Thống kê


Đang xem 232
Toàn hệ thống: 1814
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

   

Ðỗ Văn Quang

Mô phỏng quá trình sinh trưởng rừng trồng bạch đàn trắng (Eucalyptus Camaldulensis Dehnhardt) ở các luân kỳ khai thác khác nhau tại lâm trường Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu trên 2 loại đất cát và phù sa cổ ở các cấp tuổi 2, 3, 4 và 5 thuộc 2 luân kỳ tại Lâm trường Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Kết quả cho thấy:

-        Các chỉ tiêu sinh trưởng: đường kính ngang ngực, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây của bạch đàn trắng trên đất cát đều tốt hơn trên đất phù sa cổ. Do vậy, nên lập riêng mô hình sinh trưởng cho hai loại đất trên để nâng cao độ chính xác.

-        Có sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh trưởng trong luân kỳ 1 và 2

-        Không có sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân trên haở từng cấp tuổi như:đường kính, chiêu cao, trữ lượng  giữa hai loại đất cát và phù sa cổ. Chỉ có sự khác biệt về chiều cao bình quân giữa hai luân kỳ 1 và 2  

-        Ðề tài đã thực hiện lựa chọn mô hình và ứng dụng kết quả nghiên cứu để xây dựng biểu tra thể tích thân cây và dự đoán sản lượng bạch đàn trắng tại Xuyên Mộc

Phạm Trọng Thịnh

Xây dựng biểu thể tích cây đứng cho rừng đước (Rhizophora apigulata) trồng ở rừng ven biển Nam bộ.

Phương pháp nghiên cứu: số liệu thu thập trên đối tượng nghiên cứu là rừng đước trồng từ Duyên Hải đến Cà Mau từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1999.

Kết quả cho thấy:

-        Ðã xác định rằng việc lập biểu thể tích một nhân tố theo cấp chiều cao cho rừng trồng đước tại ven biển Nam bộ là thích hợp cho công tác điều tra thống kê tài nguyên và quản lý rừng ngập mặn.

-        Các chương trình giới hạn theo cấp chiều cao của rừng đước gồm: (I) Giới hạn dưới của cấp 1: h0=1,3+15,761e-9,961/d (ii) Giới hạn cấp 1 với cấp 2:

      h1=1,3+1 7,297e-6,644/d Giới hạn cấp 3: h2=1,3+20,877e-5,095/d (iv) Giới hạn cấp 3 với cấp 4: h3=1,3+24,195e-4,261/d (v) Giới hạn trên của cấp 4:h4=1,3+27,729e-3,767/d

-        Tương quan giữa các yếu tố tạo thành thể tích thân cây được mô phỏng bằng các phương trình: f 1,3=0,279+0,422q22+0,491/q2h; hq2=0,746+0,686h; gf= 0,00034+0,512g; hf 1,3=0,488h.

-        Dang phân bố của chỉ tiêu hình dạng thân cây f01 tuân theo luật phân bố chuẩn N(0,53; 0,0055).

-        Tương quan giữa thể tích và các nhân tố cấu thành thể tích thân cây đước có hai phương trình: logv = 4,0454+2,805 logd; logv = 4,216 + 1,888 logd+0,992 logh đã được sử dụng để lập biểu thể tích thân cây đứng theo cấp chiều cao.

Vương Chí Hùng

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến năng suất và hàm lượng Alkaloid của loài dừa cạn ở ven biển tỉnh Phú yên.

Phương pháp: nghiên cứu thực nghiệm sinh thái học, kết hợp phương pháp quan sát, mô tả.

Kết quả  cho thấy:

-        Năng suất lá khô dừa cạn có thể thu được thu được trung bình là 1462 kg/ha/năm, trong đó cao nhất là TP.Hồ Chí Minh và Daklak (2344-2631 kg/ha/năm), thấp nhất là Phú Yên (678 kg/ha/năm). Hàm lượng alkaloid toàn phần trong lá khô dừa can trung bình là 7,48 kg/ha/năm, trong đó cao nhất là Phú Yên (10,2 kg/ha/năm), thấp nhất là Daklak (5,8 kg/ha/năm).

-        Hàm lượng alkaloid trong lá và rễ có quan hệ thuận chặt chẽ với nhiệt độ và số giờ nắng , quan  hệ nghịch với độ ẩm không khí. Vì thế, việc gây trồng các đai rừng phòng hộ sẽ có tác dụng giảm thấp ảnh hưởng xấu của thời tiết đối với dừa cạn.

-        Năng suất của lá dừa cạn tăng dần theo mức tăng của độ tàn che, cao nhất ở độ tàn che là 50-75%. Ngược lại, hàm lượng alkaloid trong lá và rễ giảm thấp dần theo mức tăng của độ tàn che. Biến động về alkaloid theo độ tàn che không lớn và nằm trong phạm vi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, có thể kết hợp trồng dừa cạn dưới tán các loài cây gỗ trong các mô hình nông lâm nghiệp ở đồ tàn che từ 50-75%.

-        Ðất bazan ở sông Hinh cho năng suất lá cao hơn, nhưng hàm lượng alkaloid thấp hơn so với đất cát ven biển Tuy Hòa. Ðể nâng cao năng suất lá và rễ và hàm lượng alkaloid trong lá và rễ trên hai loại đất này, có thể bón lót thêm 10 tấn phân chuồng /ha + N (30-50 kg/ha) + P (30-50 kg/ha) + K (30-50kh/ha) cho đất cát ven biển Tuy Hòa và 10 tấn phân chuồng /ha + N (10-20 kg/ha) + P (10-20 kg/ha) + K (10-20 kg/ha) cho đất sông Hinh.

-        Mật độ thích hợp để gây trồng dừa cạn tập trung trên diện tích lớn là 30 x 30 cm (110.000 cây/ha).

-        Việc thu hái từ ngọn trở xuống 6-8 cặp lá, chu kỳ thu hoạch là 2-2,5 tháng/lần đảm bảo nâng cao năng suất lá và rễ và hàm lượng alkaloid trong lá và rễ dừa cạn.

Lý Thọ

Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng của vườn quốc gia côn đảo, huyện Côn đảo, tỉnh Bà rịa-Vũng tàu

Phương pháp: dùng 2 phương pháp định tính và định lượng.

Kết quả cho thấy:

-        Thành phần thực vật gồm có 868 loài thuộc 563 chi và 164 họ. Ngành thực vật hạt kín chiếm ưu thế với 675 loài, và có 6 họ có độ thường xuyên trên 50%: Mimosaceae, Sapindaceae, meliaceae, Myrtaceae, Myristiceae,và Ebenacea.

-        Thảm thực vật rừng Côn đảo có 2 kiểu rừng chính : Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới.

-        Cấu trúc đứng của rừng Côn đảo có 3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng cỏ quyết . tầng cây gỗ có đường kính D1,3 bình quân là 40 cm và chiều cao bình quân  20 cm.

-        Những loài ưu thế về số lượng đều xuất hiện trong tất cả tầng rừng và tập trung nhất ở tầng lập quần (8-18 m).

-        Mô hình toán học được chấp nhận cho cấu trúc rừng Côn đảo:

-        chiều cao và đường kính:       H=A.ebx

-        Số cây theo cấp đường kính:  N=A.e-hD

Bùi Thanh Phong

"Hiện tượng Thông 3 lá chết hàng loạt trên rừng trồng ở Lâm Đồng – phân tích nguyên nhân và biện pháp phòng chống

Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 4/2001 đến tháng 4/2002 nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đề xuấtø biện pháp phòng trừ một hiện tượng bệnh lý mới xuất hiện thời gian gần đây trên cây Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) ở Lâm Đồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

(a) Bằng phương pháp xét nghiệm tuyến trùng từ các mẫu gỗ của 75 cây Thông 3 lá có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bị chết do bệnh, đã có 66 mẫu (chiếm tỉ lệ 88%) có sự hiện diện của tuyến trùng Bursaphelenchus sp. Trong khi đó hoàn toàn không tìm thấy loài tuyến trùng này trên các mẫu gỗ của các cây khoẻ hoặc cây chết vì nhiều nguyên nhân khác thu thập trong vùng lưu hành bệnh. Mật độ tuyến trùng phân bố trong cây đang nhiễm bệnh cũng có sự không không đồng đều giữa các bộ phận ở rễ, gốc và ngọn. Khi cây mới nhiễm bệnh, mật độ tuyến trùng ở ngọn là cao nhất, rễ cây có mật độ tuyến trùng thấp nhất. Nhưng khi cây bệnh đã chết hẳn thì mật độ tuyến trùng ở các bộ phận của cây hầu như tương đương nhau.

