số lượng bọ trĩ vào bẫy 86 con/bẫy. Trên khu ruộng thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng phương pháp phòng trừ tổng hợp có mật số bọ trĩ cao nhất là 24 con/dây ở 37 NSKG thì số lượng bọ trĩ vào bẫy là 196 con/bẫy.
Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp đối với bọ trĩ trên dưa hấu, chủ yếu là bón phân cân đối, sử dụng bẫy dính màu vàng, sử dụng thuốc BVTV hợp lý đã thu được hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng nông dân. Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp hệ số lãi suất là 1, 27. Aùp dụng theo nông dân hệ số lãi suất là
0,86. Cụ thể áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp lãi suất là 17.587.000 đồng/ ha, áp dụng theo nông dân lãi suất là 13.022.000 đ/ha.
Phan Đức Sơn
“Nghiên cứu bệnh virus trên cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở một số tỉnh Phía Nam bằng kỹ thuật ELISA”
Đề tài được tiến hành khảo sát ngoài đồng tại 3 tỉnh : Kiên Giang, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu; phân tích trong phòng thí nghiệm tại Bộ môn Công nghệ Sinh học - Trung tâm Phân tích Thí nghiệm - trường Đại học Nông Lâm TP. HCM từ tháng 04/2002 đến tháng 08/2004.
Tổng số 240 mẫu lá bệnh thu thập ngẫu nhiên ngoài đồng được phân nhóm triệu chứng và kiểm tra bằng phương pháp hấp thụ miễn dịch liên kết men ELISA theo phương pháp dDAS - ELISA (direct Double Antibody Sandwich - Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay) với 10 kháng thể đa dòng (bộ kit PLANTEST - ELISA do công ty BIO - RAD cung cấp), bao gồm: CMV - Cucumber Mosaic cucumovirus, PMMoV - Pepper Mild Mottle tobamovirus, TMV - Tobacco Mosaic tobamovirus, ToMV - Tomato Mosaic tobamovirus, PVMV - Pepper Veinal Mottle potyvirus, TEV - Tobacco Etch potyvirus, TRSV - Tobacco Ring spot nepovirus, TBRV - Tomato Black Ring nepovirus, ToRSV - Tomato Ringspot nepovirus và TSWV - Tomato Spotted Wilt tospovirus.
Sử dụng máy đọc ELISA (Reader ELISA - PR2100) để đọc kết quả.
Kết quả thu được
- Có 6 nhóm triệu chứng khác nhau được xác định là do các loại virus gây ra, bao gồm: đốm hoa lá, vàng lá gân xanh, lá nhỏ biến dạng, vàng lá, đốm vàng nhạt và khảm xanh - nhăn lá. Trong đó triệu chứng đốm hoa lá rất phổ biến (+++).Triệu chứng lá nhỏ biến dạng rất ít phổ biến (+).
- Không thể xác định triệu chứng điển hình cho mỗi loại virus thử nghiệm, các nhóm triệu chứng này là hệ quả của nhiều tác nhân virus cùng tấn công lên cây tiêu. Đồng thời, trên một cây có thể có nhiều hơn 2 loại triệu chứng cùng xuất hiện.
- Có chín loại virus được xác định gây hại nặng cho tiêu trong nghiên cứu này, bao gồm: CMV, PMMoV, TMV, ToMV, PVMV, TEV, TRSV, TBRV và TSWV. Tỷ lệ nhiễm của 9 loại virus này trên cả 4 vùng nghiên cứu trung bình từ 56,7% đến 96,7%. Riêng loại virus ToRSV có xuất hiện ở Hà Tiên và Châu Đức nhưng tỷ lệ rất thấp, cần tiếp tục nghiên cứu thêm về dịch tễ học.
- Tỷ lệ nhiễm các loại virus trên 6 nhóm triệu chứng tương đương nhau, tỷ lệ nhiễm trung bình ở 4 vùng nghiên cứu biến động từ 61,1% đến 79,9% trên số mẫu (có triệu chứng) được phân tích.
- Mức độ nhiễm virus trên vườn tiêu ở các giai đoạn tuổi khác nhau không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, mức độ tích lũy virus trên từng cây (trụ) tiêu ở các tuổi cây khác nhau thì có sự khác biệt, tuổi càng lớn, tỷ lệ lá bị nhiễm trên trụ tiêu càng tăng lên.
- Trên các giống tiêu khác nhau, mức độ nhiễm virus có khác nhau đối với mỗi loại virus gây bệnh.
Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên xác định được tình hình nhiễm bệnh của cây tiêu đối với tác nhân gây hại là virus trong điều kiện Việt Nam. Phương pháp ELISA là công cụ hữu hiệu để thực hiện công việc, có độ chính xác cao. Như vậy đến nay có ít nhất 14 loại virus khác nhau tồn tại trong mẫu tiêu bị bệnh ở Việt Nam (có 4 loài khác được xác định bởi nghiên cứu của Đoàn Thị Ái Thuyền và ctv, 2001). Xác định và nhận diện tác nhân gây hại chính là những nghiên cứu cần thiết trong thời gian sắp tới.