(b) Bằng phương pháp điều tra, thống kê mức gây hại của bệnh từ năm 1994 đến năm 2000, đề tài đã góp phần làm sáng tỏ một số yếu tố sinh thái có ảnh hưởng ít nhiều đến sự xuất hiện của bệnh như: điều kiện khô hạn, nắng nóng, hiện trường có hướng phơi tiếp nhận nhiều ánh nắng mặt trời. Các yếu tố: tuổi rừng, bệnh sử của khu rừng cũng có liên quan đến khả năng xuất hiện và mức độ gây hại của bệnh.

(c) Bằng cách gây nhiễm nhân tạo tuyến trùng trên cây non lành bệnh (tuyến trùng được nhân nuôi trong môi trường nhân tạo ở nhiệt độ 25 oC trong 7 ngày) mỗi cây non được gây nhiễm khoảng 500 cá thể tuyến trùng. Kết qủa ghi nhận có 56% cây 5 tháng tuổi bị chết, trong khi đó cây 12 và 24 tháng tuổi có tỉ lệ tử vong không đáng kể.

(d) Với kết quả điều tra, định danh và tìm hiểu tập tính một số loài côn trùng xuất hiện phổ biến trên cây bệnh, đã khẳng định các loài côn trùng này chỉ tấn công và xuất hiện trên cây đã bị suy yếu do nhiễm bệnh, chúng chỉ là nguyên nhân thứ phát khiến cây nhanh chóng bị chết mà thôi. Trong số các loài côn trùng tìm thấy trên cây bệnh, bước đầu phát hiện 1 loài có khả năng là vật trung gian lan truyền tuyến trùng, đó là loài Xén tóc Monochamus alternatus Hope.

(e) Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tuyến trùng Bursaphelenchus sp. là tác nhân chính gây bệnh làm chết cây. Từ đó, đề tài đãø đưa ra các khuyến cáo và đề xuất các biện pháp phòng trừ thích hợp trong điều kiện cụ thể và những kinh nghiệm tích luỹ được trong thực tế phòng trù căn bệnh này trên rừng trồng Thông 3 lá ở Lâm Đồng.

Nguyễn Minh cảnh

“Lập biểu thể tích cây đứng cho rừng trồng sao đen (Hopea odorata) tại vùng Đông Nam Bộ

Nghiên cứu được tiến hành tại Lâm trường Bù Đăng – Bình Phước, Lâm trường Tân Phú – Đồng Nai, Rừng Phòng hộ Xuân Sơn huyện Châu Đức – Bà Rịa Vũng Tàu, thời gian từ tháng 02 đến tháng 08 năm 2003.

- Mục tiêu chính của đề tài là:

+ Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản nhất về cấu trúc rừng làm cơ sở cho việc xác định kiểu biểu sẽ được lập, số nhân tố đưa vào biểu.

+ Xây dựng các mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố cấu thành thể tích thân cây và mối quan hệ giữa thể tích thân cây với các nhân tố cấu thành thể tích làm cơ sở khoa học cho việc lập biểu thể tích cây đứng.

- Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là điều tra thu thập tài liệu trên thực địa, lấy diện tích rừng trồng sao đen tại 3 khu vực Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Phước theo các tuổi làm đối tượng thu thập. Sử dụng phần mềm Excel 2000 và Statgraphics 7.0 để xử lý số liệu và xác lập các mô hình tương quan.

Kết quả cho thấy:

1. Nghiên cứu về quy luật cấu trúc rừng sao đen trồng tại vùng Đông Nam Bộ

Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3, và chiều cao vút ngọt (Hvn) tại vùng Đông Nam Bộ với 2 phương trình cụ thể sau:

            LogN = -1,8717 + 7,8202.Logd1,3 – 3,7430.Logd1,3

            LogN =  0,1048 + 3,8068.LogH – 1,9226.Log2H

2. Việc lập biểu thể tích cây đứng ở đề tài này đi theo phương hướng nghiên cứu tổng hợp quy luật tương quan giữa thể tích thân cây với đường kính và chiều cao của cây. Phương trình toán học thích hợp nhất để mô phỏng mối tương quan giữa đường kính và chiều cao của rừng sao đen trồng tại vùng Đông Nam Bộ là: H = -12,4236 + 20,4494. Logd1,3

3. Tương quan giữa các nhân tố tạo thành thể tích thân cây được mô phỏng bằng các phương trình sau:

f1.3 = 0,3407 + 0,2870.q22 + 0,7093.(1/ Hq2)

Hq2 = 0,4637 + 0,6672.H

Hf1,3 = 0,8315 + 0,4545.H

gf1,3 = 0,0008 + 0,4726.g

4. Các cây tham gia lập biểu thể tích được thu thập từ các phân vùng khác nhau nhưng đều có hình dạng giống nhau. Chỉ tiêu hình dạng thân cây f0,1 tuân theo quy luật phân bố chuẩn N(0,55; 0,0558).

5. Việc lập biểu thể tích một nhân tố theo cấp chiều cao là thích hợp cho công tác điều tra thống kê tài nguyên và quản lý rừng sao đen trồng tại vùng Đông Nam Bộ.

6. Tương quan giữa thể tích với các nhân tố tạo thành thể tích của rừng sao đen trồng tại vùng Đông Nam Bộ cho kết quả cụ thể sau:

LogV = - 4,1448 + 1,8320.Logd1,3 + 0,9686.LogH

Hay có thể viết: V = 10(- 4,1448) x d1,3(1,8320) x H(0,9686)

 

Đặng Phước Đại

“Ảnh hưởng của xuất xứ hạt giống và kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng rừng trồng thí nghiệm Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth) tại tỉnh Bình Phước

Đề tài được thực hiện nhằm chọn lọc được các xuất xứ tốt của từng loài Keo đồng thời tìm ra các giải pháp thâm canh rừng hợp lý, để từ đó làm cơ sở nâng cao năng suất rừng trồng keo trong vùng lên 1,2 - 1,5 lần. Số liệu đánh giá được thu thập trên cơ sở của thí nghiệm tổng hợp của hai nhân tố: các xuất xứ keo (Keo tai tượng, Keo lá tràm) và các kỹ thuật thâm canh rừng (kỹ thuật làm đất, bón phân). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ có lô phụ và được thiết lập trên hai khu thí nghiệm khác nhau, mỗi khu có 2 lần lặp lại, mỗi lặp có 40 ô từ sự tổ hợp của các nhân tố nêu trên. Nhân tố thứ nhất có 10 nghiệm thức của 10 xuất xứ Keo (bao gồm 5 xuất xứ Keo tai tượng và 5 xuất xứ Keo lá tràm), nhân tố thứ hai bao gồm 4 nghiệm thức từ sự kết hợp của 2 giải pháp làm đất (cày đất rạch hàng A1 và cày đất toàn diện A2) và 2 giải pháp bón phân (bón theo hố A1B1, bón rải toàn diện A2B1 và các nghiệm thức đối chứng không bón phân A1B0, A2B0). Hiện trường thí nghiệm được xây dựng tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Số liệu thí nghiệm được thu thập định kỳ từ tuổi 1 đến 7 và được xử lý trên phần mềm Excel 2000, Statgraphics 7.0.

            Kết quả thu được từ các phân tích về tỉ lệ sống, khả năng sinh trưởng, tính ổn định trong sinh trưởng của từng xuất xứ cũng như đối với các biện pháp thâm canh về các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3, Hvn, Vcây và iM  đã cho thấy:

- Keo tai tượng và Keo lá tràm là những loài có khả năng thích ứng và sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái khí hậu ở vùng Đông Nam bộ với iM của rừng trồng  Keo tai tượng đạt xấp xỉ 34 m3ha-1năm-1 và 18 m3ha-1năm-1 đối với Keo lá tràm ở tuổi 7.

- Các xuất xứ hạt giống khác nhau cho sinh trưởng và năng suất rừng khác nhau, các xuất xứ từ Papua New Guinea cho sinh trưởng và năng suất tốt nhất, kế đến là các xuất xứ từ Australia; các xuất xứ địa phương (đối chứng) chỉ cho mức sinh trưởng trung bình. Trong các xuất xứ nhập nội thì các xuất xứ sau đây có thể dẫn nhập giống và phát triển sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ: đối với Keo tai tượng là hai xuất xứ Oriomo 1 (1689), Oriomo 2 (18088) của Papua New Guinea và xuất xứ Claudie River (17946) của Australia. (với năng suất trung bình tuổi 7 là 38 m3ha-1năm-1). Đối với Keo lá tràm là hai xuất xứ Bulolo (04) và Wippim (18060) của Papua New Guinea. (với năng suất trung bình tuổi 7 đạt 25 m3ha-1năm-1).

 - Bước đầu cho thấy có ảnh hưởng tích cực của các phương thức thâm canh đến sinh trưởng rừng trồng keo, nhất là ở giai đoạn rừng non (tuổi1 đến 3). Trong hai phương thức làm đất áp dụng thì phương thức cày đất toàn diện (A2) cho hiệu quả hơn cả về sinh trưởng cây rừng và chi phí chăm sóc hàng năm. Trong hai phương thức bón phân thì phương thức bón phân tập trung theo hố (A1B1) cho cây rừng sinh trưởng tốt và có tác dụng lâu dài hơn so với phương thức bón rãi toàn diện (A2B1) và tốt hơn các công thức không bón phân (A1B0, A2B0). Ngoài ra, bón phân cho cây rừng còn có ý nghĩa hạn chế sự suy giảm mật độ cây trồng theo thời gian sinh trưởng.

- Mặc dù không xảy ra tương tác giữa hai nhân tố thí nghiệm nhưng việc sử dụng các loài keo Acacia với các xuất xứ được chọn lọc (Oriomo1,2 - PNG của Keo tai tượng và Bulolo, Wipim - PNG của Keo lá tràm) trong điều kiện có thâm canh về kỹ thuật như làm đất toàn diện, bón lót phân NPK theo hố và quá trình chăm sóc tốt hàng năm sẽ cho mức tăng trưởng của rừng tăng lên rõ rệt (30%), đáp ứng được năng suất yêu cầu trong trồng rừng kinh tế tại vùng Đông Nam Bộ.

Kiều Thanh Tịnh

"Nghiên cứu quan hệ giữa diện tích sinh trưởng của câykeo lai (acacia hybrids)  với một số nhân tố điều tralàm cơ  sở cho việc nuôi dưỡng rừng trồngkeo lai tại Trị An - Đồng Nai"

Đề tài đã thực hiện tại Lâm trừơng nguyên liệu giấy Trị An, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng  Nai từ tháng 8 năm 2001.

 Mục tiêu của chính của đề tài là:

- Xây dựng các mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa một số nhân tố điều tra cây cá lẻ với diện tích dinh dưỡng của nó làm cơ sở khoa học cho việc xem xét ảnh hưởng của mật độ  thông qua diện tích sinh trưởng đến một số chỉ tiêu sản lượng, hình thái cây của rừng trồng keo lai.

- Nghiên cứu mối quan hệ của một số chỉ tiêu biểu thị mức độ lợi dụng không gian sinh trưởng.

- Góp  phần làm sáng tỏ phương pháp luận nghiên cứu về không gian sinh  trưởng cây rừng nói riêng, mật độ và sản lượng nói chung.

- Kết quả nghiên cứu sẽ là những định hướng cho điều tiết mật độ nhằm từng bước nâng cao sản lượng, chất lượng rừng trồng keo lai.

Đề tài đã điểm qua một số nghiên cứu về cây keo lai, rừng trồng keo lai ở trong nước và ngoài nước. Đồng thời một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài cũng đã được trình bày.

Căn cứ vào mục đích của đề tài luận văn áp dụng  phương pháp nghiên cứu chủ yếu là điều tra thu thập tài liệu trên thực địa, lấy diện tích rừng trồng keo lai tại Trị An theo các tuổi làm đối tượng thu thập, sử dụng phần mềm Statgraphics 7.0 và Excel 2000 để xử lý số liệu và xác lập các mô hình quan hệ  giữa các nhân tố điều tra và diện tích sinh trưởng của cây rừng trồng keo lai.

Những kết quả nghiên cứu có thể tóm tắt trong các nội dung chủ yếu sau:

* Đã xác lập được mô hình quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh khả năng lợi dụng không gian sinh trưởng với không gian sinh trưởng

- Quan hệ giữa dt/d1.3 với  a được mô phỏng theo phương trình

              dt/d1.3  = 42,408  - 21,861 loga

- Quan hệ  St/g1.3  với  a được mô phỏng theo phương trình

             St/g1.3  = 1534,76  + 1109,25 loga

- Quan hệ St/a với  a được mô phỏng theo phương trình

              St/a = 3,919 a -0,921 

*Đã xác lập được mô hình quan hệ giữa các chỉ tiêu hình thái của cây với diện tích sinh trưởng

- Quan hệ giữa  dt/h với a. được mô phỏng bằng phương trình

                   dt/h =  0,0139 + 0,0382a - 0,034 a2

- Quan hệ giữa hdc , hdc/h  với a được mô phỏng theo phương trình

                    hdc  =  12,772 - 0,8134a - 0,0343 a2 ; hdc / h  =  1,0342 - 0,437 loga   

- Quan hệ số cành với a được mô phỏng theo phương trình

            Số cành/2m chiều dài thân = 4,986 -2,646 loga

*Đã xác lập được mô hình quan hệ giữa diện tích sinh trưởng với  một số chỉ tiêu sản sản lượng

   - Quan hệ gc với a        gc = -0,00674 + 0,00297 a - 0,0257a2 

    - Quan hệ vc với a         vc =  -0,0559  + 0,0212a  - 0.0216a

- Mô phỏng mối quan hệ giữa diện tích sinh trưởng và lượng tăng trưởng bình quân zv cây Keo lai theo hàm tăng trưởng  Thomasius. Phương trình cụ thể  cho loài cây Keo lai tại Trị An, Đồng Nai là:   zv    =  0.0825 [1-e-0.0804 (a-2)]                     

Đóng góp mới của đề tài là sử dụng các  phương pháp mô hình hoá để mô phỏng các quan hệ của diện tích sinh trưởng với các nhân tố điều tra trong rừng trồng cây Keo lai. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho đề xuất biện pháp nuôi dưỡng rừng là tỉa thưa, điều chỉnh, với diện tích sinh trưởng a= 9m2/cây, N=1100 cây/ha làm cơ sở cho tỉa thưa. 

Lê Trọng Thường

. “Đánh giá, tuyển chọn các dòng vô tính Thông nhựa vùng cao (Pinus merkusii) tại vườn giống cây ghép số 1- Đức Trọng, Lâm Đồng”.

Đề tài được thực hiện nhằm vào các mục tiêu chính sau đây: (1) Đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng. (2) Đánh giá khả năng cung cấp sản phẩm nhựa của các dòng. (3) Đánh giá khả năng di truyền về đường kính, chiều cao và lượng nhựa. (4) Tiến hành tuyển lựa các dòng ưu trội. Dòng vô tính ưu trội phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây: có hình thái đẹp, có tính di truyền ổn định, có sức sản xuất cao và có khả năng phát triển tại các tỉnh cao nguyên Việt Nam.

Đề tài đã nghiên cứu 6 nội dung chính. Sau đây là tóm tắt phương pháp và kết quả nghiên cứu của các nội dung đó.

1.  Dựa vào các quan sát theo định tính (dạng thân, số quả) và định lượng (Dtán, góc phân cành) để có thể đưa ra các trị số biểu thị cho đặc điểm về hình thái của cây. Trong tổng số cây xem xét có 60,1% số cây thân thẳng, 36,6% thân hơi cong và còn lại 3,3% là thân cong. Trên 80% số dòng có Dtán tập trung trong khoảng 6,5–7,5 m và số dòng có Dtán nhỏ hơn 6 m hoặc lớn hơn 9 m chỉ chiếm 3%. Số dòng có góc phân cành theo tiêu chuẩn mong muốn (G cành  600) chiếm 87%. Hơn 50% số dòng có số lượng quả xấp xỉ 40 quả/ cây và 92,3% số dòng có số lượng dưới 100 quả/ cây.