Phan Quốc Hoàn
Tthực trạng và các biện pháp xử lý nhằm cải thiện sức khỏe hạt giống lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Đề tài được thực hiện tại Viện Nghiên Cứu Lúa ĐBSCL nhằm mục tiêu tìm hiểu thực trạng sức khoẻ hạt giống lúa và các điều kiện, biện pháp kỹ thuật liên quan của nông dân ĐBSCL qua đó nghiên cứu một số biện pháp xử lý hạt hiệu quả nhằm cải thiện sức khoẻ lượng hạt giống trước khi gieo sạ góp phần tăng năng suất chất lượng hạt giống của nông dân.
Kết quả điều tra 100 hộ nông dân ở 3 tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ cho thấy rằng: nông dân ở các vùng này vẫn còn mang nặng tập quán tự để giống lúa (63.4%) hoặc trao đổi hạt với nông dân khác (28.5%) chỉ có 8.1% nông dân mua giống ở các cơ sở sản xuất. Gieo sạ dày (trung bình 217 kg/ha) vẫn còn là một hạn chế có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ hạt giống mà nông dân đang áp dụng. Biện pháp xử lý hạt được nông dân áp dụng nhiều nhất là gạn bỏ hạt lép nổi bằng nước (85.7%) chỉ khoảng 16.3 % nông dân quan tâm đến việc xử lý hạt giống bằng các biện pháp khác.
Các mẫu lúa thu thập kèm theo phiếu điều tra đã được phân tích theo tiêu chuẩn quốc tế (International Rules for Seed Testing Standard) để đánh giá thành phần nấm, tỉ lệ nảy mầm và các chỉ tiêu chất lượng khác. Trong nhóm nấm hạt có thể gây bệnh cho mạ và cây lúa phổ biến nhất là hai loại nấm Alternaria padwickii và Bipolaris oryzae. Phần trăm hạt bị nhiễm biến thiên từ 7.0 đến 91% với Alternaria padwickii và từ 1.0 tới 74% với Bipolaris oryzae. Nấm Fusarium moniliforme tác nhân gây bệnh bakanae (lúa von) chỉ nhiễm 5.2% và xuất hiện ở 78 mẫu. Các nấm khác với tỉ lệ nhiễm ở hạt là Tilletia barclayana 53.8%, Curvularia sp. 22.8%, Memnoniella sp. 10.6%, Pinatubo sp. 9.3%, Rhizopus sp. 7.2%.
Phân tích hồi quy đa biến đã cho thấy tỉ lệ nhiễm các nấm hạt có tương quan gần với tỉ lệ hạt không nảy mầm (R2 = 0.56). Bipolaris oryzae có ảnh hưởng đáng kể gây ra những cây mạ bất bình thường qua kiểm tra nấm nhiễm gây chết ma.
Các thí nghiệm trong phòng bao gồm các biện pháp chọn hạt, xử lý hạt bằng nước nóng và xử lý hạt bằng hoá chất được thực hiện trên các mẫu hạt có mức nhiễm nấm cao, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên. Xử lý hạt bằng nước nóng 55 - 58oC kết hợp ngâm hạt trước 6 giờ đã loại bỏ đáng kể nấm Bipolaris oryzae ở hạt và không làm giảm tỉ lệ nảy mầm. Trong các hoá chất xử lý hạt, Thiram (trừ nấm) và Risopla II (kích thích nảy mầm) đã cải thiện tốt nhất sự nảy mầm của hạt cả trong kiểm tra giấy thấm cuộn và mọc mạ trong chậu đất. Thiram có tác động làm tăng chiều dài diệp tiêu và rễ mầm tốt nhất trong các hoá chất xử lý còn Derosal có thể loại trừ hoàn toàn Alternaria padwickii ở hạt. So với biện pháp chọn hạt bằng nước thông thường của nông dân các hoá chất còn lại đã không có ảnh hưởng khác biệt đến sự nảy mầm của hạt.
Từ những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, những biện pháp xử lý hạt tốt nhất được đánh giá thêm trong điều kiện đồng ruộng. Kết quả cho thấy, nghiệm thức có xử lý hạt bằng Di-potassium hydrogen phosphate đã cho năng suất hạt cao hơn 16.6% so với đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê, còn xử lý hạt bằng nước nóng kết hợp loại bỏ hạt xấu bằng nước muối cũng làm tăng 13.4% năng suất nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Hạt sau thu hoạch cũng được kiểm tra sự nhiễm nấm nhưng không phát hiện được sự liên quan gì đến sự nhiễm lúc gieo sạ.