2. Điều tra đo đếm tối đa 10 cây mỗi dòng, sau đó tính các đặc trưng thống kê. D0 bình quân của các dòng là 38,3 cm, lớn hơn rất nhiều so với cây đồng tuổi có nguồn gốc từ hạt và được trồng trong điều kiện lập địa tương tự. Hvn bình quân 10,7 m và so với những cây đồng tuổi có nguồn gốc từ hạt thì sức sinh trưởng của cây ghép vẫn trội hơn. Hdc bằng 0,68 m, nhưng so với chiều cao dưới cành của cây đồng tuổi có nguồn gốc từ hạt thì thấp hơn rất rõ rệt. Dcmax bình quân là 12,9 cm và có tới 65/68 dòng chỉ nằm trong phạm vị ¼ đến ½ đường kính của thân cây, theo thang điểm đánh giá tiêu chuẩn của cây giống trong vườn thì gần 100% số cây đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu này.

3.  Sử dụng phương pháp vi trích để xác định lượng nhựa tương đối bình quân của các dòng, trung bình cho toàn vườn giống là 45,0 cm. Lượng nhựa giữa các dòng khác biệt nhau rất rõ rệt. Cũng từ kết quả thống kê cho thấy, dòng có lượng nhựa tương đối cao nhất lại không phải là dòng sinh trưởng nhanh nhất về đường kính hoặc chiều cao, chứng tỏ lượng nhựa của cây là một tính trạng độc lập có khả năng di truyền rất cao.

4. Kết quả nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính của cây ở các dòng vô tính được mô hình hóa theo các dạng hàm khác nhau. Cả 3 mô hình tìm được đều tồn tại có ý nghĩa. Giữa đường kính và chiều cao của cây ghép lại có tương quan rất yếu (r = 0,3). Bên cạnh, kết quả nghiên cứu về tương quan cho thấy không tồn tại quan hệ giữa lượng nhựa với đường kính hoặc chiều cao (r= 0,005-0,031).

5. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (H2) cho kết quả như sau: H2 = 0,70 (đối với D),  H2 = 0,46 (đối với H) và H2 = 0,98 (cho lượng nhựa). Khi nhân giống vô tính bằng cây ghép thì lượng nhựa của cây là một tính trạng độc lập do nhân tố di truyền quyết định. Khả năng di truyền về lượng nhựa của Thông nhựa cao hơn hẳn so với các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính và chiều cao, khả năng di truyền của tính trạng đường kính lại cao hơn khi so với tính trạng chiều cao.

6. Căn cứ vào kết quả đánh giá ở các mục ở trên, đề tài tiến hành chọn những dòng có đường kính và chiều cao lớn hơn đường kính và chiều cao bình quân của vườn, kết hợp với tổng số điểm đánh giá cho 7 chỉ tiêu: lượng nhựa, đường kính tán, độ thẳng thân cây, đường kính cành lớn nhất, độ bền trụ thân, góc phân cành và tình hình sức khỏe. Kết quả là đã chọn ra 25 dòng ưu trội trong vườn giống, đồng thời cũng đã xác định 2 dòng sinh trưởng kém nhất phải loại khỏi vườn giống.

Lê Xuân Ái

Ứng dụng công nghệ cấy mô tế bào thực vật trong việc bảo tồn in vitro nguồn gen quý hiếm cây lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) tại Côn Đảo

Đề tài được tiến hành tại Viện Sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 30 tháng 12 năm 2002. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu tạo khối nhất phương - RCBD và theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên - CRD, với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại nuôi cấy 5 bình tam giác 300 ml, mỗi bình tam giác chứa 65 ml môi trường thí nghiệm và được cấy 5 mẫu. Số liệu thu được phân tích thống kê bằng phần mềm MSTAT theo trị trung bình M, độ biến động CV(%) và sai số có ý nghĩa nhỏ nhất ở mức xác suất 0,05 

            Kết quả nghiên cứu cho thấy cây lát hoa có khả năng được nhân nhanh và bảo tồn nguồn gen in vitro. Chồi đỉnh sinh trưởng thích hợp cho quá trình in vitro. Môi trường cơ bản thích hợp cho quá trình nuôi cấy in vitro lát hoa là môi trường MS. Ở môi trường MS có bổ sung BA (0.1 mg/l) + CW (10%) thích hợp cho việc phát sinh chồi cao (3.5 - 6.7 chồi/mẫu và thân lá phát triển. Ảnh hưởng của BA, kinetin, tyrosine, adenine, cường độ chiếu sáng trung bình kết hợp tăng cường trao đổi khí đã kích thích phát sinh chồi mạnh mẽ. Auxin ảnh hưởng mạnh đến quá trình tạo rễ, với nồng độ thấp của auxin (0,1 mg/l) đã kích thích chồi non phát sinh rễ 100%, nồng độ tăng có tác động phát triển chiều dài rễ. Chu kỳ nuôi cấy cây lát hoa là 45 ngày.

            Các điều kiện vật lý cũng chi phối sinh trưởng cây lát hoa in vitro. Các thí nghiệm và so sánh giữa cách đậy nắp bằng cao su và bằng giấy cho thấy nắp đậy bằng giấy xúc tiến sự trao đổi khí và cường độ chiếu sáng 3000 lux có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng cây in vitro.

            Cây lát hoa cấy mô được thuần hoá trong cơ chất xơ dừa 3 tuần lễ và với phương pháp phun sương giữ ẩm có tỷ lệ sống cao > 95%. Sau đó được cấy chuyển ra bầu đất với tỷ lệ cơ chất là đất: xơ dừa: tro trấu (1:1:1). Phân chuồng hoai bổ sung vào cơ chất (3:1) cho thấy lát hoa sinh trưởng nhanh, đạt kích thước xuất vườn sau 8 tháng tuổi. Cây con lát hoa cấy mô đạt kích thước 1.8 m chiều cao với đường kính cổ rễ 75 mm sau 2 năm tuổi.

Ly Meng Seang

“ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong nhân nhanh cây giá tỵ (tectona grandis linn. f.) in vitro”

            Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố chủ yếu trong quá trình nuôi cấy ảnh hưởng đến nhân nhanh cây giá tỵ in vitro, nhằm xây dựng một công nghệ vi nhân giống thích hợp và có hiệu quả in vitro.

           Thí nghiệm được xây dựng nhằm khảo sát các yếu tố chính tác động đến nhân nhanh cây giá tỵ in vitro như: môi trường dinh dưỡng, ảnh hưởng của nồng độ khoáng, ảnh hưởng của BA, tyrosine, adenine sulfate, nước dừa, thể tích bình nuôi cấy và thông gió, cường độ chiếu sáng, vị trí đốt nuôi cấy, sinh trưởng và phát triển cây con in vitro, phát sinh rễ và thuần hóa.

            Kết quả nghiên cứu cho thấy chồi đỉnh cây giá tỵ đầu dòng và nhập nội được sử dụng như nguyên liệu nuôi cấy ban đầu đã phát sinh mạnh mẽ trên môi trường WPM+BA (0,1mg/l). Chồi non được sử dụng như nguyên liệu cho các thí nghiệm về sau.

            Môi trường dinh dưỡng WPM thích hợp cho nuôi cấy cây giá tỵ in vitro . Chất điều hòa sinh trưởng BA tác động theo quy luật trong nhân nhanh cây giá tỵ in vitro ở nồng độ 0,1mg/l. Hàm lượng khoáng đa lượng (x1), tyrosine (10mg/l), adenine sulfate (10mg/l), nước dừa (5%) đã kích thích có ý nghĩa đến tăng nhanh sinh trưởng và phát triển cây giá tỵ in vitro. Vị trí đốt đem nuôi cấy cũng đã được nghiên cứu, mẫu nuôi cấy thể hiện độ thuần sinh lý ở các vị trí lấy mẫu nuôi cấy, cho thấy khả năng tăng sinh nhanh in vitro.

            Thể tích bình nuôi cấy, trao đổi khí, cường độ chiếu sáng cũng đã được nghiên cứu. Khi tăng quá trình trao đổi khí (sử dụng nắp giấy), với cường độ chiếu sáng trung bình 22,8mol/m2/s, tăng thể tích bình nuôi cấy (500ml) và giữ ổn định nhiệt độ (28+1oC) đã kích thích tăng sinh mạnh mẽ cây giá tỵ in vitro.