Trần Huệ Hoa Hiuền Hiuền
“Nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii phòng trừ sâu đục thân bắp Ostrinia furnacalis Guenée tại Phú Yên”
Đề tài được tiến hành tại trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 12/2003 - 12/2004.
Bằng phương pháp nhân nuôi ong ký sinh của Viện Bảo vệ thực vật và phương pháp điều tra sâu hại cơ bản đồng thời bố trí thí nghiệm ngoài đồng chúng tôi đã ghi nhận được:
Hiện nay các xã đồng bằng tại Phú Yên thường trồng bắp nếp có thời gian sinh trưởng 65 - 70 ngày liên tiếp 3 vụ: Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu. Nông dân phun thuốc nhiều lần để phòng trừ sâu đục thân bắp nhưng hiệu quả không cao.
Biến động mật độ và khả năng gây hại của sâu đục thân bắp qua các mùa vụ ở Phú Yên cao nhất trong vụ Xuân Hè với mật độ sâu 26,2 con/10 cây, tỷ lệ cây bị hại 84%; thấp nhất trong vụ Đông Xuân với mật độ sâu 8,4 con/10 cây, tỷ lệ cây bị hại 35%. Mật độ sâu vụ Hè Thu 15,2 con/10 cây, tỷ lệ cây bị hại 61%.
Ong mắt đỏ có thể tự gia tăng quần thể trên đồng ruộng và làm giảm tác hại của sâu đục thân bắp ở vụ sau. Trong vụ Xuân Hè 2004 trên ruộng không thả ong ở vụ trước mật độ sâu 22,5 con/10 cây và tỷ lệ cây bị hại là 83%, trên ruộng thả ong ở vụ trước mật độ sâu 13,9 con/10 cây và tỷ lệ cây bị hại là 58%.
Chúng tôi cũng đã ghi nhận được một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân bắp Ostrinia furnacalis Guenée, ngài gạo Corcyra cephalonica Stain. và ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii trong năm 2004 tại Phú Yên. Vòng đời sâu đục thân bắp vụ Đông Xuân 41 - 50 ngày và vụ Xuân Hè 28 - 38 ngày. Khi nuôi cá thể, vòng đời ngài gạo trong đợt nuôi từ 02 - 04/2004 là 43 - 53 ngày và trong đợt nuôi từ 04 - 07/2004 là 39 - 47 ngày. Vòng đời của ong mắt đỏ từ tháng 01 - 06/2004 dao động 7 - 10 ngày. Với thức ăn là mật ong 10%, thành trùng sâu đục thân bắp sống 9 - 12 ngày và đẻ 297 - 508 trứng. Khi cung cấp một lượng thức ăn 7,5 kg bột cám và bột bắp/1 gam trứng trưởng thành ngài gạo đẻ 389 - 530 trứng và thời gian đẻ trứng 6 - 10 ngày. Trong điều kiện này, tỷ suất nhân nuôi ngài gạo 1:20,52 - 1:29,73.
Đã địa phương hóa được qui trình nhân nuôi ong mắt đỏ trong điều kiện cụ thể của Phú Yên như sau:
- Trứng ngài gạo chưa ký sinh dùng nhân nuôi ngài gạo bảo quản ở 6 - 8 0C có thể lưu trữ 8 ngày (trứng thu trong tháng 03 - 04/2004) và 6 ngày (trứng thu trong tháng 06 - 07/2004). Trứng ngài gạo chưa ký sinh dùng nhân nuôi ong mắt đỏ bảo quản ở 6 - 8 0C có thể lưu trữ 15 - 21 ngày (tùy thuộc thế hệ nhân ong).
- Trứng ngài gạo đã ký sinh bảo quản ở 6 - 8 0C trong trạng thái 1 - 2 ngày trước khi ong vũ hóa có thể lưu trữ 9 - 12 ngày (trong vụ Đông Xuân) và 6 - 9 ngày (trong vụ Xuân Hè) trước khi thả ra đồng (tùy thuộc trạng thái bảo quản).
- Nhân nuôi ong mắt đỏ trong phòng thí nghiệm tại Phú Yên sau 13 - 15 lứa nên thu nguồn ong mới trên đồng để tăng tỷ lệ ký sinh.
Trong vụ Xuân 2004, trên ruộng thả 1.200.000 ong mắt đỏ/ha bắp mật độ sâu đục thân bắp 5,20 con/10 cây và tỷ lệ cây bị hại 34%. Trên ruộng sử dụng thuốc mật độ sâu đục thân bắp 25,60 con/10 cây và tỷ lệ cây bị hại là 86%. Hệ số lãi suất trên ruộng thả ong 4,30 và ruộng phun thuốc là 3,02. Lợi nhuận từ việc sử dụng biện pháp sinh học (ong ký sinh) cao hơn hóa học (phun thuốc) là 5.841.000 đồng.
Số lần xem trang: 3939
Điều chỉnh lần cuối: 18-04-2011