            Khảo sát sinh trưởng và phát triển cây giá tỵ in vitro cho thấy thời điểm 45 ngày sau nuôi cấy là thời điểm cấy truyền tăng sinh khối hay nuôi cấy phát sinh rễ thích hợp nhất. Với nồng độ thấp của auxin (0,05mg/l) đã kích thích chồi non phát sinh rễ 100%. Thuần hóa cây giá tỵ cấy mô bằng phương pháp phun sương giữ ẩm với nền xơ dừa đã giữ được tỷ lệ sống cao (96%).

            Một hệ thống nhân nhanh cây giá tỵ bằng kỹ thuật công nghệ tế bào thực vật đã được xây dựng.

Nguyễn văn Dong

Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng các kiểu rừng đến dòng chảy dưới tán rừng ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên”.

Với 6 kiểu rừng đặc trưng với độ tàn che từ 0,7 -  0,8, bao gồm 4 kiểu rừng tự nhiên và 2 kiểu rừng trồng.

Bố trí thí nghiệm theo phương pháp thống kê mô tả theo các ô định vị, mỗi ô định vị có 16 ống đo mưa. Sau mỗi trận mưa lấy giá trị trung bình của 16 ống đo mưa để so sánh với giá trị của ống đo mưa đối chứng ô ngoài trời.

Tính toán theo toán thống kê về khả năng ngăn cản nước mưa của rừng tự nhiên hỗn loài là 39,1 %, của rừng tự nhiên bằng lăng là 36,92% và của các kiểu rừng trồng keo lá tràm và bạch đàn là 25 - 28%. Mô hình toán học khả năng ngăn cản nước mưa của các kiểu rừng có dạng   và của nước chảy men thân cây có dạng Z =  a + bx + cx2

Tính thấm của đất rừng được tính theo phương pháp thực nghiệm của Kare… trong mỗi ô định vị chọn 9 vị trí ngẫu nhiên để đo tốc độ thấm của mỗi loại đất rừng là giá trị trung bình của các vị trí đo trong ô định vị. Kết quả cho biết đất đỏ Bazan ở trong rừng tự nhiên chưa khai thác gỗ có tốc độ thấm rất cao từ 15 - 18mm/phút, trong khi đó rừng tự nhiên có tác động khai thác gỗ tính thấm giảm xuống chỉ còn khoảng 8mm/phút. Đối với rừng trồng trên đất xám bạc màu thì tốc độ thấm rất thấp từ 2 - 3mm/phút.

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Xác định tuổi thành thục công nghệ của Keo lá tràm làm nguyên liệu giấy tại lâm trường nguyên liệu giấy Trị An – Đồng Nai”

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên hoàn toàn hai yếu tố nhằm làm rõ ảnh hưởng của tuổi, chiều cao và bán kính đến khối lượng thể tích. Để xác định chiều dài sợi và thành phần hóa học các thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu khối nhất phương.

Kết quả cho thấy: Gỗ Keo lá tràm hoàn toàn phù hợp với nguyên liệu để sản xuất giấy. Khối lượng thể tích cơ bản có sự khác biệt theo tuổi, chiều cao và bán kính. Khi tuổi cây tăng thì khối lượng thể tích tăng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất bột giấy. Chiều dài xơ sợi có ảnh hưởng đến chất lượng giấy. Có sự khác biệt về chiều dài sợi theo tuổi và chiều cao, có xu hướng gia tăng theo tuổi. Hàm lượng cellulose 47,156% hoàn toàn đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật của nguyên liệu làm giấy. Có khác biệt về hàm lượng cellulose ở các cấp tuổi và chiều cao, có xu hướng tăng dần theo tuổi, giảm dần từ gốc đến ngọn. Tuổi thành thục công nghệ của Keo lá tràm làm nguyên liệu giấy là 9 ÷ 

Nguyễn Tuấn Bình

 “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con dầu song nàng (dipterocarpus dyeri pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm

Mục tiêu nghiên cứu là  xác định được độ tàn che, thành phần hỗn hợp ruột bầu, loại đất gieo ươm, kích thước bầu và kích thước hạt giống thích hợp để gieo ươm Dầu song nàng.

 Thí nghiệm  được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp. Kết quả cho thấy:

1. Yêu cầu ánh sáng của cây con Dầu song nàng ở vườn ươm thay đổi rõ rệt theo tuổi. Trong 6 tháng đầu nó đòi hỏi độ tàn che cao (50 - 75%), nhưng từ tháng thứ 6 trở đi nó cần độ tàn che thấp (25 - 50%).

2. Kích thước hạt giống trong hai tháng đầu chưa có ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của Dầu song nàng, nhưng từ tháng thứ 6 trở đi kích thước cây con có sự khác biệt rất rõ rệt.

3. Kích thước bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con Dầu song nàng, trong đó kích thước bầu 20*30 cm, đục 8 - 10 lỗ, đem lại hiệu quả cao nhất cho sinh trưởng và chất lượng cây con Dầu song nàng.

4. Sinh trưởng của cây con Dầu song nàng cũng phụ thuộc chặt chẽ vào loại đất làm ruột bầu. Loại đất feralit đỏ vàng trên phiến sét và đất xám trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây con Dầu song nàng; đất xám trên phù sa cổ cũng có thể dùng làm ruột bầu, nhưng cần phải sử dụng bầu lớn (20*30 cm).

5.Trong giai đoạn 12 tháng tuổi, Dầu song nàng rất cần được bón super photphat. Vì  thế, việc sử dụng super photphat Long Thành (Đồng Nai) có 16,5% P2O5 làm hỗn hợp ruột bầu là cần thiết. Khi chọn super photphat Long Thành trong thành phần ruột bầu, thì hàm lượng thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi là 2 - 3% so với trọng lượng bầu.

6. Hàm lượng phân tổng hợp NPK thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi là 3% so với trọng lượng bầu. Khi bổ sung phân tổng hợp NPK (16-16-8) vào hỗn hợp ruột bầu thì cần phải bón vào lúc Dầu song nàng đạt 2 tháng tuổi trở đi.

7. Đất xám trên phù sa cổ là loại đất nghèo dinh dưỡng, nhưng có ưu điểm là tơi xốp, tính thấm nước tốt. Nếu dùng loại đất này để gieo ươm Dầu song nàng thì cần dùng bầu lớn (đường kính từ 15 -20 cm, chiều cao 20 – 30 cm), đồng thời phải cải tạo thành phần ruột bầu bằng cách bón phân hữu cơ hoai. Hàm lượng phân hữu cơ hoai thích hợp để gieo ươm Dầu song nàng là 5% so với trọng lượng ruột bầu.

Phạm Xuân Quý

 “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng tràm (Melaleuca) trồng trên đất phèn ở Thạnh Hóa – tỉnh Long An”.

Mục tiêu của đề tài:

 -  Chọn bổ sung loài, xuất xứ thuộc chi Melaleuca có triển vọng để trồng rừng trên diện rộng ở địa phương.

 -  Nghiên cứu mối tương quan giữa sinh trưởng của cây tràm với các phương pháp làm đất, bón phân, mật độ trồng rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong kinh doanh rừng ở Thạnh Hóa – Long An.

 -  Bước đầu so sánh hiệu quả kinh tế giữa trồng rừng quảng canh và thâm canh.

 Phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với bố trí thí nghiệm đồng ruộng theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên số lần lặp từ 3 – 5 lần.

Kết quả cho thấy:

 - Các loài tràm nhập nội (M.leucadendra và M.viridiflora) cho sinh trưởng tốt hơn tràm nội địa (M.cajuputi).

-  Hai xuất xứ 18956, 18960 (loài M.leucadendra) cho sinh trưởng đường kính và chiều cao là tốt nhất, song tỷ lệ bị hại bởi chuột là cao nhất tương ứng 21 % và 18,6 %. Nên cần phải theo dõi sự phá hoại của sâu, bệnh và chuột khi chọn các xuất xứ này để trồng rừng.

- Nên chọn các xuất cứ 18910 (loài M.viridiflora) và xuất xứ 14147 (loài M.leucadendra) bổ sung vào loài cây trồng trong vùng vì có sinh trưởng khá, tỷ lệ bị hại thấp 1,5 và 0 %.

-Phương pháp làm đất lên liếp có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của rừng tràm trên đất phèn. Trong đó lên liếp với quy cách cao 0,2  0,3 m, rộng 2  4 m; mương sau 0,55  0,8 m, rộng 1,0  1,5 m) cho sinh trưởng của rừng tràm là tốt hơn nếu liếp chỉ được đắp cao 0,1 m.

-Không nên trồng tràm trực tiếp trên nền đất tự nhiên, vì như vậy sẽ hạn chế đến sinh trưởng của cây rừng.

 -Tràm nội địa (M.cajuputi) với dạng lập địa giống như ở Thạnh Hóa, Long An, trồng rừng có áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên trồng mật độ ban đầu với cự ly là 0,5 x 0,5 m trên mặt luống hoặc 25.000  32.000 cây/ha.

- Tràm nhập nội (M.leucadendra) nên trồng với cự ly là 0,7 m x 0,7 m trên mặt luống hoặc 13.000  16.000 cây/ha.

 - Loại phân: phân đạm và các loại phân có đạm tác dụng rất tốt đến sinh trưởng của rừng tràm (Melaleuca) trồng trên đất phèn.

-  Nên bón phối hợp NP (ure + DAP) ngay năm đầu tiên trồng rừng, những năm tiếp theo có thể tăng dần lượng phân bón lên.

- Không nên bón các loại phân đơn P, K vì không có tác dụng nâng cao sinh trưởng, thậm chí còn ức chế đến sinh trưởng của rừng tràm trồng.

-Thời vụ bón: nên bón phân khi cây tràm bắt đầu vào thời kỳ sinh trưởng, hàng năm bón làm 2 lần ứng với 2 thời kỳ sinh trưởng.

-Liều lượng: hàng năm bón kết hợp giữa ure với DAP theo tỷ lệ 1/2. Khi bón với liều lượng 500 kg/ha/năm (cả 2 loại phân trên) sinh trưởng của rừng tràm tăng lên rõ rệt, bón tăng lên 800 kg/ha/năm cho kết quả sinh trưởng cao hơn.

-Trồng rừng có áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho lợi nhuận cao hơn trồng quảng canh và rút ngắn chu kỳ kinh doanh, quay nhanh đồng vốn phù hợp với sản xuất nông lâm kết hợp theo mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại.

Phạm Trọng Nhân

“nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến sinh trưởng của thông ba lá (pinus kesiya)  tại đà lạt

Mục tiêu nghiên cứu:

(1). Làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ ẩm không khí, số giờ nắng và hệ số thủy nhiệt đến sinh trưởng của rừng Thông ba lá ở Đà Lạt (Lâm Đồng).

(2). Trên cơ sở phát hiện mối quan hệ giữa biến động của chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá với biến động của các yếu tố khí hậu, đề xuất biện pháp xử lý môi trường dưới tán rừng và cách thức dự đoán khuynh hướng biến đổi chỉ số tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá và các yếu tố khí hậu ở Đà Lạt.

 Phương pháp nghiên cứu

Ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu (nhiệt độ không khí, số giờ nắng, lượng mưa và độ ẩm không khí) đến sinh trưởng của Thông ba lá (Pinus kesya) được nghiên cứu bằng phương pháp niên đại thực vật (Dendrochronology) và khí hậu thực vật (Dendroclimate).

Kết quả cho thấy:

1. Chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá có quan hệ tuyến tính âm khá chặt chẽ với nhiệt độ không khí trung bình của các tháng 2 - 4 và 9 - 10, với lượng mưa của các tháng cuối mùa mưa năm trước (10 - 12) đến đầu mùa khô năm sau (1 - 2) và các tháng đầu và giữa mùa mưa (6 - 8). Nhưng chỉ số lượng mưa của tháng 9 (giữa mùa mưa) tăng lên lại kéo theo sự nâng cao rất rõ rệt chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá.

2. Sự gia tăng số giờ nắng của các tháng đầu mùa khô (2 - 3) và giữa mùa mưa (7 - 10) đều có khuynh hướng làm giảm khá rõ rệt chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá.

3. Biến động của chỉ số độ ẩm không khí hàng tháng cũng như cả năm có ảnh hưởng không rõ rệt đến biến động chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá.

4. Biến động chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá có quan hệ tuyến tính âm khá chặt chẽ với biến động của chỉ số thủy nhiệt trong các tháng 1 - 2, 6 và 10 - 12. Nhưng chỉ số thủy nhiệt của tháng 3 - 5 và tháng 9 tăng lên lại kéo theo sự nâng cao rõ rệt chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá.

5. Biến động chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá phụ thuộc chặt chẽ nhất vào biến động của tổ hợp các yếu tố nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa của tháng 2 và tháng 9.

6. Nói chung, những tháng có nhiệt độ cao, nhiều nắng hoặc những tháng có mưa lớn đều có khuynh hướng làm giảm chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá. Điều đó chứng tỏ Thông ba lá đòi hỏi chế độ thủy nhiệt thấp.

Sarou Ratana

“Nghiên cứu phát triển các hệ thống quản lý rừng bền vững có sự tham gia ở một cộng đồng người mạ ”

 Nghiên cứu được tiến hành tại thôn đạ nhar xã quốc oai huyện đạ tẻh tỉnh lâm đồng, thời gian từ tháng 3 năm 2002 đến tháng 3 năm 2003.

Đề tài vận dụng phương pháp RRA/PRA để khảo sát các vấn đề liên quan đến phát triển hệ thống quản lý rừng có sự tham gia tại địa phương. Nghiên cứu cho thấy thôn Đạ Nhar là một cộng đồng đã và đang trải qua nhiều biến đổi nhanh chóng về kinh tế, xã hội và tổ chức cộng đồng. Một số các biến đổi này là do các nỗ lực của các chương trình của Nhà nước Việt Nam về định canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng; nhưng một số biến đổi khác là do quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa người Mạ với các nhóm tộc người khác. Tuy nhiên, chính các chính sách mới đã tạo cơ hội cho sự phát triển hệ thống quản lý rừng có sự tham gia của địa phương. Trong điều kiện của khu vực nghiên cứu, lâm trường Đạ Tẻh là đơn vị nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý tài nguyên rừng. Từ khi bắt đầu chương trình 327/CT, lâm trường đã bắt đầu chia sẻ trách nhiệm quản lý cho cộng đồng trên cơ sở giao khoán quản lý bảo vệ rừng. Hệ thống chính sách mới cũng đề cao vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương đối với tài nguyên rừng. Cộng đồng địa phương đã thích ứng với bối cảnh mới bằng các hình thức khác nhau để thực hiện các hợp đồng giao khoán và thay đổi sinh kế của mình. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của quản lý rừng có sự tham gia đã được phân tích. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của các hình thức quản lý rừng có sự tham gia, phù hợp với bối cảnh địa phương.

Thiều Đình Thu

Xây dựng một số mô hình sinh trưởng và biểu sản lượng rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng tại Cần giờ-Tp.Hồ Chí Minh”.

Mục tiêu chính của đề tài là:

-Xác lập một số mô hình dự đoán sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Đước.

- Xây dựng biểu sản lượng phục vụ công tác điều tra và nuôi dưỡng rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng thuần loại, đều tuổi trên cấp đất điển hình nhất tại Cần Giờ-Tp.Hồ Chí Minh.

Các kết quả cho thấy:

1. Xây dựng một số mô hình sinh trưởng cho rừng Đước

Các mô hình sinh trưởng hdom, hg, dg, G, và M theo tuổi đều có dạng quan hệ hàm Neper tự nhiên (y = e(a+b/x)). Các đại lượng này có quy luật sinh trưởng tương đối đồng nhất. Nghĩa là, chúng đều là đường cong tăng thuận, tuổi càng cao xu hướng này giảm dần và đường cong sinh trưởng hầu như chững lại hoặc tăng không đáng kể khi rừng ở vào giai đoạn sau tuổi 22.

Các mô hình sinh trưởng về f1.3 và mô hình mật độ theo tuổi của rừng có dạng quan hệ hàm Korsun ( ). Nhìn chung, quy luật biến đổi về f1.3 tương đối đồng nhất với quy luật biến đổi về mật độ của loài Đước tại Cần giờ, Tp.Hồ Chí Minh. Nghĩa là, chúng đều là đường cong giảm, tuổi càng cao xu hướng này càng giảm và đường cong giảm mạnh ở vào giai đoạn từ tuổi nghiên cứu đến tuổi 10; 11, sau đó đường cong giảm chậm dần. Từ tuổi  22 trở về sau đường cong hầu như đi ngang hoặc giảm không đáng kể.

2. Xây dựng biểu sản lượng rừng Đước

Biểu sản lượng được xây dựng dựa trên cơ sở mô hình sinh trưởng và hệ số tỉa thưa. Số lần tỉa thưa, thời điểm tỉa thưa dựa trên cơ sở quy phạm hướng dẫn kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng Đước, 2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu

Luận văn đã xây dựng được các công thức tính toán hệ số tỉa thưa như sau:

+ Hệ số tỉa thưa theo tiết diện ngang được xác định theo phương trình:

            Kg =  0.54070 +  0.00251*Nc%         (5.48)

+ Hệ số tỉa thưa theo thể tích được xác định theo phương trình:

            Kv = 0.3932 + 0.0027*Nc%   (5.49)

+  Hệ số tỉa thưa theo chiều cao được xác định theo phương trình:

            Kh =  0.7301 + 0.00125*Nc%            (5.53)

Trần Văn Sâm

“Chọn giống Tếch (Tectona grandis L.) cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên"

Đề tài được thực hiện gồm có 03 nội dung nghiên cứu chính là: (i) điều tra, đánh giá, tuyển chọn cây trội trên các lập địa tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; (ii) nghiên cứu khảo nghiệm các dòng vô tính; và (iii) nghiên cứu khảo nghiệm hậu thế.

Phương pháp nghiên cứu::

- Phương pháp điều tra, khảo sát và chọn cây trội: Đề tài luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về tuyển chọn cây trội trong chọn giống cây rừng. Tuy nhiên, Tếch thuộc loại cây cung cấp sản phẩm chính là gỗ nên cần quan tâm đến độ vượt của đường kính, chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành. Ngoài ra, cần chú trọng đến một số phẩm chất cây như: thân thẳng, tròn đều và phát triển tán lá.

- Bố trí thí nghiệm ở các vườn khảo nghiệm các dòng vô tính và hậu thế: Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), có 15 lần lặp lại ở vườn so sánh dòng vô tính và hậu thế tại Bầu Bàng; có 4 lần lặp lại ở vườn so sánh dòng vô tính tại Kon Hà Nừng. Mỗi cây đại diện cho hậu thế có mặt một lần trong mỗi lần lặp.

 Kết quả cho thấy:

- Đề tài đã chọn được 31 cây trội từ các lập địa khác nhau đại diện cho hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong đó có 100% cây trội được tuyển chọn có đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn đều đạt mức T = X + 1,5SD trở lên, riêng chiều cao dưới cành lớn hơn hoặc bằng 50% so với chiều cao vút ngọn của chính nó và chất lượng cây đạt yêu cầu. Trong đó có 06 cây đạt tiêu chuẩn đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn đều đạt mức T= X + 2,0SD hoặc 3,0SD, chiều cao dưới cành đạt lớn hơn hoặc bằng 50% so với chiều cao vút ngọn của chính nó, tỉ lệ này chiếm 19,4% tổng số cây trội được tuyển chọn.

- Qua kết quả khảo nghiệm ở hai vườn giống tại Bầu Bàng và Kon Hà Nừng cho thấy chưa có sự sai khác lớn giữa các dòng với nhau về sinh trưởng đường kính và chiều cao. Tuy nhiên trong những năm đầu có một số dòng sớm biểu hiện khuynh hướng lớn về đường kính, trội về chiều cao và có chất lượng cây đạt khá tốt như dòng 22DQ ở Bầu Bàng; dòng 01MD và dòng 01LN ở Kon Hà Nừng.

- Cũng qua phân tích số liệu cho thấy chưa phát hiện được mối quan hệ tương quan giữa sinh trưởng của hậu thế vô tính với giá trị tuyệt đối của cỡ kính hoặc độ vượt trội của chúng so với bình quân lâm phần ở giai đoạn đầu cây còn non.

- Khi so sánh về sinh trưởng giữa hai vườn giống tại Bầu Bàng và Kon Hà Nừng thì vườn Tếch vô tính trồng thí nghiệm tại Kon Hà Nừng có đường kính, và đặc biệt là chiều cao trội hơn hẳn, ngoài ra có chất lượng cây đạt loại khá tốt khi ở tuổi 3.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn cây còn nhỏ (mới hơn 2 năm tuổi)  chưa có sai khác đáng kể giữa các gia đình trồng thí nghiệm với nhau. So sánh với đối chứng thì có 76,2% gia đình vượt trội về chiều cao, 71,4% vượt trội về đường kính gốc và chất lượng cây cũng đạt khá tốt. Gia đình 24BDQ sớm có khuynh hướng thể hiện tính vượt trội của mình về sinh trưởng chiều cao lẫn đường kính

Đỗ Văn Thông

Phân tích lợi thế so sánh ngành sản xuất cao su vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam” Đề tài được tiến hành tại các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam, thời gian từ tháng 5/2004 đến tháng 5/2005 với mục tiêu xác định hiệu quả trồng cao su của tiểu điền thông qua tính toán chỉ tiêu NPV, xác định lợi thế so sánh của sản phẩm cao su xuất khẩu chủ lực hiện nay của vùng là SVR3L thông qua ước lượng chỉ tiêu chi phí nguồn lực trong nước DRC, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế so sánh của ngành sản xuất cao su trong vùng. Đề tài đã tiến hành điều tra 65 tiểu điền ở những xã và huyện có diện tích cao su lớn thuộc các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh. Phân tích kết quả kinh doanh của 3 công ty quốc doanh trên địa bàn Đông Nam Bộ là công ty cao su Đồng Nai, Dầu tiếng và Đồng Phú. Các số liệu thứ cấp và thông tin liên quan khác được tổng hợp từ các cơ quan như  Tổng công ty cao su Việt Nam, Viện nghiên cứu Cao su, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Nông nghiệp các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, sách báo và tạp chí chuyên ngành. Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, Shazam.

Kết quả cho thấy trồng cao su đã mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Mỗi hecta cao su qua vòng đời kinh doanh 25 năm, nông dân thu được lợi nhuận khoảng 38 triệu đồng, với suất chiết khấu hàng năm là 10%. Đối với các công ty chế biến mủ cao su xuất khẩu, gía xuất khẩu là 1.200 USD/tấn thì lợi nhuận đạt hơn 10 triệu đồng/tấn, tương ứng 53% doanh thu. Lợi thế so sánh của cao su xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ là rõ nét, hệ số DRC=0,48 có nghĩa là mỗi đôla Mỹ thu về cho quốc gia từ việc xuất khẩu cao su chỉ cần 0,48 đôla để sản xuất trong nước.  Có được lợi thế đó một phần do thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thỗ nhưỡng, năng suất cao, giá lao động rẻ, tỷ giá hối đoái cao, nhu cầu tiêu thụ cao su của thị trường thế giới đang có xu hướng tăng do đó giá ổn định và có lợi cho các nước xuất khẩu. Trong tương lai, lợi thế so sánh của sản phẩm cao su vẫn còn được duy trì, thể hiện qua biên độ an toàn của hệ số DRC khá cao. Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi và một trong các yếu tố  giá xuất khẩu giảm 45% hoặc tỉ giá hối đoái giảm 50% hoặc giá đầu vào của lao động tăng 450% hoặc giá phân bón tăng 600% hoặc giá đất tăng 250% thì lợi thế so sánh của sản phẩm cao su sẽ không còn.

Lâm Quang Hiền

“Quản lý tài nguyên rừng ngập mặn dựa trên sự tham gia của cộng đồng”

Đề tài   được thực hiện tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 8 năm 2002 đến tháng 4 năm 2004 nhằm làm sáng tỏ các điều kiện và tính khả thi của cách tiếp cận quản lý tài nguyên rừng đối với rừng ngập mặn.

Nghiên cứu được tập trung ở khu vực An Lạc, nằm về phía Đông Nam xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đây là một khu vực nằm trong vùng đệm của rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Sóc Trăng. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia, đề tài đã phân tích bối cảnh của địa phương, bao gồm dòng lịch sử, bố trí không gian và sinh kế của người dân. Trong tiến trình nghiên cứu, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc được sử dụng kết hợp với các công cụ PRA thích hợp. Đề tài này cũng đã cố gắng nghiên cứu theo quan điểm hệ thống đối với một cộng đồng địa phương, là chủ thể trong hệ thống quản lý rừng ngập mặn tại khu vực.

Giả thuyết chính là sự tham gia của cộng đồng có thể mang lại giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý rừng ngập mặn và nâng cao đời sống của cộng đồng. Tuy nhiên, việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào công cuộc bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng vẫn là một câu hỏi đầy thử thách, đặc biệt là vấn đề tạo động lực cho người dân tham gia bằng một cơ chế về quyền sử dụng tài nguyên và sự phân phối các lợi ích.

Khu vực nghiên cứu có những nhân tố khí hậu rất thuận lợi và thích nghi cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển. Nó là một khu tái định cư của chương trình di dãn dân, có đến 136 hộ nghèo trong tổng số 180 hộ, dân cư đa số là người Khmer, không có đất sản xuất, chủ yếu đi làm thuê, thời gian không có việc làm thì đi thu hái thủy sản ven bờ; đời sống đang gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, tài nguyên rừng ngập mặn và ven biển; người dân đa số chưa qua phổ cập giáo dục tiểu học. Các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc vận động và tổ chức quản lý tài nguyên rừng ngập mặn dựa trên sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên, đây là một cộng đồng mới hình thành, sự gắn bó của các thành viên trong cộng đồng còn đang trong quá trình phát triển, nên vẫn còn gặp nhiều thử thách.

Sự phân tích các giai đoạn suy thoái và phục hồi của rừng ngập mặn tại địa phương cho thấy mặc dù có nhiều nguyên nhân và động lực khác nhau, nhưng áp lực do sự gia tăng dân số là động lực chính. Tình trạng tiếp cận tự do vào tài nguyên rừng ngập mặn và tài nguyên thủy sản ven bờ đã trở thành một nguy cơ đối với sự tồn tại của rừng ngập mặn và đời sống của người dân. Từ sau Đổi mới và đặc biệt từ sau Quyết định số 327/CT, các phương thức quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng đã từng bước được thể chế hóa bằng các quyết định của Nhà nước và của ngành lâm nghiệp. Trong con đường tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để người dân có thể tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phương thức quản lý và sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan.

Dựa vào các phân tích dân sinh, kinh tế và xã hội, nghiên cứu này đã đánh giá về kiến thức, năng lực và động cơ tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng, phân tích các định chế của cộng đồng, các nhóm sử dụng tài nguyên khác nhau, vai trò và mối liên hệ của chúng. Từ đó, xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên rừng ngập mặn dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư ven biển trong khu vực, góp phần vào việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn một cách hữu hiệu và phù hợp với tình hình của địa phương.

Mạc Văn Chăm

“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh học của rừng tếch ở vùng Đông Nam Bộ”

Đề tài được tiến hành tại Lâm trường Tân Phú (Đồng Nai), Lâm trường Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh (Bình Phước), từ tháng 07 năm 2004 đến tháng 8 năm 2005.

          Đề tài hướng vào những mục tiêu nghiên cứu sau đây:

          Làm rõ những đặc trưng kết cấu đường kính và chiều cao lâm phần tếch từ  4 – 22 tuổi. Phân tích sự phân hoá, sinh trưởng và năng suất của rừng tếch tuỳ theo tuổi, khu vực và địa hình khác nhau.

          Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở đề xuất biện pháp nuôi dưỡng rừng tếch.

          Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra lâm phần dựa trên những ô tiêu chuẩn tạm thời tương ứng với tuổi và điều kiện lập địa. Ô tiêu chuẩn tạm thời có diện tích là 1000 m2 và đã lập được 105 ô. Trong các ô tiêu chuẩn đã thống kê các đặc trưng kết cấu lâm phần. Ngoài ra, để xác định quá trình sinh trưởng của rừng tếch, tác giả tiến hành giải tích tổng cộng 27 cây tiêu chuẩn bình quân lâm phần và 9 cây tiêu chuẩn đại diện cho những cây ưu thế về cấp sinh trưởng Hdom. Việc phân cấp sinh trưởng được thực hiện theo hàm lập nhóm với biến số (D1.3, H, Hdc, Dt, X).

          Đề tài đã thu được những kết quả sau đây:

          1. Phân bố đường kính của rừng tếch từ 4 – 22 tuổi chủ yếu có dạng 1 đỉnh lệch trái, đỉnh nhọn (Tân Phú và Xuyên Mộc) hoặc tù (Lộc Ninh). Hệ số biến động trung bình từ  20,9% (Tân Phú) đến 27,2% (Xuyên Mộc).

          2. Phân bố chiều cao của rừng tếch từ 4 – 22 tuổi có dạng 1 đỉnh lệch phải (Tân Phú và Xuyên Mộc) hoặc lệch trái (Lộc Ninh), đỉnh tù (Lộc Ninh và Xuyên Mộc) hoặc nhọn (Tân Phú). Hệ số biến động trung bình về chiều cao từ 12,8% (Tân Phú) đến 18,5% (Lộc Ninh).

          3. Sinh trưởng đường kính của các lâm phần tếch từ 4 – 22 tuổi tại 3 khu vực nghiên cứu diễn ra nhanh trong khoảng 2 – 6 năm đầu sau khi trồng, còn từ tuổi 7 trở đi thì giảm rất nhanh.

          4. Sinh trưởng chiều cao của các lâm phần tếch từ 4 – 22 tuổi tại 3 khu vực nghiên cứu diễn ra nhanh trong khoảng 2 – 9 năm đầu (Tân Phú và Lộc Ninh) hoặc 2 – 6 năm đầu (Xuyên Mộc) sau khi trồng, sau đó thì giảm rất nhanh.

          5. Năng suất của rừng tếch ở miền Đông Nam Bộ đạt trung bình từ 8 – 13m3/ha/năm ở tuổi 9, tuổi 14 là 15 m3/ha/năm, từ  tuổi 17 đến 22 thì giảm nhanh (trung bình còn 8 – 10 m3/ha/năm).

          6. Sinh trưởng và năng suất của rừng tếch phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí địa lý. Đường kính trung bình của các lâm phần tếch ở Lộc Ninh lớn hơn ở Tân Phú và Xuyên Mộc, tương ứng là 1,1 và 1,0 cm; chiều cao trung bình của các lâm phần tếch ở Tân Phú lớn ở Lộc Ninh và Xuyên Mộc, tương ứng là 1,0 và 1,1 m. Năng suất của rừng tếch ở Tân Phú lớn hơn so với Lộc Ninh.

          7. Sinh trưởng của rừng tếch phụ thuộc chặt chẽ vào địa hình (sườn dưới,  sườn giữa và sườn đỉnh). Sinh trưởng D1.3, H ở địa hình sườn giữa là cao nhất và thấp nhất là ở sườn dưới.

          8. Rừng tếch ở Đông Nam Bộ có thể được phân chia thành 3 cấp đất với mỗi cấp cách nhau 1,7 m.

          9. Phân cấp sinh trưởng cho các cá thể tếch từ 4 – 22 tuổi có thể được thực hiện theo 5 hàm phân loại tuyến tính Fisher với 5 biến dự đoán (D, DT, H, Hdc, X) như sau:

Cấp I = 2,695 D1.3+ 3,800 Dt - 0,584 H - 0,386 Hdc + 7,297X – 48,996       (1)

Cấp II = 1,816 D1.3+ 3,202 Dt - 0,0499 H - 0,335 Hdc + 6,951X – 34,562    (2)

Cấp III = 1,344 D1.3+ 2,655 Dt + 0,338H - 0,391 Hdc + 6,813X –28,175      (3)

Cấp IV = 0,921 D1.3+ 2,201 Dt + 0,553 H - 0,394 Hdc + 6,7741X – 22,707  (4)

Cấp V = 0,557 D1.3+ 1,933 Dt + 0,591 H - 0,375 Hdc + 6,592X – 17,636    

 

Về trang ĐHNL

Địa chỉ liên lạc:

PGS.TS.Nguyễn Ngọc Tuân, Trưởng Phòng Sau Đại Học, Đại Học Nông Lâm TP.HCM

Điện thoại: 08.8963339
E-mail: nntuan@hcmuaf.edu.vn
Ngày cập nhật:25/9/2006
 

 

 

Số lần xem trang: 2171
Điều chỉnh lần cuối: 01-10-2007

Trang liên kết

 

 

 

 

HTML Hit Counters

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một tám không hai sáu

Xem trả lời của bạn !